B. BỘ CÂU HỎI CHO HỘ GIA ĐÌNH
3.2. Lựa chọn nông nghiệp và nghề nghiệp
Mục này trình bày tổng quan về các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình trong xã thuộc VARHS. Hình 3.2 mô tả các nghề nghiệp quan trọng nhất trong xã theo thời gian. Ở tất cả các năm, nông nghiệp vẫn là một trong ba nghề quan trọng nhất, với hơn 90% hộ có tham gia hoạt động này. Nuôi trồng thủy sản, các dịch vụ khác, hoạt động xây dựng và các nghề nghiệp khác đang có vai trò ngày càng quan trọng hơn theo thời gian.17
Sự gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản tương thích với ghi nhận về sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung (ví dụ, xem số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản). Tăng trưởng các hoạt động xây dựng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở Việt Nam trong giai đoạn này. Mặc dù sự dịch chuyển nghề nghiệp nêu ở trên đây có ý nghĩa thống kê, và phản ánh sự dịch chuyển về cấu trúc, nhưng cơ cấu ngành nghề không thay đổi về cơ bản. Thay vào đó, bức tranh chung nhận thấy ở đây là sự đa dạng hóa các
17 Những thay đổi về lựa chọn nghề nghiệp có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%, sử dụng kiểm định t hai chiều để so sánh giữa 2006 và 2014 ở cấp độ xã.
49
hoạt động tạo thu nhập đang diễn ra ở cấp độ xã nhưng vẫn không từ bỏ hoạt động chính là nông nghiệp.
Hình 3. 2: C c nghề nghiệp quan trọng nhất theo thời gian, % của xã
Lưu ý: iểu đồ cho thấy tỷ lệ phần trăm các xã có nghề nghiệp khác nhau giữa ba ngành nghề quan trọng nhất Các cán bộ xã được đề nghị cung cấp ba nghề quan trọng nhất, và họ có thể liệt kê ít hơn ba nếu không có ba ngành nghề nào có liên quan. “Các nghề nghiệp khác” bao gồm mọi nghề nghiệp loại trừ vận tải và sản xuất
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS
Số liệu trung bình cấp quốc gia có thể che giấu những khác biệt địa lý thú vị. Để khám phá điều này, Hình 3.3 chỉ ra các nghề nghiệp quan trọng nhất trong năm 2014 phân theo vùng.
Trong khi nông nghiệp là hoạt động chính ở tất cả các vùng, hoạt động này có vai trò quan trọng hơn ở các tỉnh nghèo và xa xôi phía Bắc, cũng như ở Tây Nguyên. Ở hai khu vực này, hầu hết các xã đều trả lời rằng nông nghiệp là một trong những hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất. Ở khu vực thưa dân cư hơn phía Bắc, hơn 50% số xã có hoạt động lâm nghiệp trong khi không có xã nào ở khu vực đông đúc hơn ở đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL có hoạt động này. Thủ công m nghệ và các nghề nghiệp khác là những nghề phổ biến hơn ở các trung tâm có dân số lớn, và trong các tỉnh của VARHS, thủ công m nghệ là nghề đặc biệt phổ biến ở Hà Tây. Nhiều xã ĐBSCL thuộc Long An tham gia vào các hoạt động được liệt kê trong danh mục nghề nghiệp khác, bao gồm vận tải và sản xuất, những ngành rất đặc trưng ở các vùng nông thôn cận kề với các khu đô thị đông đúc.
50
Hình 3. 3: C c nghề nghiệp quan trọng nhất trong năm 2014 phân theo v ng, % của xã
Lưu ý: iểu đồ cho thấy tỷ lệ phần trăm các xã có nghề nghiệp khác nhau giữa ba ngành nghề quan trọng nhất Các cán bộ xã được đề nghị cung cấp ba nghề quan trọng nhất, và họ có thể liệt kê ít hơn ba nếu không có ba ngành nghề nào có liên quan. “Các nghề nghiệp khác” bao gồm mọi nghề nghiệp loại trừ vận tải và sản xuất
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS
Do nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất trong cả giai đoạn ở tất cả các khu vực, rất đáng để tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc của ngành này. Hình 3.4 mô tả sự phân bổ của đất đai cho các mục đích khác nhau giữa các vùng và theo thời gian. Ở đồng bằng sông Hồng, phần lớn đất đai dùng để trồng lúa. Tuy nhiên, tỉ trọng này đang giảm theo thời gian. Thay vào đó, ngày càng nhiều đất được dùng để trồng các cây hàng năm khác hoặc cho các mục đích cư trú.
Ở phía Bắc, tỉ lệ đất lâm nghiệp đang giảm dần trong khi tỉ lệ đất dùng cho các mục đích khác tăng lên. Tình trạng phá rừng cũng diễn ra ở vùng duyên hải trung bộ.
Phần lớn đất lâm nghiệp được chuyển sang đất thổ cư. Các tỉnh ở phía Bắc và duyên hải Trung bộ ban đầu có diện tích đất rừng lớn nhất (lần lượt là hơn 50% và 30% vào năm 2006). Khi mật độ dân số và thu nhập tăng lên, một phần đất này đã được chuyển sang làm đất nông nghiệp và đất thổ cư. Ở phía Bắc, nơi còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, như chỉ ra ở Hình 3.3, rất nhiều đất mới khai hoang được dùng làm nông nghiệp. Như có thể thấy, xây dựng và các hoạt động khác đang ngày càng trở nên quan trọng ở duyên hải miền Trung. Do vậy không ngạc nhiên là một diện tích lớn đất lâm nghiệp được chuyển sang thành đất thổ cư ở đây.
51
Hình 3. 4: Phân bổ đất đai cho c c mục đích h c nhau giữa c c v ng đ a l theo thời gian
Lưu ý:Tỷ lệ được tính là trung bình đơn giản của 5 loại đất đai, bao gồm: (i) đất trồng lúa; (ii) đất trồng cây hoa màu (iii) đất trồng các cây lâu lăm khác; (iv) đất cho mục đích cư trú; (v) đất lâm nghiệp. Các loại đất khác như đất mặt nước, đồi núi vv không được bao gồm trong tính toán
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS.
Cấu trúc đất ở khu vực Tây Nguyên khá khác biệt do mật độ cây công nghiệp lớn ở đây, chủ yếu là cà phê, ngoài ra còn có cao su, chè, cô ca, và các loại cây khác. Một diện tích lớn (hơn 50% năm 2014) được dùng để trồng cây hàng năm, trong khi chỉ khoảng 30% diện tích đất để trồng lúa và các cây hàng năm khác. Ngoài ra cũng nhận thấy xu hướng nhỏ trong việc chuyển từ đất rừng sang đất nông nghiệp và thổ cư ở vùng này.
Đúng với tên gọi là “vựa lúa của Việt Nam”, hầu hết đất ở ĐBSCL được dùng để trồng lúa. Năm 2014, 60% diện tích đất được dùng vào mục đích này. Không có một xu hướng rõ ràng nào về chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực này. Điều này, cùng với xác xuất của sai sót trong đo lường, nghĩa là những thay đổi hàng năm ở khu vực này sẽ không được xem xét sâu hơn nữa.
Tựu chung lại, cả cấu trúc đất và xu hướng thay đổi trong sử dụng đất khá khác nhau giữa các vùng. Sự tương quan giữa mức thu nhập và cấu trúc sử dụng đất là khá rõ ràng. Hầu hết đất đai ở hai khu vực đồng bằng được dùng để trồng lúa. Ở hai khu vực nghèo nhất, phía Bắc và duyên hải miền Trung, xu hướng giảm diện tích đất rừng được nhận thấy rất rõ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế ở khu vực này. Nhìn chung, tỉ lệ đất dùng làm nhà ở đang tăng lên, phản ánh sự tăng lên trong mật độ dân số và thu nhập trên cả nước.
52