10. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị nho
10.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân
Người trồng nho
Theo thông tin khảo sát 29 hộ trồng nho trên địa bàn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang kết quả được thể hiện qua bảng sau:
114
Bảng 5.1 Đặc điểm chủ hộ trồng nho
Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng (n = 29) Tỷ lệ (%)
Tuổi Trung bình
Lớn nhất Nhỏ nhất
42 61 23
Kinh nghiệm Số năm trung bình 15
Giới tính Nam
Nữ
24 5
82,8 17,2
Học vấn Cấp 1
Cấp 2 Cấp 3
13 9 4
50,0 34,6 15,4 (Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
• Đặc điểm của chủ hộ: Kết quả khảo sát cho thấy có 82,8% chủ hộ là nam và 17,2% là nữ với độ tuổi trung bình là 42 tuổi, trong đó cao nhất là 61 tuổi và thấp nhất là 23 tuổi và họ có kinh nghiệm trồng nho trung bình là 15 năm. Đa số các chủ hộ có trình độ cấp 1 gồm 13 hộ (50%), trình độ học vấn cấp 2 là 9 hộ (34,6%) và cấp 3 là 4 hộ (15,4%), không có hộ mù chữ trong số các hộ điều tra. Qua số liệu phân tích cho thấy trình độ học vấn của các hộ sản xuất ở mức trung bình nhưng các hộ có kinh nghiệm sản xuất cao nên đây cũng là một thuận lợi để họ có thể dễ dàng nắm bắt khoa học kỹ thuật tiến bộ, tạo điều kiện tốt hơn cho họ trong quá trình sản xuất.
• Về lao động của hộ: số nhân khẩu trung bình của những hộ trồng nho là 5 người (ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 8 người), trung bình mỗi hộ có 3 người trong độ tuổi lao động và có 2 lao động trực tiếp tham gia trồng nho.
• Đất đai: Diện tích đất canh tác trung bình của các hộ khảo sát là 0,38 ha (nhiều nhất là 2 ha, ít nhất là 0,07 ha) và được dùng chủ yếu để trồng giống nho đỏ với diện tích trồng bình quân mỗi hộ là 0,34 ha.
115
• Thu nhập của hộ trồng nho: Tổng thu nhập bình quân mỗi hộ vào khoảng 110,25 triệu đồng/hộ/năm, trong đó thu nhập từ trồng nho chiếm khoảng 91,76 triệu đồng/hộ/năm (tương đương khoảng 83,23% tổng thu nhập).
• Về giống, vật tư đầu vào và các hỗ trợ cho người nông dân: Hầu hết các hộ khảo sát đều đã trồng nho lâu năm nên ít nhiều cũng có được kinh nghiệm trong việc lựa chọn giống nho. Trong số các hộ khảo sát có 5 hộ mua giống từ Viện nghiên cứu Nha Hố (17,2%), có 5 hộ mua giống từ trung tâm giống của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (17,2%), 5 hộ mua giống từ các trại giống tư nhân trên địa bàn (17,2%), có 8 hộ mua hoặc trao đổi giống nho từ các giàn nho phát triển tốt của các hộ nông dân khác (27,6%) và có 6 hộ tự ươm giống (20,7%). Bên cạnh đó thì việc mua vật tư nông nghiệp sử dụng cho việc trồng nho thì phần lớn các hộ trồng nho chọn mua tại các đại lý (67,9%) và mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhỏ lẻ tại địa phương (32,1%). Khi mua vật tư nông nghiệp tại đại lý hoặc cửa hàng nhỏ lẻ thì có 17,9% số hộ nhận được sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, phần lớn là hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về việc sử dụng phân, thuốc, chăm sóc.
• Vốn phục vụ sản xuất và nhu cầu về vốn của nông hộ: Hầu hết các nông hộ đều thiếu vốn sản xuất, có đến 78,6% số hộ được khảo sát cho rằng họ thiếu vốn sản xuất (có 21,4% số hộ đủ vốn sản xuất). Khi thiếu vốn sản xuất các hộ thường phải vay mượn hoặc liên kết để mua thiếu vật tư tại các đại lý với giá cao. Có 30% số hộ được hỗ trợ vay vốn qua các ngân hàng (10% vay tại ngân hàng chính sách xã hội, 20% vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn), có 15% hộ vay mượn từ người thân trong gia đình, có 40% hộ phải giải quyết bằng cách vay tư nhân với lãi suất cao và 15% hộ mua thiếu vật tư nông nghiệp từ các đại lý vật tư hay cửa hàng bán lẻ.
• Đối tượng bán và hình thức bán: trong năm 2011 hầu hết sản lượng nho của nông dân bán cho thương lái và chủ vựa/bán sỉ, 69% hộ khảo sát bán cho thương lái trong tỉnh và 31% bán cho chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh. Khi bán nho thì đa phần là do người mua tìm đến người nông dân (81,5%), do người nông dân chủ động bán (14,8%), chủ yếu là điện thoại cho người mua và thông qua người quen giới thiệu (3,7%).
116
• Tiêu chuẩn chất lượng nho mà người mua đưa ra: khi thu mua, người mua thường đặt ra các yêu cầu đối với sản phẩm phải ngọt (9,3%), trái đẹp (44,2%), trái to (20,9%), không sâu bệnh (4,7%), nho phải cắt thành chùm (7%), trái đều (14%). Tuy nhiên phần lớn nho của nông hộ chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu mà người mua đưa ra (51,9%), đáp ứng ở mức độ cao và rất cao là 33,3% hộ, còn 14,8%
hộ chỉ đáp ứng được ở mức độ thấp các yêu cầu. Sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người mua chủ yếu là do kỹ thuật chăm sóc của người trồng còn thấp và do thời tiết thay đổi gây ra sâu bệnh. Khi bán sản phẩm thì có rất ít người nông dân có thể quyết định giá bán (14,8%), mà chủ yếu là do người mua quyết định (40,7%) hoặc giá cả thỏa thuận (44,4%).
Thương lái
Qua khảo sát một số thương lái tại Phan Rang, Ninh Hải, Ninh Phước kết quả cho thấy: số năm kinh nghiệm của các thương lái nho trung bình là 6 năm (cao nhất là 7 năm và thấp nhất là 5 năm). Chủ yếu các thương lái lấy công làm lời nên hầu hết đều không sử dụng lao động thuê mà sử dụng lao động gia đình, mức sử dụng lao động gia đình trung bình là 1 người (các thương lái trong khảo sát đều chỉ sử dụng 1 lao động gia đình trong việc thu mua nho). Tổng số tháng làm việc trung bình của thương lái trong năm là khoảng 6,6 tháng (cao nhất là 7 tháng, thấp nhất là 6 tháng).
Hầu hết các thương lái dùng phương tiện xe gắn máy tự có để vận chuyển nho, mỗi chiếc xe có giá trị trung bình khoảng 16,3 triệu đồng và có thời gian sử dụng trung bình là 14 năm (lâu nhất là 17 năm, thấp nhất là 12 năm). Vì các thương lái nằm trong khảo sát đều là thương lái địa phương nên nho thu mua chủ yếu là nho trong tỉnh và tất cả các thương lái đều mua nho trực tiếp từ người nông dân. Hao hụt trong quá trình thu mua và kinh doanh của các thương lái là vào khoảng 2,7% (cao nhất là 3% và thấp nhất là 2%). Nho thu mua được người thương lái phân ra làm nhiều loại, trong đó chỉ thu mua nho loại 1 với giá khoảng 17.750 đồng/kg (cao nhất là 18.000 đồng/kg, thấp nhất là 17.000 đồng/kg), và nho loại 2 với giá khoảng 13.333 đồng/kg (cao nhất là 15.000 đồng/kg, thấp nhất là 12.000 đồng/kg). Thu mua nho được thanh toán bằng tiền mặt một lần cho nông dân và không có hợp đồng mua bán.
117
Bảng 5.2 Thông tin hoạt động mua bán nho của thương lái
Lao động Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Lao động tham gia thu mua nho (người) 1 1 1
Số tháng là việc trong năm (tháng) 6,0 7,0 6,6
Nhu cầu vốn (triệu đồng) 30,0 50,0 41,6
Thời gian sử dụng phương tiện thu mua (năm) 12,0 17,0 14,6
Tỷ lệ hao hụt (%) 2,0 3,0 2,7
Giá mua nho loại 1 (đồng/kg) 17.000 18.000 17.750
Giá mua nho loại 2 (đồng/kg) 12.000 15.000 13.333
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
Tất cả nho thương lái thu mua được 100% sẽ được bán lại cho các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh và nho phải đáp ứng được các yêu cầu mà người chủ vựa/bán sỉ đưa ra.
Các tiêu chuẩn chất lượng được chủ vựa quan tâm đến là trái to (37,5% ý kiến), đều màu/màu đẹp (37,5% ý kiến), chín đều (12,5% ý kiến), chùm lớn (37,5% ý kiến).
Chủ vựa/bán sỉ
Qua kết quả khảo sát đối tượng chủ vựa/bán sỉ tại các chợ của các tỉnh/thành phố Ninh Thuận, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, An Giang, TP.Cần Thơ thì người chủ vựa/bán sỉ có kinh nghiệm mua bán trung bình là 11,8 năm (thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 20 năm). Trong hoạt động mua bán nho của người chủ vựa/bán sỉ sử dụng trung bình 2 lao động gia đình (thấp nhất là 1 người, cao nhất là 5 người) và trong hoạt động buôn bán của người chủ vựa/bán sỉ thì thường phải cần đến rất nhiều lao động cả nam lẫn nữ, lao động nam thường làm công việc khuân vác hay vận chuyển, còn lao động nữ làm các khâu khác như phân loại, sơ chế, đóng gói, dán nhãn… vì thế mà người chủ vựa/bán sỉ thường thuê nhiều lao động, bình quân một vựa nho thuê 52 lao động (thấp nhất là 1 người, cao nhất là 200 người).
118
Bảng 5.3 Thông tin hoạt động mua bán của người bán sỉ/chủ vựa
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Số năm kinh nghiệm 2 20 11,8
Lao động gia đình 1 5 2
- Nam 1 3 2
- Nữ 1 3 1
Lao động thuê 1 200 52
- Nam 1 130 66
- Nữ 1 70 19
Doanh thu/ngày (triệu đồng) 130,000 32,083.000 4,079.000 Doanh thu từ nho/ngày (triệu đồng) 0,020 4,812.499 947,499
Tỷ lệ hao hụt (%) 2 20 6,2
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
Doanh thu mỗi ngày của người chủ vựa/bán sỉ là khá cao bởi vì đối tượng này còn kinh doanh các loại trái cây khác ngoài nho, doanh thu trung bình mỗi ngày là 4.079.000 đồng, trong đó sản phẩm nho cho doanh thu 947.499 đồng mỗi ngày (cao nhất là 4.812.499 đồng/ngày và thấp nhất là 20.000 đồng/ngày). Trung bình tỷ lệ hao hụt của người chủ vựa/bán sỉ khoảng 6,2% (thấp nhất là 2%, cao nhất là 20%). Một số lý do dẫn đến hao hụt của người chủ vựa/bán sỉ nho là nho hư do để lâu hay tồn hàng gây thối rửa (42,4%), hư do vận chuyển đóng gói (33,3%), hao hụt do cắt tỉa trái hư/nứt trên chùm (18,2%) và hao hụt do trái rụng (6,1%). Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển cũng phụ thuộc rất lớn vào khâu sơ chế, phân loại và cách đóng gói của thương lái khi vận chuyển và nếu được thương lái địa phương trực tiếp vận chuyển đến thì sẽ ít hao hụt hơn so với gửi theo xe người khác.
Đối tượng mua: Hầu hết các chủ vựa/bán sỉ ngoài tỉnh mua nho từ người chủ vựa/bán sỉ địa phương (khoảng 70% sản lượng mua) sau đó phân phối lại cho các đại lý nhỏ hơn và người bán lẻ ngoài tỉnh, còn các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh thì mua trực
119
tiếp từ người nông dân trồng nho (khoảng 10% sản lượng) hay mua từ thương lái (khoảng 20% sản lượng).
Phương thức giao hàng: Đa số các chủ vựa/thương lái khi mua hàng đều phải đến tận nơi người bán để giao dịch (72,2%) bởi vì các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh thường mua nho trực tiếp từ người nông dân và phần lớn chủ vựa/bán sỉ ngoài tỉnh khi mua từ các chủ vựa trong tỉnh thì phải đến tại điểm bán để giao dịch. Một phần ít các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh lấy nho từ người thương lái hoặc một số chủ vựa ngoài tỉnh khi lấy hàng từ chủ vựa trong tỉnh được giao hàng tận nơi (27,8%).
Hình thức thanh toán: Thông thường người chủ vựa/bán sỉ trong và ngoài tỉnh khi buôn bán giao dịch thường không sử dụng hợp đồng mua bán giấy tờ mà thường chỉ thỏa thuận miệng, vì thế nên hình thức thanh toán cũng thường là sử dụng tiền mặt (85,7%) và một số ít các chủ vựa ngoài tỉnh yêu cầu được trả gối đầu (14,3%).
Quyết định giá: Việc ra quyết định về giá trong mua bán là rất quan trọng đối với cả người bán và người mua vì giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các đối tượng. Trong hoạt động thu mua của người chủ vựa giá cả chủ yếu được hai bên người bán và người mua thỏa thuận (81%), còn do bên bán quyết định (14,3%) và do người mua quyết định (4,8%).
Đối tượng bán: Các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh thường bán lại cho các vựa/bán sỉ ngoài tỉnh với một tỷ lệ lớn (68% tổng sản lượng), một phần bán cho người bán lẻ/siêu thị trong tỉnh (26%) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng với lượng rất nhỏ (6%). Còn các vựa/bán sỉ ngoài tỉnh bán 100% sản phẩm thu mua cho người bán lẻ/ siêu thị ngoài tỉnh (tức 68% tổng sản lượng).
Một số tiêu chuẩn mà người mua nho quan tâm là: Trái có màu sắc đẹp, sáng (27,9% ý kiến), trái to (21,3% ý kiến), trái đều (8,2% ý kiến), nho ngọt (21,3% ý kiến), không bị dập (6,6% ý kiến), nho được cắt thành chùm (1,6% ý kiến), nho phải còn tươi (9,8% ý kiến) và giá bán rẻ (3,3% ý kiến).
120
Người bán lẻ/siêu thị
Tác nhân người bán lẻ được khảo sát tại các tỉnh/thành phố An Giang, Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Ninh Thuận cho thấy hầu hết người bán lẻ nho có kinh nghiệm mua bán trung bình là 12,8 năm (cao nhất là 30 năm, thấp nhất là 3 năm). Các hộ bán lẻ chủ yếu là lấy công làm lời nên chỉ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, trung bình mỗi hộ bán lẻ sử dụng 2 lao động gia đình (ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 4 người), ngoài ra việc sử dụng lao động gia đình còn giúp giải quyết được việc làm cho các lao động gia đình nhàn rỗi. Tuy nhiên, một số hộ bán lẻ buôn bán với qui mô tương đối lớn hơn vẫn có sử dụng lao động thuê, số lượng lao động thuê trung bình là 5 người (ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 15 người).
Trong hoạt động buôn bán kinh doanh của người bán lẻ, phần lớn đều buôn bán nhiều loại trái cây khác nhau, chỉ có một số ít hộ bán lẻ là chỉ buôn bán một sản phẩm nho. Vì thế, doanh thu trung bình mỗi ngày của hộ bán lẻ là khá cao 16,87 triệu đồng trong đó doanh thu mỗi ngày từ bán nho là 5,53 triệu đồng (thấp nhất là 0,2 triệu đồng/ngày, cao nhất là 17 triệu đồng/ngày). Việc bán lẻ trái cây bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khiến sản lượng bán cũng thất thường, lúc ế trái cây bảo quản không tốt rất dễ hư hỏng vì thế người bán lẻ có tỷ lệ hao hụt nho là 7% (thấp nhất là 1%, cao nhất là 25%).
121
Bảng 5.4 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Số năm kinh nghiệm 3 30 12,8
Lao động gia đình 1 4 2
Nam 1 2 1
Nữ 1 3 1
Doanh thu (triệu đồng/ngày) 0,2 66,66 16,87
Doanh thu từ nho (triệu
đồng/ngày) 0,2 17,00 5,53
Tỷ lệ hao hụt (%) 1 25 7
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
Những lý do dẫn đến hao hụt nho mà người bán lẻ gặp phải là: Hao hụt do vận chuyển (48,2%), do cắt tỉa bớt các trái hư nứt (29,6%), do mỗi lần bán cân dư một ít (3,7%), do bán chậm (11,1%) và do trái rụng (7,4%).
Bảng 5.5 Nguyên nhân dẫn đến hao hụt của người bán lẻ
Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ (%)
Do vận chuyển 13 48,2
Cắt tỉa trái hư, nứt 8 29,6
Cân dư 1 3,7
Bán chậm/Để lâu 3 11,1
Trái rụng 2 7,4
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
122
Nguồn mua: Hầu hết người bán lẻ mua nho từ chủ vựa/người bán sỉ (43,8%);
mua qua thương lái (18,8%) và mua trực tiếp từ người trồng nho (37,5%). Khi mua nho thì người bán lẻ thường được giao hàng tận nơi (75%), trường hợp người bán lẻ đến tận nơi bán để lấy hàng chiếm 25%. Khi người bán lẻ lấy nho từ người cung cấp thì việc ra giá chủ yếu là do thương lượng giữa hai bên (85,7%), do người bán định giá là rất ít (14,3%). Người bán lẻ lấy nho từ nơi bán thì 100% thanh toán tiền mặt.
Hoạt động bán: Kết quả khảo sát cho thấy 64% sản lượng nho của người bán lẻ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, 32% sản lượng cung ứng cho các nhà bán lẻ khác, còn lại khoảng 4% bán cho các nhà hàng/khách sạn. Những tiêu chuẩn chất lượng mà người tiêu dùng nho thường quan tâm là: trái đẹp/kết chùm (44,1%), nho tươi (11,8%), trái to (14,7%), ngọt (17,6%), không nứt/dập (2,8%) và có nguồn gốc an toàn (2,9%).