10. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị nho
10.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận
10.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần
Như đã phân tích ở phần mô tả chuỗi giá trị, nghiên cứu này chọn 2 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Giá trị gia tăng được phân tích để xác định giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi và giá trị gia tăng thuần được phân tích để biết được lợi nhuận mà mỗi tác nhân nhận được.
Kênh 1:Người trồng nho Thương lái Chủ vựa trong tỉnh Chủ vựa ngoài tỉnh Người bán lẻ/Siêu thị ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Các chỉ tiêu giá bán, chi phí, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong kênh thị trường 1 được trình bày qua bảng sau.
Bảng 5.7 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần kênh tiêu thụ ngoài tỉnh
Khoản mục Người trồng Thương lái Chủ vựa trong tỉnh
Chủ vựa ngoài tỉnh
Người BL/siêu thị ngoài tỉnh Giá bán
(đ/kg) 14.800 17.400 21.300 36.000 39.000
CP trung gian
(đ/kg) 5.638 14.800 17.400 21.300 36.000
Giá trị gia
tăng (đ/kg) 9.162 3.600 3.900 14.700 3.000
CP tăng thêm
(đ/kg) 5.582 1.745 933 13.000 1.230
GTGT thuần
(đ/kg) 4.580 1.855 2.967 1.700 1.770
Lợi
nhuận/Chi phí (lần)
0,41 0,11 0,16 0,05 0,05
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
130
Người trồng nho: Chi phí trung gian của người trồng nho trung bình là 5.638 đồng/kg nho, sản phẩm làm ra bán cho thương lái với giá trung bình là 14.800 đồng/kg, vậy giá trị gia tăng mà người trồng nho tạo ra là 9.162 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của người trồng là 5.582 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần là 4.580 đồng/kg.
Thương lái: Người thương lái bán nho cho các chủ vựa trong tỉnh với giá trung bình là 17.400 đồng/kg, giá trị gia tăng mà thương lái tạo ra trong kênh là 3.600 đồng.
Chi phí trung gian của người thương lái chính là chi phí mua nho từ người nông dân, ngoài ra người thương lái còn có các chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, chi phí lao động thuê, thuế, khấu hao tài sản, chi phí lãi vay… Tổng các chi phí tăng thêm này là 1.745 đồng/kg nho, giá trị gia tăng thuần thương lái đạt được là 1.855 đồng/kg.
Chủ vựa trong tinh: Chủ vựa trong tỉnh thu mua nho từ thương lái và bán lại với giá 21.300 đồng/kg, giá trị gia tăng của tác nhân này tạo ra là 3.900 đồng/kg nho. Chi phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh khoảng 933 đồng/kg gồm các chi phí thuê lao động, thuế, chi phí lãi vay, trừ hao hụt, chi phí hoa hồng... Giá trị gia tăng thuần của người chủ vựa trong tỉnh là 2.967 đồng/kg nho.
Chủ vựa ngoài tỉnh: Chủ vựa ngoài tỉnh bán nho với giá trung bình là 36.000 đồng/kg, giá trị gia tăng tạo ra được là 14.700 đồng/kg, chi phí tăng thêm là 13.000 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần đạt được là 1.700 đồng/kg.
Người bán lẻ/Siêu thị ngoài tỉnh: tác nhân này bán nho với giá 39.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của tác nhân này trung bình khoảng 1.230 đồng/kg (khá cao do tỷ lệ hao hụt cao hơn so với các tác nhân khác trong chuỗi). Giá trị gia tăng người bán lẻ tạo ra là 3.000 đồng/kg nho và giá trị gia tăng thuần họ đạt được là 1.770 đồng/kg.
Qua kết quả phân tích cho thấy người bán lẻ và các chủ vựa ngoài tỉnh phải bỏ ra một chi phí lớn để kinh doanh nhưng giá trị gia tăng thuần mà họ đạt được là không cao vì thế tỷ suất lợi nhuận/chi phí của hai tác nhân này chỉ là 0,05 lần. Trong khi đó người trồng nho bỏ ra một chi phí thấp hơn nhưng đạt được giá trị gia tăng thuần cao hơn nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 0,41 lần. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân thương lái, chủ vựa trong tỉnh lần lượt là 0,11 lần và 0,16 lần. Như vậy tại kênh
131
thị trường 1 thì hiệu quả chi phí của người trồng nho cao hơn tất cả các tác nhân khác trong kênh.
Kênh 2: Người trồng nho Chủ vựa trong tỉnh Người bán lẻ/Siêu thị trong tỉnh Người tiêu dùng
Các chỉ tiêu giá bán, chi phí, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong kênh thị trường 2 được trình bày qua bảng sau.
Bảng 5.8 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần kênh tiêu thụ trong tỉnh
Khoản mục Người trồng Chủ vựa trong tỉnh Người bán lẻ trong tỉnh
Giá bán (đ/kg) 14.800 17.300 20.500
Chi phí trung gian
(đ/kg) 5.638 14.800 17.300
Giá trị gia tăng
(đ/kg) 9.162 2.500 3.200
Chi phí tăng thêm
(đ/kg) 5.582 800 1.220
Giá trị gia tăng
thuần (đ/kg) 4.580 1.700 1.980
Lợi nhuận/Chi phí
(lần) 0,41 0,11 0,11
(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012)
Người trồng nho: Chi phí trung gian của người trồng nho trung bình là 5.638 đồng/kg nho, sản phẩm làm ra bán cho thương lái với giá trung bình là 14.800 đồng/kg, vậy giá trị gia tăng mà người trồng nho tạo ra là 9.162 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của người trồng là 5.582 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần là 4.580 đồng/kg.
132
Chủ vựa/Bán sỉ trong tỉnh: Chủ vựa mua nho trực tiếp từ người trồng trong tỉnh và bán lại với giá trung bình 17.300 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa khoảng 800 đồng/kg. Giá trị gia tăng người chủ vựa trong tỉnh tạo ra là 2.500 đồng/kg nho và giá trị gia tăng thuần mà chủ vựa thu được là 1.700 đồng/kg.
Người bán lẻ/Siêu thị trong tỉnh: Người bán lẻ trong tình bán nho với giá trung bình 20.500 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ trong tỉnh trung bình là 1.220 đồng/kg. Giá trị gia tăng mà người bán lẻ trong tỉnh tạo ra là 3.200 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần đạt được là 1.980 đồng/kg.
Trong kênh thị trường này, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng nho là cao nhất đạt 0,41 lần tức 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được 0,41 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của chủ vựa trong tỉnh và người bán lẻ trong tỉnh là 0,11 lần.