Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 113 - 121)

9. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị tỏi

9.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi

9.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi hướng đến ba mục tiêu chính như sau:

• Giảm thiểu chi phí.

• Tái phân phối thu nhập giữa các tác nhân (Marketing trực tiếp).

• Tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị được xây dựng trên cơ sở: (1) Phân tích kinh tế chuỗi, (2) Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành, (3) Phân tích hoạt động thị trường của các tác nhân. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi để tiến hành phân tích SWOT và đề xuất các chiến lược mang tính công kích, điều chỉnh, thích ứng và phòng thủ. Mô hình phân tích được trình bày tóm tắt như Hình 4.5.

106

Hình 4.5 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Phân tích li thế cnh tranh ngành hàng ti ca ninh thun

Qua khảo sát các tác nhân, đánh giá hiện trạng sản phẩm tỏi cũng như ngành hàng tỏi ở Ninh Thuận nhận thấy được các áp lực cạnh tranh của ngành như sau:

(i) Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Tỏi ở Ninh Thuận phải cạnh tranh trực tiếp bởi tỏi Lý Sơn về giá và chất lượng.

Thêm vào đó, nó còn phải đối mặt cạnh tranh với tỏi được nhập từ Trung Quốc với giá thấp hơn đến 3 đến 4 lần. Do vậy, hiện tại và trong tương lai sản phẩm tỏi phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước rất lớn. Chính vì vậy, hai vấn đề cần lưu ý trong việc đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi là: 1) tổ chức sản xuất dựa trên khả năng dự báo chính xác mùa vụ và nhu cầu thị trường của các đối thù ngành và 2) liên kết trong sản xuất đi cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất để tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

(ii) Năng lực thương lượng của người mua

Đối với sản phẩm tỏi, qua kết quả khảo sát cho thấy có đến khoảng 20% trong tổng số ý kiến đề cập đến những khó khăn hiện tại trong sản xuất tiêu thụ tỏi cho rằng năng lực thương lượng giá của họ với thương lái rất thấp, do vậy thường họ phải nhận

107

một giá cả thấp hơn giá cả thị trường. Điều này cũng là qui luật thị trường hiển nhiên khi mà trên thị trường có nhiều người bán cùng lúc và chỉ có một số ít người mua. Để tránh được tình trạng này bằng cách tạo cho thị trường hoàn hảo hơn thông qua việc thành lập các tổ chức nông dân cùng liên kết lại để lên kế hoạch thời vụ và kế hoạch tiêu thụ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tận dụng sự hỗ trợ của các chương trình dự án nên xây dựng hệ thống thông tin thị trường để tăng cường việc cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm cho người trồng. Do vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và nối kết thị trường trở nên rất quan trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm mang tính cạnh tranh cao này.

(iii) Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Về mặt nguyên lý kinh tế, một ngành hàng càng có nhiều sản phẩm thay thế gần gũi sẽ biểu hiện một đe dọa cạnh tranh càng gay gắt, và do vậy làm giới hạn khả năng sinh lợi của ngành hàng. Tỏi là mặt hàng dễ bị thay thế bới các loại sản phẩm có chức năng làm gia vị khác như hành lá, củ hành, v.v... Do vậy, có thể nói đây mà sản phẩm chịu áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế tương đối cao.

Tóm lại, tỏi của Ninh Thuận chịu áp lực cạnh tranh cao từ những sản phẩm thay thế, từ quyền lực thị trường của người mua và từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do vậy, để phát triển ngành hàng này, Ninh Thuận cần sử dụng lợi thế của mình (điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm sản xuất) để đối phó/hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, tự nâng cao năng lực sản xuất và thị trường, thông qua liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để hạn chế cao nhất như có thể những áp lực cạnh tranh có thể xảy ra.

Để nâng cấp chuỗi giá trị (CGT) tỏi ở Ninh Thuận, các chiến lược sau đây cần được thực hiện (xem chi tiết ở bảng 4.8)

Chiến lược công kích: Mở rộng quy mô diện tích trồng tỏi. Chiến lược này được đưa ra dựa vào 7 điểm mạnh của ngành (bảng 4.8) để đeo đuổi 5 cơ hội phát triển của ngành. Việc mở rộng qui mô diện tích trồng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng thời tận dụng được lợi ích của kinh tế vi mô sẽ góp phần làm giảm được chi phí sản xuất và tiêu thụ, cũng như tăng cường được khả năng liên kết thị trường.

108

Chiến lược điều chỉnh: có 6 chiến lược trong nhóm chiến lược điều chỉnh, bao gồm:

(1) Nâng cao năng lc tiếp cn vn cho các tác nhân trong chui: Chiến lược này dựa vào thực tế thiếu vốn của hầu hết các tác nhân trong chuỗi với các cơ hội đã và sẽ hiện hữu tại tỉnh như các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nước và địa phương, sự hỗ trợ của hai dự án Hỗ trợ Tam Nông và dụ án cạnh tranh nông nghiệp. Chiến lược này được thực hiện sẽ góp phần làm nâng cao năng lực vốn cho các tác nhân trong chuỗi và do vậy sẽ góp phần làm giảm chi phí tăng thêm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Cuối cùng sẽ làm tăng tổng lợi nhuận của chuỗi.

(2) Xây dng nhãn hiu và ch dn địa lý cho sn phm ti Ninh Thun: để đeo đuổi các cơ hội từ những hỗ trợ của Nhà nước, Địa phương và các chương trình dự án đang hoạt động tại Ninh Thuận. Đồng thời để tạo tính khác biệt sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, Ninh Thuận cần thực hiện chiến lược này. Đi đôi với chiến lược này, những hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần được phối hợp. Thực hiện được giải pháp này sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm tỏi của Ninh Thuận, và do vậy sẽ góp phần nâng cao thu thập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi.

(3) Nâng cao năng lc k thut sn xut ti và phòng tr sâu bnh: Qua khảo sát cho thấy, mặc dù người trồng có kinh nghiệm sản xuất nhưng khả năng phòng chống sâu bệnh trên tỏi, cũng như kỹ thuật sản xuất và tồn trữ tỏi của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, để phát triển ngành hàng này cần tận dụng những cơ hội từ sự hỗ trợ của Nhà nước, Địa Phương và Dự án để thực hiện chiến lược này. Bởi vì chiến lược này sẽ giúp cho người trồng nâng cao được năng suất và tránh được rủi ro từ dịch bệnh, do vậy góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng. Ngoài ra, nó còn giúp cho người trồng và những tác nhân tham gia bán buôn có thể nâng cao được năng lực tồn trữ, góp phần duy trì chất lượng tỏi, cũng như tránh được những rủi ro do giá cả sụt giảm.

(4) Phát trin các mi liên kết ngang và liên kết dc: Phát triển liên kết ngang và liên kết dọc là tiền đề quan trọng để thúc sự phát triển ổn định và bền vững của chuỗi giá trị tỏi. Qua khảo sát cho thấy hiện tại người sản xuất tỏi tiến hành sản

109

xuất một cách riêng lẻ, manh mún. Do vậy, giá thành sản xuất cao, cũng như khó tạo được điều kiện liên kết với người mua. Cũng vậy, điều này sẽ làm cho quyền lực thị trường của người sản xuất trong quá trình mua, bán với người mua thấp. Thực hiện được chiến lược này sẽ giúp cho người sản xuất nâng cao được hiệu quả sản xuất và đặc biệt sẽ tạo điều kiện liên kết với các Doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ, góp phần ổn định thu nhập. Chiến lược này được thực hiện dựa vào việc tận dụng những sự hỗ trợ của Nhà nước, Địa phương và Dự án để khắc phục nhược điểm sản xuất nhỏ, lẻ hiện nay.

(5) Ci to lòng h và xây dng h thng tưới tiêu: giải pháp này được đề xuất dựa vào việc tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước, Địa phương và Dự án để cải thiện hệ thống tưới tiêu của vùng sản xuất. Giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần làm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, và do vậy sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất.

(6) Xây dng h thng cung cp thông tin th trường: Giống như giải pháp thứ năm ở trên, giải pháp này được đề xuất dựa vào việc đeo đuổi những cơ hội hỗ trợ của Nhà nước, Địa phương và các Dự án để khắc phục điểm yếu do thiếu thông tin thị trường của người sản xuất. Giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần nâng cao quyền lực thị trường của người trồng trong quá trình mua, bán với người mua. Ngoài ra, còn góp phần nâng cao kiến thức sản xuất cho người trồng trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, và do vậy góp phần nâng cao năng suất cây trồng, một trong những yếu tố tạo ra sự gia tăng trong thu nhập cho người trồng. Ngoài ra, mỗi khi có được thông tin thị trường đầy đủ giúp cho tất cả các tác nhân tham gia thị trường có cơ hội liên kết với nhau tốt hơn.

Chiến lược thích ứng: Qua khảo sát và kết quả phân tích kinh tế chuỗi cho thấy một phần lớn thu nhập và lợi nhuận của chuỗi được phân phối cho những thương lái và những người buôn sỉ/chủ vựa ngoài tỉnh. Đồng thời chỉ có 5%

sản lượng tỏi của Ninh Thuận được phân phối qua siêu thị, con số này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của sản phẩm này. Do vậy, để góp phần nâng cao thu nhập cho những tác nhân trong tỉnh, và do vậy góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh nhà cần thực hiện giải pháp Tổ chức lại hệ thống phân phối.

110

Chiến lược phòng thủ: Sản phẩm tỏi như là sản phẩm chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ những sản phẩm thay thế và từ những người mua, cộng với kỹ thuật sản xuất và chế biến còn nhiều hạn chế sẽ là những nguy cơ lớn cho ngành hàng này của Ninh Thuận. Do vậy, có lẻ giải pháp mang tính căn cơ nhất để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cần thực hiện chiến lược Phát triển ngành chế biến tỏi. Ngành chế biến được phát triển sẽ góp phần giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi tránh những rủi ro do sự sụt giảm giá cả, nhất là trong những thời điểm chính vụ. Chiến lược này cũng cần được sự hỗ trợ của các hoạt động xúc tiến sản phẩm đi cùng.

111

Phân tích SWOT ngành hàng ti

Chuỗi giá trị sản phẩm tỏi của tỉnh Ninh Thuận có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những rủi ro nhất định, từ đó làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị tỏi và được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.8 Phân tích SWOT sản phẩm tỏi tỉnh Ninh Thuận

SWOT

O1: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nước (cây giống,vườn giống).

O2: Hỗ trợ của dự án cạnh tranh nông nghiệp.

O3: Hỗ trợ của dự án hỗ trợ Tam Nông O4: Hiện có công ty Thái Lan đầu tư.

O5: Có tiềm năng phát triển du lịch.

T1: Bị cạnh tranh (tỏi Lý Sơn, tỏi Trung quốc) T2: Sản phẩm mang tính thời vụ (dư vào mùa mưa và thiếu vào mùa khô).

S1: Có kinh nghiệm sản xuất S2: Điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp

S3: Có thương hiệu

S4: : Lực lượng thương lái có kinh nghiệm trong kinh doanh

S5: Dễ bán (tươi/khô) S6: Sản phẩm để được lâu S7: Dễ trồng

S1-7O1-5: Mở rộng diện tích trồng tỏi. S3-4T1: Tổ chức hệ thống phân phối.

W1: Thiếu vốn sản xuất

W2: Kỹ thuật sản xuất và tồn trữ tỏi làm giống hạn chế

W3: Dễ bị sâu bệnh

W4: : Chưa xây dựng được nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

W5: Chưa có cơ sở chế biến tỏi.

W6: Thiếu nước sản xuất.

W7: Thiếu thông tin thị trường W8: Liên kết trong sản xuất & tiêu thụ còn hạn chế.

W1O1-3: Nâng cao năng lực tiếp cận vốn cho các tác nhân trong chuỗi.

W4O1-3: Xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tỏi Ninh Thuận.

W2-3O1-3: Nâng cao năng lực kỹ thuật sản xuất tỏi và phòng trừ sâu bệnh.

W8O1-3: Phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc.

W6O1-3: Cải tạo lòng hồ và xây dựng hệ thống tưới tiêu.

W7O1-3: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường.

W2,5T2: Phát triển ngành chế biến tỏi.

112

113

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)