9. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị tỏi
9.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận
9.6.3 Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân
Phân tích phân phối giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần sẽ thấy được sự phân bổ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, từ đó làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của kênh phân phối và xác định được kênh tiêu thụ nào mang lại lợi ích cao nhất cho chuỗi giá trị và đặc biệt là cho người trồng tỏi. Bảng 4.7 trình bày sự phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong từng kênh thị trường.
98
Bảng 4.7 Tổng hợp phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Chỉ tiêu
Giá trị gia tăng
Giá trị gia
tăng thuần Sản lượng trung bình * (kg/năm/đơn vị chủ thể)
Lợi nhuận của các tác nhân
Số tiền (đồng/kg)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (đồng/kg)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (tr.
đồng/năm)
Tỷ lệ (%) Kênh 1: Người trồng tỏi Thương lái trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi 14.000 37,84 7.300 33,11 2.230 16,279 4,25
Thương lái trong
tỉnh 5.000 13,51 3.250 14,74 13.380 43,485 11,36
Thương lái ngoài
tỉnh 15.000 40,54 9.000 40,82 35.105 315,945 82,52
Bán lẻ ngoài tỉnh 3.000 8,11 2.500 11,34 2.868 7,17 1,87
Tổng 37.000 100 22.050 100 53.583 382,879 100
Kênh 2: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi 16.000 43,24 9.300 40,97 2.230 20,739 4,72
Bán sỉ trong tỉnh 3.000 8,11 1.900 8,37 50.521 95,990 21,82
Thương lái ngoài
tỉnh 15.000 40,54 9.000 39,65 35.105 315,945 71,83
Bán lẻ ngoài tỉnh 3.000 8,11 2.500 11,01 2.868 7,17 1,63
Tổng 37.000 100 22.700 100 90.724 439,8439 100
Kênh 3: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi 16.000 43,24 9.300 40,63 2.230 20,739 2,42
Bán sỉ trong tỉnh 13.000 35,14 7.000 30,58 50.521 353,647 41,27 Bán sỉ ngoài tỉnh 5.000 13,51 4.090 17,87 116.200 475,258 55,47
Bán lẻ ngoài tỉnh 3.000 8,11 2.500 10,92 2.868 7,17 0,84
Tổng 37.000 100 22.890 100 171.819 856,814 100
Kênh 4: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Siêu thị Người tiêu dùng
Người trồng tỏi 16.000 41,03 9.300 38,13 2.230 20,739 2,34
Bán sỉ trong tỉnh 16.000 41,03 10.000 41,00 50.521 505,21 57,04 Bán sỉ ngoài tỉnh 4.000 10,26 3.090 12,67 116.200 359,058 40,54
99
Siêu thị 3.000 7,69 2.000 8,20 360 0,72 0,08
Tổng 39.000 100 24.390 100 169.311 885,727 100
Kênh 5: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi 16.000 43,24 9.300 39,08 2.230 20,739 3,27
Bán sỉ trong tỉnh 18.000 48,65 12.000 50,42 50.521 606,252 95,72
Bán lẻ trong tỉnh 3.000 8,11 2.500 10,50 2.549 6,3725 1,01
Tổng 37.000 100 23.800 100 55.300 633,3635 100
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg tỏi khô loại tốt *: Sản lượng đã trừ chi phí hao hụt
Kênh 1: Người trồng tỏi - Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Bán lẻ ngoài tỉnh - Người tiêu dùng
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này đạt 37.000 đồng/kg tỏi, trong đó người trồng tỏi tạo ra 37,84% giá trị gia tăng cho chuỗi; thương lái ngoài tỉnh tạo ra được 15.000 đồng giá trị gia tăng/kg tỏi, chiếm phần lớn giá trị gia tăng của chuỗi (40,54%%). Các tác nhân còn lại là thương lái trong tỉnh, bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi lần lượt là 5.000 đồng/kg (3,25%); 3.000 đồng/kg (8,11%).
Phân phối giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận): Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi là 22.050 đồng/kg. Thương lái ngoài tỉnh tạo ra 40,54% giá trị gia tăng của chuỗi nhưng nhận đến 40,82% giá trị gia tăng thuần của chuỗi (9.000 đồng/kg) cho thấy hiệu quả kinh doanh của thương lái ngoài tỉnh khá cao.
Trong khi đó, người trồng tỏi nhận được 7.300 đồng/kg giá trị gia tăng thuần của chuỗi (33,11%) và những tác nhân khác nhận được giá trị gia tăng thuần lần lượt là 3.250 đồng/kg (14,74%) đối với thương lái trong tỉnh và 2.500 đồng/kg (11,34%) đối với bán lẻ ngoài tỉnh.
Phân phối tổng lợi nhuận của chuỗi/năm: Trong năm 2011, trung bình người trồng tỏi thu hoạch và bán được 2.230 kg tỏi, tổng lợi nhuận của người trồng tỏi trung bình là 16,3 triệu đồng/năm (chiếm 4,25% lợi nhuận hàng năm của chuỗi); sản lượng bán trung bình của thương lái trong tỉnh là 13.380 kg/năm (đã trừ hao hụt), lợi nhuận hàng năm của thương lái trong tỉnh trung bình 43,5
100
triệu đồng/năm (11,36%); thương lái ngoài tỉnh có thể mua từ nhiều nguồn khác nhau nên sản lượng bán trung bình 35.105 kg, lợi nhuận của thương lái ngoài tỉnh là 315,9 triệu đồng/năm (82,52%); sản lượng mua bán của người bán lẻ ngoài tỉnh trung bình là 2.868 kg và đạt được lợi nhuận là 7,17 triệu đồng/năm (1,87%).
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy mặc dù người trồng được phân phối đến 70%
giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần trên 1 kg tỏi, cao hơn nhiều so với người thương lái ngoài tỉnh, Tuy nhiên, khi phân tích phân bổ tổng lợi nhuận/năm thì thương lái ngoài tỉnh nhận được đến 82,52% lợi nhuận của chuỗi/năm do sản lượng của thương lái ngoài tỉnh rất cao so với các tác nhân còn lại trong chuỗi và người trồng tỏi chỉ nhận được một tỷ lệ rất nhỏ lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi mỗi năm (4,25%).
Kênh 2: Người trồng tỏi - Bán sỉ trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Bán lẻ ngoài tỉnh - Người tiêu dùng
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này là 37.000 đồng/kg, trong đó thương lái ngoài tỉnh vẫn tạo ra được giá trị gia tăng cao nhất, chiếm 40,54% giá trị gia tăng của chuỗi, người trồng tỏi tạo ra giá trị gia tăng chiếm 43,24% giá trị gia tăng của chuỗi, bán sỉ trong tỉnh và bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra 8,11% giá trị gia tăng cho chuỗi.
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường này là 22.700 đồng/kg tỏi và sự phân bổ giá trị gia tăng thuần là cao nhất cho người trồng tỏi (40,97%), kế đến là thương lái ngoài tỉnh được phân bổ 39,65% giá trị gia tăng thuần của chuỗi, phần còn lại (8,37%) được phân bổ cho các bán sỉ trong tỉnh và bán lẻ ngoài tỉnh là 11,01%.
Phân phối tổng lợi nhuận của chuỗi/năm: Trong kênh thị trường này, năm 2011 tổng lợi nhuận trung bình của các tác nhân tham gia chuỗi đạt 439,8 triệu đồng/năm. Mặc dù người trồng tỏi thu được giá trị gia tăng thuần cao nhất nhưng đạt được tổng lợi nhuận cao nhất vẫn là thương lái ngoài tỉnh 315,9 triệu đồng/năm (71,83 tổng lợi nhận của chuỗi), người trồng tỏi chỉ thu được khoảng 20,7 triệu đồng lợi nhuận/năm (4,72%), người bản lẻ ngoài tỉnh thu được trung bình 7,17 triệu đồng/năm (1,63%).
101
Như vậy, trong kênh thị trường này cũng giống như kênh thị trường 1. Thương lái ngoài tỉnh vẫn đạt được tổng lợi nhận cao nhất (71,83%). Trong khi đó, người trồng tỏi chỉ nhận được 4,72% lợi nhuận hàng năm của người trồng tỏi. Điều này cho thấy có một sự mất cân đối rất lớn trong phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi so với người trồng tỏi.
Kênh 3: Người trồng tỏi - Bán sỉ trong tỉnh - Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối - Bán lẻ ngoài tỉnh - Người tiêu dùng
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này đạt 37.000 đồng/kg tỏi, trong đó người trồng tỏi tạo ra 16.000 đồng/kg chiếm 43,24% giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi; bán sỉ trong tỉnh tạo ra được 15.000 đồng giá trị gia tăng/kg tỏi (chiếm 35,14%). Các tác nhân còn lại là bán sỉ ngoài tỉnh và bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi lần lượt là 5.000 đồng/kg (13,51%); 3.000 đồng/kg (8,11%).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi là 22.050 đồng/kg. Trong kênh này, người trồng nhận được giá trị giá tăng cao nhất và giá trị gia tăng thuần cao nhất 9.300 đồng/kg (40,63%). Những tác nhân khác nhận được giá trị gia tăng thuần lần lượt 7.000 đồng/kg (30,58%) đối với bán sỉ trong tỉnh, 4.090 đồng/kg (17,87%) đối với bán sỉ ngoài tỉnh và 2.500 đồng/kg (10,92%).
Phân phối tổng lợi nhuận của chuỗi/năm: Trong kênh này, người trồng tỏi mặc dù có giá trị giá tăng và giá trị giá tăng thuần cao nhất nhưng chỉ đạt 20,7 triệu đồng/năm chiếm 2,42% tổng lợi nhuận chuỗi. Bán sỉ ngoài tỉnh và trong tỉnh, tuy có giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần thấp nhưng đạt được lợi nhuận cao. Đối với bán sỉ ngoài tỉnh là 475,3 triệu đồng/năm (55,47% tổng lợi nhuận chuỗi), bán sỉ trong tỉnh là 353,6 triệu đồng/năm (41,27% tổng lợi nhuận chuỗi) và đối với bán lẻ ngoài tỉnh chỉ đạt 7,17 triệu đồng/năm (0,84%).
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy, phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần 1 kg tỏi phần lớn được phân bổ cho bán sỉ/chủ vựa ngoài tỉnh và bán sỉ/chủ vựa trong tỉnh, người trồng tỏi được phân bổ trung bình giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần cao. Tuy nhiên, khi phân tích phân bổ tổng lợi nhuận/năm thì bán sỉ ngoài tỉnh và bán
102
sỉ trong tỉnh nhận được đến 54,47% và 41,27% lợi nhuận của chuỗi/năm do sản lượng của bán sỉ trong và ngoài tỉnh rất cao so với các tác nhân còn lại trong chuỗi và người trồng tỏi chỉ nhận được một tỷ lệ rất nhỏ lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi mỗi năm (2,42%).
Kênh 4: Người trồng tỏi - Bán sỉ trong tỉnh - Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối - Siêu thị - Người tiêu dùng
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này đạt 39.000 đồng/kg tỏi, trong đó người trồng tỏi và bán sỉ trong tỉnh tạo ra 16.000 đồng/kg chiếm 41,03% giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi; bán sỉ ngoài tỉnh tạo ra được 4.000 đồng giá trị gia tăng/kg tỏi (chiếm 10,26%) và siêu thị tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi là 3.000 đồng/kg (7,69%).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi là 24.390 đồng/kg. Trong kênh này, bán sỉ trong tỉnh nhận được giá trị giá tăng thuần cao nhất 10.000 đồng/kg (41%). Bên cạnh đó, người trồng tỏi chỉ nhận được 9.300 đồng/kg (38,13%). Những tác nhân khác nhận được giá trị gia tăng thuần lần lượt 3.090 đồng/kg (12,67%) đối với bán sỉ ngoài tỉnh và 2.000 đồng/kg (8,2%) đối với siêu thị.
Phân phối tổng lợi nhuận của chuỗi/năm: Kênh thị trường này cũng như kênh thị trường 3, bán sỉ trong tỉnh và ngoài tỉnh vẫn nhận được lợi nhuận cao. Đối với bán sỉ trong tỉnh là 505,21 triệu đồng/năm (57,04% tổng lợi nhuận chuỗi), bán sỉ ngoài tỉnh là 359,1 triệu đồng/năm (40,54% tổng lợi nhuận chuỗi).
Người trồng tỏi chỉ đạt 20,7 triệu đồng/năm (2,34%) và đối với siêu thị đạt 0,72 triệu đồng/năm (0,08%).
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy, phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần 1 kg tỏi phần lớn được phân phối cho bán sỉ/chủ vựa ngoài tỉnh và bán sỉ trong tỉnh, người trồng tỏi chỉ nhận được 2,34% lợi nhuận. Phân bổ tổng lợi nhuận/năm cho những người buôn sỉ/chủ vựa trong tỉnh và bán sỉ/chủ vựa ngoài tỉnh nhận được đến 57,04% và 40,54% lợi nhuận của chuỗi/năm do sản lượng của bán sỉ trong và ngoài tỉnh rất cao so với các tác nhân còn lại trong chuỗi và siêu thị chỉ nhận được một tỷ lệ rất nhỏ lợi nhuận của chuỗi giá trị tỏi mỗi năm (0,08%).
103
Kênh 5: Người trồng tỏi - Bán sỉ trong tỉnh - Bán lẻ trong tỉnh - Người tiêu dùng Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị giá tăng của kênh này là 37.000 đồng/kg, trong đó giá trị gia tăng của bán sỉ trong tỉnh chiếm giá trị gia tăng cao nhất là 18.000 đồng/kg (48,65%) so với 16.000 đồng (43,24%) của người trồng tỏi. Bán lẻ trong tỉnh chỉ đạt được giá trị gia tăng là 3.000 đồng/kg (8,11% tổng giá trị chuỗi).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Giá trị gia tăng thuần của chuỗi giá trị theo kênh thị trường này đạt 23.800 đồng/kg tỏi, trong đó người trồng tỏi nhận được 39,08% giá trị gia tăng thuần, bán sỉ trong tỉnh đạt được 50,42% giá trị gia tăng thuần và bán lẻ trong tỉnh nhận được 10,5% giá trị gia tăng thuần của chuỗi.
Phân phối tổng lợi nhuận của chuỗi/năm: Nếu người trồng tỏi tiêu thụ tỏi theo kênh thị trường này thì lợi nhuận trung bình người trồng tỏi cũng chỉ nhận được là 20,7 triệu đồng/năm (3,27%) và bán sỉ trong tỉnh vẫn đạt được lợi nhận cao nhất là 606,3 triệu đồng/năm (95,72%). Bán lẻ trong tỉnh chỉ đạt được 1,01% trong tổng lợi nhuận chuỗi.
Hình 4.4 Giá trị gia tăng thuần và phân phối giá trị gia tăng thuần của các tác nhân
104
Tóm lại, phân tích phân phối giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân qua 5 kênh thị trường đã cho thấy phần lớn giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được phân phối cho thương lái ngoài tỉnh, bán sỉ ngoài tỉnh và bán sỉ trong tỉnh được phân bổ nhiều nhất giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của chuỗi (Hình 4.4).
Điều này cho thấy Địa phương cần áp dụng chiến lược nâng cấp chuỗi “tái phân phối”
để sao cho các tác nhân trong nội tỉnh hưởng được nhiều lợi nhuận được phân phối hơn, và do vậy sẽ góp phần làm nâng cao GDP của tỉnh.