8. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị táo
8.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị táo của Ninh Thuận
8.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần
Như đã phân tích ở mục 6.4.1, nghiên cứu chọn 3 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được phân tích để xác định giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) mà mà mỗi tác nhân nhận được. Bảng 3.8 dưới đây trình bày tóm tắt giá bán, chi phí, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo từng kênh thị trường.
53
Bảng 3.8 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân
ĐVT: đồng/kg táo tươi
Khoản mục Người
trồng táo
Thương lái
Chủ vựa trong
tỉnh
Chủ vựa ngoài
tỉnh
Người bán lẻ
trong tỉnh
NBL/ST ngoài tỉnh
Công ty chế biến
Kênh 1: Người trồng táo - Thương lái - Chủ vựa trong tỉnh – Chủ vựa ngoài tỉnh - Người bán lẻ/siêu thị ngoài tỉnh - Người tiêu dùng (NTD)
Giá bán 4.179 5.083 6.000 6.365 11.100
Chi phí trung gian 1.372 4.179 5.083 6.000 6.365
Giá trị gia tăng 2.807 904 917 365 4.735
Chi phí tăng thêm 1.089 366 745 264 1.205
Giá trị gia tăng thuần 1.718 538 172 101 3.530
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,70 0,12 0,03 0,02 0,47
Kênh 2: Người trồng táo - Chủ vựa trong tỉnh – Người bán lẻ/siêu thị trong tỉnh – NTD
Giá bán 4.154 5.700 9.231
Chi phí trung gian 1.347 4.154 5.700
Giá trị gia tăng 2.807 1.546 3.531
Chi phí tăng thêm 835 283 853
Giá trị gia tăng thuần 1.972 1.263 2.678
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,90 0,28 0,41
Kênh 3: Người trồng táo – Công ty chế biến - Người tiêu dùng
Giá bán 4.179 18.000
Chi phí trung gian 1.372 4.179
Giá trị gia tăng 2.807 13.821
Chi phí tăng thêm 1.088 10.257
Giá trị gia tăng thuần 1.719 3.564
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,70 0,25
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg táo tươi Chi phí tăng thêm đã bao gồm chi phí hao hụt
54
Kênh 1: Người trồng táo - Thương lái - Chủ vựa trong tỉnh - Chủ vựa ngoài tỉnh - Người bán lẻ/siêu thị ngoài tỉnh - Người tiêu dùng
• Người trồng táo: Chi phí trung gian của người trồng táo trung bình là 1.372 đồng/kg, người trồng táo bán cho thương lái với giá trung bình 4.179 đồng/kg, giá trị gia tăng người trồng táo tạo ra là 2.807 đồng. Chi phí tăng thêm của người trồng táo là 1.089 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần của người trồng táo là 1.718 đồng/kg.
• Thương lái bán táo cho chủ vựa trong tỉnh với giá trung bình là 5.083 đồng/kg, giá trị gia tăng thương lái tạo ra trong kênh là 904 đồng. Tỷ lệ hao hụt của thương lái trong thu mua và phân phối cho khâu tiếp theo là 1,8%, chi phí hao hụt trung bình khoảng 67,5 đồng/kg. Ngoài ra, thương lái còn các chi phí tăng thêm khác như chi phí vận chuyển, thuê lao động, thuế, lệ phí, chi phí lãi vay, khấu hao xe gắn máy để thu mua,… Tổng chi phí tăng thêm của thương lái trung bình 366 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần thương lái đạt được là 538 đồng/kg.
• Chủ vựa trong tỉnh: Chủ vựa trong tỉnh mua táo từ người trồng táo, thương lái và bán lại với giá trung bình 6.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 917 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 745 đồng/kg, trong đó bao gồm 170 đồng chi phí hao hụt (tỷ lệ hao hụt 3,5%) và hoa hồng cho chủ vựa ngoài tỉnh (500 đồng/kg). Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 172 đồng/kg táo.
• Chủ vựa ngoài tỉnh: Chủ vựa ngoài tỉnh bán táo với giá trung bình là 6.365 đồng/kg, chi phí tăng thêm của chủ vựa ngoài tỉnh trung bình là 264 đồng/kg (tỷ lệ hao hụt trung bình 1,44%), giá trị gia tăng chủ vựa tạo ra là 365 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần đạt được là 101 đồng/kg.
• Người bán lẻ/siêu thị ngoài tỉnh: Người bán lẻ/siêu thị ngoài tỉnh bán táo với giá trung bình là 11.100 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ cũng khá cao, trung bình khoảng 1.205 đồng/kg do chi phí hao hụt cao (tỷ lệ hao hụt trung bình 6%). Giá trị gia tăng mà người bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra khá cao,
55
trung bình lên đến 4.735 đồng/kg và vì vậy giá trị gia tăng thuần người bán lẻ đạt được lên đến 3.530 đồng/kg mặc dù chi phí tăng thêm tăng cao.
Qua phân tích trên, người bán lẻ đạt được giá trị gia tăng thuần rất cao nhưng do chi phí bỏ ra cũng cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người bán lẻ ngoài tỉnh chỉ đạt 0,47 lần. Trong khi đó, người trồng táo mặc dù có mức giá trị gia tăng thuần thấp hơn người bán lẻ nhưng chi phí bỏ ra cũng thấp nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng táo là 0,7 lần. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là thương lái, chủ vựa trong tỉnh, chủ vựa ngoài tỉnh lần lượt là 0,12 lần, 0,03 lần, 0,02 lần – điều này cho thấy hiệu quả về chi phí của người trồng cao hơn các tác nhân còn lại trong kênh thị trường 1.
Kênh 2: Người trồng táo - Chủ vựa trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh - Người tiêu dùng
• Người trồng táo: Chi phí trung gian của người trồng táo trung bình là 1.347 đồng/kg, người trồng táo bán cho chủ vựa trong tỉnh với giá trung bình 4.154 đồng/kg, giá trị gia tăng người trồng táo tạo ra là 2.807 đồng. Chi phí tăng thêm của người trồng táo là 835 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần của người trồng táo là 1.972 đồng/kg.
• Chủ vựa trong tỉnh: Chủ vựa trong tỉnh mua táo từ người trồng táo và bán lại với giá trung bình 5.700 đồng/kg, giá trị gia tăng của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 1.546 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 283 đồng/kg (tỷ lệ hao hụt 3%). Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 1.263 đồng/kg táo.
• Người bán lẻ trong tỉnh: Người bán lẻ trong tỉnh bán táo với giá trung bình 9.231 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ trung bình là 853 đồng/kg (tỷ lệ hao hụt trung bình 7,1%). Giá trị gia tăng mà người bán lẻ trong tỉnh tạo ra trung bình là 3.531 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần người bán lẻ đạt được lên đến 2.678 đồng/kg.
56
Trong kênh thị trường này, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng táo đạt được là cao nhất, lên đến 0,9 lần, tức 1 đồng chi phí của người trồng táo có thể tạo ra 0,9 đồng lợi nhuận, gấp 3,2 lần chủ vựa trong tỉnh và gấp 2,2 lần người bán lẻ trong tỉnh.
Kênh 3: Người trồng táo - Công ty chế biến - Người tiêu dùng
• Người trồng táo: Trong kênh thị trường này, người trồng táo cũng tốn chi phí trung gian, chi phí tăng thêm giống như kênh thị trường 1 và giá trị gia tăng thuần người trồng táo thu được là 1.718 đồng/kg.
• Công ty chế biến: Chi phí hao hụt trong khâu mua và tuyển chọn lại táo để đưa vào chế biến là 20%, thành phẩm được chế biến theo tỷ lệ 10 kg táo tươi thu được 2 kg táo sấy khô. Tổng chi phí sản xuất 1 kg táo sấy trung bình là 76.358 đồng, giá bán táo sấy trung bình là 90.000 đồng/kg thì công ty chế biến thu được lợi nhuận trung bình là 17.821 đồng/kg. Như vậy, khi quy đổi ra 1 kg táo tươi nguyên liệu thì chi phí trung gian của công ty chế biến trung bình là 4.179 đồng/kg, giá trị gia tăng công ty chế biến tạo ra là 13.821 đồng/kg, chi phí tăng thêm trung bình 10.257 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần của công ty chế biến là 3.564 đồng/kg.
Lợi nhuận của công ty chế biến gần bằng với người trồng táo nhưng chi phí cho hoạt động chế biến cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của công ty chỉ đạt 0,18 lần, tức 1 đồng chi phí chỉ có thể tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận, thấp hơn rất nhiều so với người trồng táo.
Qua phân tích giá trị gia tăng thuần của 3 kênh thị trường trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng táo cao hơn rất nhiều so với các tác nhân khác và giá trị gia tăng thuần chỉ sau người bán lẻ cho thấy hiệu quả của việc trồng táo khá cao. Tuy nhiên, như đã phân tích ở Bảng 3.7, chi phí cơ hội của người trồng táo lên đến 2.783 đồng/kg táo, trong khi đó ở cả 3 kênh thị trường thì giá trị gia tăng thuần của người trồng táo đều dưới mức chi phí cơ hội của lao động gia đình. Điều này cho thấy, phần lớn người trồng táo của tỉnh chỉ lấy công làm lời, hoạt động trồng táo chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng táo. Vì vậy, nâng cấp chuỗi giá trị
57
là một trong những việc làm cần thiết và qua đó sẽ tạo cơ hội mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cho người trồng táo.