10. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị nho
10.5 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị
Qua khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị nho cho thấy họ có được những thuận lợi, cũng như gặp phải những khó khăn sau đây trong quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm này.
10.5.1 Thuận lợi Người trồng nho
Trong hoạt động sản xuất nho, người trồng nho có được một số thuận lợi sau:
nho là đặc sản của tỉnh và thương hiệu của nho Ninh Thuận được người tiêu dùng biết đến. Cũng vì thế mà nho Ninh Thuận tạo ra được giá trị kinh tế cao hơn các sản phẩm cây trồng khác trong tỉnh (36,5% số ý kiến), một phần lớn ý kiến cho rẳng đất đai và thời tiết của tỉnh thuận lợi cho việc trồng nho (25% ý kiến), dễ dàng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường (15,4% ý kiến), có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn các công việc khác nên có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm việc khác tăng thu nhập (7,6% ý kiến), có kỹ thuật trồng nho tốt và kinh nghiệm trồng nho lâu năm (11,5% ý kiến), là cây trồng có
125
thời gian thu hoạch nhanh (1,9% ý kiến) và mua vật tư đầu vào thuận lợi (1,9% ý kiến).
Thương lái
Trong chuỗi giá trị nho thì người thương lái bị cạnh tranh bởi các chủ vựa/bán sỉ, tuy vậy họ cũng có một số thuận lợi là người dân trồng nho nhiều và rãi khắp trong tỉnh do vậy rất hạn chế cho các Chủ vựa vươn tới hết các người trồng. Bên cạnh đó, những thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thu mua và có mối quan hệ gắn bó với người trồng. Vì thế thương lái vẫn là một tác nhân quan trọng trong chuỗi với chức năng thu gom và phân phối chiếm 54% tổng sản lượng nho trong chuỗi.
Chủ vựa/bán sỉ
Một số thuận lợi của người chủ vựa/bán sỉ hiện nay là: nguồn cung nguyên liệu dồi dào và gần dễ dàng tiếp cận (12,9% số ý kiến), có đầu ra và giao dịch dễ dàng (12,9% số ý kiến), được người tiêu dùng ưa chuộng (32,3% số ý kiến), nho bán được giá cao nhưng rẻ hơn nho ngoại nên sức cạnh tranh tốt (19,4% số ý kiến), địa điểm kinh doanh thuận lợi về diện tích mặt bằng, vị trí, an ninh (12,9% số ý kiến), nho được đảm bảo về chất lượng và độ sạch (9,7% số ý kiến). Ngoài ra còn có nguồn thông tin thị trường dồi dào và chịu chi phí thuế ít.
Người bán lẻ/Siêu thị
Đây là tác nhân phân phối nho trực tiếp đến người tiêu dùng, thông thường là người bán lẻ tại chợ hoặc hệ thống siêu thị. Họ có những thuận lợi như nguồn cung dồi dào và có hàng quanh năm (37,5% ý kiến), dễ bán do được người tiêu dùng ưa chuộng (20,8% ý kiến), khi lấy hàng sẽ được giao tận nơi (12,5% ý kiến), có uy tín trong mua bán (8,3% ý kiến), được sự hỗ trợ của ban quản lý chợ (8,3% ý kiến), sản phẩm sạch và an toàn (4,2% ý kiến), giá cả cạnh tranh (8,3% ý kiến). Ngoài ra một số ít còn được người cung cấp cho mua gối đầu, có mặt bằng thuận tiện và có phương tiện liên lạc, vận chuyển.
126
10.5.2 Khó khăn Người trồng nho
Bên cạnh những thuận lợi có được thì người nông dân trồng nho cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Những khó khăn chính mà người trồng nho gặp phải hiện nay là giá cả đầu ra bấp bênh (do bị các đối tượng thu mua ép giá) (27,3% ý kiến), thời tiết thất thường làm giảm năng suất nho (25,5% ý kiến), các loại dịch bệnh trên cây nhiều và chưa có cách xử lý (nấm, thán thư) (16,4%
ý kiến), giá cả vật tư đầu vào cao (12,7% ý kiến), thiếu vốn sản xuất (12,7% ý kiến), kỹ thuật sản xuất còn thấp (3,6% ý kiến), thiếu thông tin thị trường (1,8% ý kiến).
Ngoài ra trên thị trường hiện nay tràn ngập các loại thuốc BVTV giả nhưng người nông dân chưa biết cách phân biệt giữa hàng thật và giả, gây ra thiệt hại lớn cho người nông dân
Thương lái
Người thương lái gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh như: vì hình thức mua nho là mua mão nên lượng nho cung cấp có tính chất may rủi, phụ thuộc vào kinh nghiệm đánh giá của họ (đa phần là thiếu chất lượng do phải cắt sớm); mối quan hệ mua bán giữa thương lái với nông dân và thương lái với người chủ vựa/bán sỉ là rất thiếu bền vững vì hình thức mua bán chỉ dựa vào thỏa thuận miệng, không sử dụng hợp đồng trên giấy tờ nên dễ dàng bị phá vỡ. Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn lớn nhất của người thương lái vẫn là thiếu vốn (66,6% ý kiến khảo sát).
Chủ vựa/Bán sỉ
Người chủ vựa/buôn sỉ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh:
với cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ bảo quản kém nên thời gian bảo quản sản phẩm của đối tượng này là rất ngắn (24,2% ý kiến); giá nho Ninh Thuận tương đối cao hơn các loại trái cây khác (24,2% ý kiến); chất lượng sản phẩm chưa cao (nho thường không đẹp và ngon bằng nho ngoại) (18,2% ý kiến); tỷ lệ hao hụt cao (9,1% ý kiến);
khan hiếm sản phẩm lúc hết mùa (6,1% ý kiến); khi mua hàng đoạn đường vận chuyển xa (12,1% ý kiến); có nhiều người bán nên bị cạnh tranh (6,1% ý kiến). Ngoài ra một
127
số người chủ vựa/bán sỉ không đủ vốn kinh doanh nên phải đi vay vốn làm giảm đi lợi nhuận của tác nhân này.
Người bán lẻ/Siêu thị
Một số khó khăn chính mà người bán lẻ gặp phải là: sản phẩm nho Ninh Thuận chưa được người tiêu dùng tiếp cận (mặc dù có nghe đến) và bị cạnh tranh mạnh từ sản phẩm nho của Trung Quốc và Mỹ (26,9% ý kiến); giá cả mua vào cao (23,1% ý kiến); sản phẩm bán không hết khó bảo quản gây hư hỏng (26,9% ý kiến); nho bị dập do phải vận chuyển xa (15,4% ý kiến); và thường bị hụt hàng (7,7% ý kiến). Một số hộ bán lẻ chưa có địa điểm bán thực sự thuận lợi, hao hụt trong kinh doanh của người bán lẻ thường cao hơn các tác nhân khác trong chuỗi.