Ở mục này, chúng tôi xác định các rào cản đối với sự phát triển nông nghiệp và khả năng đa dạng hóa ra ngoài hoạt động nông nghiệp, như đã đề cập ở Mục 13.3. Để làm điều đó, chúng tôi xem xét sự khác biệt về đặc điểm của các thửa ruộng, các vấn đề đối với nông nghiệp, tiếp cận tín dụng, mức độ cách biệt, và mạng lưới xã hội.
13.4.1. Nông nghi p v ất
Phần này tìm hiểu những khác biệt khác biệt trong sản xuất nông nghiệp giữa các hộ DTTS và các hộ dân tộc Kinh. Theo đó, cần phải phân tích sự khác biệt về chất lượng đất canh tác, tình trạng sử hữu, các vấn đề mỗi nhóm gặp phải trước và sau thu hoạch.
Hình 13. 5: Chất lượng đất canh t c và tình trạng sở hữu sổ đ , 2014
Ghi chú: „Long distance to plots” được định ngh a là tỉ trọng của các mảnh ruộng cách xa nhà của người dân trên 1km Nhóm „No growing restrictions‟, „No bunds‟, „No terraces‟ và „No Red book‟ lần lượt là tỉ trọng của các mảnh ruộng không bị quy định bắt buộc trồng loại cây gì, không có các bờ ruộng làm bằng đất hoặc đá, không có ruộng bậc thang, hoặc không có sổ đỏ cho mảnh ruộng này. Các tỉ trọng này được tính theo cách tính trung bình đơn giản trên tổng số mảnh ruộng mà hộ sở hữu và sử dụng hoặc thuê. Các tỉ trọng này được trình bày dưới dạng phần trăm Các đường màu đen thể hiện các khoảng tin cậy ở mức 95% Tác động trong nội tỉnh của DTTS được tính bằng cách sử dụng các tác động cố định cấp tỉnh trong các mô hình hồi quy.
Source: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS.
277
Hình 13.5 trình bày sự khác biệt về chất lượng đất canh tác cũng như tình trạng sở hữu sổ đỏ giữa nhóm dân tộc Kinh và DTTS năm 2014. Các giá trị này được tính toán bằng cách hồi quy các biến kết quả với một biến giả có giá trị bằng 1 nếu hộ thuộc DTTS.
Như trình bày ở Bảng 13.1, các hộ DTTS không phân bố đồng đều giữa các tỉnh. Thay vào đó, họ thường sống ở các vùng cao nơi có điều kiện khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ cũng như thổ nhưỡng khác biệt cơ bản so với các vùng đồng bằng và duyên hải. Để đảm bảo những khác biệt quan sát được là những khác biệt thực sự giữa các hộ dân tộc Kinh và DTTS. Hình 13.5 cũng bao gồm các ước lượng dựa trên sự khác biệt giữa các hộ dân tộc Kinh và DTTS trong cùng một tỉnh. Thông thường, việc này được thực hiện bằng cách đưa thêm các tác động cố định cấp tỉnh vào trong các mô hình hồi quy.
Các hộ DTTS phải đi một quãng đường xa hơn rất nhiều để đến các thửa ruộng của mình, họ có ít các mảnh ruộng có đắp bờ bằng đất hoặc đá hơn, và họ có tỉ lệ các mảnh đất không có quyền sở hữu chính thức dưới hình thức sổ đỏ nhiều hơn. Tác động của các yếu tố này đều quan trọng, mặc dù mức độ nhỏ hơn, khi sử dụng các ước lượng với tác động cố định cấp tỉnh. Mặt khác, các hộ DTTS nhìn chung phải đối mặt với ngày càng nhiều các hạn chế và có nhiều ruộng bậc thang hơn so với các hộ dân tộc Kinh.
Những tác động này vẫn quan trọng khi sử dụng các ước lượng với tác động cố định cấp tỉnh, mặc dù mức độ nhỏ hơn rất nhiều, và giới hạn tin cậy dưới rất gần với „0‟. Các kết quả đối với hai biến này khá hợp lý ở chỗ: có ít các quy định bắt buộc phải trồng lúa ở vùng cao hơn, nơi mà sản xuất lúa ít quan trọng hơn, và đây là nơi có tỉ lệ hộ DTTS sinh sống nhiều hơn. Tương tự, có nhiều ruộng bậc thang hơn ở các vùng đồi núi hơn. Tóm lại, các hộ DTTS phải đối mặt với nhiều rào cản hơn trong việc tiếp cận với đất đai của họ, trong chất lượng đất mà họ sở hữu, và trong mức độ đảm bảo quyền tài sản của họ so với các hộ dân tộc Kinh.
Tiếp đến chúng tôi xem xét các vấn đề mà hộ gặp phải trước (Hình 13.6) và sau khi thu hoạch (Hình 13.7). Ở trong cả hai trường hợp, các hộ dân tộc Kinh có xác xuất không gặp phải vấn đề nào nhiều hơn các hộ DTTS. Ví dụ, năm 2014, 85% hộ dân tộc Kinh cho biết họ không gặp phải vấn đề nào trước khi thu hoạch, và 63% cho biết không gặp phải vấn đề nào sau khi thu hoạch. Những vấn đề mà họ gặp phải trước khi thu hoạch là gì?
278
Hình 13. 6: C c vấn đề mà hộ gặp phải trư c hi thu hoạch, 2008–14
Lưu ý: Một số nội dung có rất ít lựa chọn nên được loại bỏ. Tỷ lệ được tính theo tỷ lệ %.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu VARHS
Theo Hình 13.6, các hộ DTTS phải đối mặt nhiều hơn với các vấn đề về thiếu các nhà cung cứng, không thể mua chịu, và phải đối mặt với hạ tầng giao thông kém phát triển hơn. Ngược lại, các hộ dân tộc Kinh ngày càng gặp các khó khăn từ việc thiếu thông tin, một xu hướng không quan sát thấy đối với các hộ DTTS, có thể là bởi họ đang phải đối mặt với các vấn đề khác đổi cộm hơn. Năm 2008, gần 40% các hộ DTTS cho biết họ phải mua các đầu vào với giá rất cao; năm 2014, tỉ lệ này giảm xuống 10% ở cả nhóm hộ DTTS và dân tộc Kinh. Đối với các vấn đề sau thu hoạch, có nhiều hộ DTTS lo lắng về vấn đề thiếu kho chứa, thiếu thông tin về giá cả, và giá vận chuyển cao, mặc dù khó khăn của việc vận chuyển này có vẻ như đã giảm bớt vào các năm sau đó.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2008 2010 2012 2014
Năm
(a) Không gặp vấn đề gì
0 2 4 6 8 10 12 14 16
2008 2010 2012 2014
Năm
(b) Thiếu nhà cung ứng
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
2008 2010 2012 2014
Năm (c) Giá quá cao
0 5 10 15 20 25
2008 2010 2012 2014
Năm (d) Thiếu thông tin
Kinh Non-Kinh
0 2 4 6 8 10 12 14
2008 2010 2012 2014
Năm
(e) Không thể mua được bằng tín dụng
Kinh Non-Kinh
0 5 10 15 20 25
2008 2010 2012 2014
Năm
(f) Hạ tầng giao thông kém
Kinh Non-Kinh
279
Tóm lại, các hộ thiểu số phải đối mặt với những vấn đề truyền thống trong sản xuất nông nghiệp như là chất lượng đất canh tác thấp hơn, tỷ lệ sở hữu thấp, và gặp phải nhiều khó khăn liên quan đến hoạt động trước và sau thu hoạch hơn.
Hình 13. 7: C c vấn đề mà hộ gặp phải sau hi thu hoạch, 2008–14
Lưu ý: Các hộ gia đình được yêu cầu liệt kê 2 vấn đề mà hộ gặp phải. Một số nội dung có rất ít lựa chọn nên được loại bỏ. Tỷ lệ được tính theo tỷ lệ %.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu VARHS
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2008 2010 2012 2014
Năm
(a) Không gặp vấn đề gì
0 5 10 15 20 25
2008 2010 2012 2014
Năm
(b) Thiếu kho chứa
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2008 2010 2012 2014
Năm
(c) Thiếu thông tin về giá cả
Kinh Non-Kinh
0 5 10 15 20 25
2008 2010 2012 2014
Năm
(d) Giá vận chuyển cao
Kinh Non-Kinh
280
13.4.2. Tín d ng và các khoản vay
Phần này xem xét sự khác biệt trong việc tiếp cận tín dụng (cả chính thức và phi chính thức) giữa các hộ dân tộc Kinh và hộ DTTS. Các hộ gia đình thường có nhu cầu vay mượn khi họ muốn mở rộng sản xuất nông nghiệp hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng có thể cản trở tăng trưởng nông nghiệp và đa dạng hóa ra khỏi nông nghiệp.
Hình 13. 8: Tiếp cận tín dụng phân theo nh m dân tộc, 2008–14
Lưu ý: Tỷ lệ được tính là tỷ lệ phần trăm Các số liệu trong hình (c) được tính theo điều kiện nhận khoản vay và được tính bằng triệu đồng Việt Nam
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu của VARHS
Hình 13.8 trình bày một số thông tin về các khoản vay. Hình 13.8 (a) liệt kê tỷ lệ các hộ gia đình có phát sinh các khoản vay nợ trong vòng hai năm trước, cho thấy ở cuối giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt là năm 2014, tỷ lệ hộ DTTS có nhu cầu vay mượn đã tăng lên. Về sơ bộ, có thể thấy các hộ DTTS có tỉ lệ tiếp cận tín dụng cũng không kém gì so với hộ Kinh. Nhưng hình 13.8 (b) cho thấy có nhiều hộ DTTS bị từ chối vay tiền hơn (mặc dù tỉ lệ bị từ chối nhìn chung là thấp). Có sự chênh lệch lớn ở năm 2014 khi mà có tới gần 4% hộ DTTS bị từ chối cho vay trong khi chỉ có dưới 1% hộ dân tộc Kinh bị từ chối trong hai năm trở lại. Điều cần lưu ý là vay mượn không phải lúc nào cũng tốt: vay tiền để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu rất khác so với việc vay vốn để đầu tư.
Hình 13.8 (c) xem xét cụ thể hơn các khoản vay thông qua giá trị các khoản vay giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Trung bình khoản tiền vay mượn của các hộ DTTS chỉ bằng một nửa so với hộ dân tộc Kinh vào năm 2008. Mức chênh lệch này thậm chí còn
0 10 20 30 40 50 60
2008 2010 2012 2014
Percentage
Năm
(a) Hộ có khoản vay nợ
Kinh Non-Kinh
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2008 2010 2012 2014
Percentage
Năm
(b) Hộ bị từ chối cho vay
Kinh Non-Kinh
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2008 2010 2012 2014
Millions of VND
Năm (c) Các khoản vay
Kinh Non-Kinh
281
gia tăng theo thời gian: năm 2014, quy mô trung bình của các khoản vay của các hộ DTTS chỉ bằng chưa đến một phần ba giá trị các khoản vay của các hộ dân tộc Kinh.
Tóm lại, tình hình không khả quan như những quan sát ban đầu ở Hình 13.8 (a):
mặc dù các hộ DTTS có tham gia vay vốn trong giai đoạn nghiên cứu, có nhiều hộ DTTS bị từ chối cho vay hơn, và khi họ vay vốn, thì giá trị các khoản vay cũng nhỏ hơn. Điều đáng lo ngại nhất là, mức độ chênh lệch đang ngày càng tăng theo thời gian.
13.4.3. Mức ộ cách bi t
Như đã đề cập ở Mục 13.1, các hộ DTTS thường sống ở các vùng sâu vùng xa của đất nước. Việc sinh sống ở các vùng xa trung tâm làm giảm cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công và gia tăng chi phí vận chuyển. Trong những năm qua, Chính phủ đã có một số Chương trình mục tiêu như là Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn ở các khu vực miền núi và DTTS (Chương trình 135) để hỗ trợ phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng trên các địa bàn này80.
Mặc dù chưa có đánh giá cụ thể nào về các chính sách này, chúng tôi xem xét liệu các hộ DTTS có tiếp tục khác biệt một cách có hệ thống trong việc tiếp cận hạ tầng do phân bố địa lý của họ không. Ở mục này, chúng tôi xem xét hai chỉ số của sự cách biệt, bao gồm khoảng cách đến đường nhựa và khoảng cách đến Ủy ban Nhân dân (UBND) Xã. Khoảng cách đến đường nhựa cho biết hộ được kết nối đến các vùng xung quanh như thế nào. Khoảng cách càng dài thì thời gian đi lại càng nhiều, và có thể khiến cho việc đi lại, cũng như vận chuyển nông sản và các hàng hóa khác trở nên rất khó khăn khi có lũ lụt. Khoảng cách đến UBND xã là biến đại diện rất có ý nghĩa cho sự cách biệt bởi UBND, cơ quan quản lý hành chính cấp xã, thường được kết nối với phần còn lại của Việt Nam tốt hơn là các vùng xa xôi khác trong xã. Hình 13.9 mô tả khoảng cách phải thêm vào đối với các hộ DTTS so với các hộ dân tộc Kinh để đi đến đường nhựa và UBND xã.
80 Giai đoạn 1 của Chương trình 135 được thực hiện từ 2001–5 và giai đoạn hai từ 2006–10. Cường, Tùng và Westbrook (2014) đánh giá giai đoạn 2 và nhận thấy rằng các hộ thuộc các xã mục tiêu có sự giảm nghèo mạnh hơn các hộ thuộc các xã khác.
282
Hình 13. 9: Khoảng c ch tăng th m đối v i c c hộ DTTS theo năm, 2008-14
Ghi chú: Các tác động chỉ ra ở đây là hệ số ước lượng được khi hồi quy biến giả nếu hộ là DTTS với khoảng cách đến đường nhựa sử dụng các tác động cố định của năm Các tác động cố định của tỉnh bao gồm tất cả các biến giả của tỉnh Các đường thẳng đứng thể hiện các khoảng tin cậy ở mức 95%.
Source: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS.
Phát hiện về việc, trung bình, các hộ DTTS sinh sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh hơn có thể chỉ đơn giản là do mật độ dân số ở các khu vực này thấp hơn so với ở các khu vực khác. Để loại trừ yếu tố, Hình 13.9 trình bày tác động của việc thuộc về một DTTS, so sánh với các hộ dân tộc Kinh trong cùng một tỉnh. Để làm điều này, chúng tôi thực hiện hồi quy theo năm với các tác động cố định cấp tỉnh, giống với các hồi quy ở Mục 13.4.1.
Chênh lệch khoảng cách đến đường nhựa của các hộ DTTS so với các hộ dân tộc Kinh lớn hơn trong tất cả các năm. Năm 2008, khoảng cách này trung bình là hơn 2km cho cả mẫu và dưới 2km khi kiểm soát các khác biệt của tỉnh. Đây là một khoảng cách dài: khoảng cách đến đường nhựa trung bình của các hộ dân tộc Kinh là 3,1 km năm 2008. Tuy nhiên, mức độ cách biệt này đang giảm dần theo thời gian. Năm 2014, tác động nội tỉnh về mặt thống kê là gần như bằng „0‟. Do vậy, mặc dù các hộ DTTS nhìn chung vẫn sống cách xa đường giao thông hơn các hộ dân tộc Kinh, tác động này trong các năm sau đó, chủ yếu là do các hộ DTTS sinh sống ở các tỉnh nơi mà cả các hộ dân tộc Kinh và DTTS thường sống ở các vùng xa xôi hơn.
Chênh lệch khoảng cách đến trụ sở UBND của các hộ DTTS cũng có giá trị dương trong tất cả các năm. Năm 2008, tổng chênh lệch khoảng cách là khoảng 0,8 km, hoặc 0,25 km nếu sử dụng các ước lượng trong nội bộ tỉnh (within-province estimate). Khoảng cách trung bình của các hộ dân tộc Kinh năm 2008 là 2,4km. Mức chênh lệch khoảng
283
cách đến trụ sở UBND xã này do vậy nhỏ hơn ở cả giá trị tuyệt đối và tương đối, so với chênh lệch khoảng cách đến đường nhựa. Xu hướng theo thời gian ít rõ ràng hơn, nhưng chúng tôi muốn lưu ý rằng, trong trường hợp đối với khoảng cách đến đường nhựa, mức chênh lệch khoảng cách đối với các hộ DTTS không khác biệt thống kê với mức „0‟, khi tính đến các tác động cố định cấp tỉnh.
13.4.4. Mạn ư i xã hội
Khía cạnh cuối cùng của các trở ngại mà chúng tôi xem xét là mạng lưới xã hội của các hộ DTTS. Hình 13.10 xem xét mức độ phân đoạn xã hội của các hộ dân tộc Kinh và DTTS thông qua việt xem xét thông tin về dân tộc của ba người quan trọng nhất mà hộ có thể hỏi vay tiền khi cần thiết. Cùng với thông tin về tỉ lệ hộ DTTS trong xã, chúng tôi có thể so sánh tỉ lệ người Kinh trong mạng lưới quan hệ của một hộ với tỉ lệ hộ dân tộc Kinh trong xã. Nếu dân tộc không đóng vai trò gì trong việc hình thành nên các mối quan hệ, có thể kì vọng rằng hai tỉ lệ này là ngang bằng nhau.
Hình 13. 10: C nhiều hoặc ít ết nối v i người Kinh hơn so v i m c trung bình của xã
Ghi chú: Các hộ được đề nghị nêu tên của ba người mà họ có thể hỏi vay tiền khi cần thiết. Hình vẽ chỉ ra tỉ trọng người Kinh trong các liên kết này của mỗi nhóm hộ trừ đi tỉ trọng hộ dân tộc Kinh trong xã.
Nếu sự chênh lệch bằng 10 điểm có ngh a rằng nhóm hộ này có quan hệ với nhiều người Kinh hơn kì vọng nếu như sự hình thành các mối quan hệ này là ngẫu nhiên Điều này có thể xảy ra nếu như xã cso 75% hộ là dân tộc Kinh và 85% hộ này có mối quan hệ với các hộ dân tộc Kinh khác. Do hình vẽ này sử dụng cả số liệu từ bảng câu hỏi cấp xã, quy mô mẫu do đó giảm xuống (N=2.162 trung bình mỗi năm) Chỉ có số liệu về tỉ lệ hộ dân tộc Kinh trong xã năm 2014 Tỉ tệ này được giả định là cố định trong suốt thời kì nghiên cứu.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS.
-20 -15 -10 -5 0 5 10
2008 2010 2012 2014
Year
Kinh Non-Kinh
284
Hình 13.10 cho thấy sự khác biệt giữa hai tỉ lệ này của các hộ dân tộc Kinh và DTTS. Các số dương đối với hộ dân tộc Kinh cho thấy họ có nhiều mối quan hệ với các hộ dân tộc Kinh khác hơn kì vọng nếu như tỉ lệ người quen là người Kinh trong mạng lưới của họ lớn hơn tỉ lệ hộ dân tộ Kinh trong xã. Tương tự, các số âm đối với hộ DTTS hàm ý rằng họ có ít quan hệ với các hộ dân tộc Kinh hơn (và, do vậy, có nhiều quan hệ với các hộ DTTS khác hơn hơn) hơn là kì vọng nếu dân tộc không đóng vai trò trong việc hình thành các mối quan hệ.
Do vậy, có bằng chứng về sự phân đoạn về dân tộc trong mạng lưới xã hội. Không có dấu hiệu nào cho thấy sự khác biệt này đang giảm theo thời gian; nếu có, nó chỉ thể hiện là các hộ DTTS ngày càng bị cách biệt hơn cho đến cuối thời kì nghiên cứu. Đây có thể là một vấn đề đối với các hộ DTTS, do các mối quan hệ này có thể ít có ý nghĩa hơn trong trường hợp khẩn cấp, do, như đã chỉ ra ở Mục 13.1, các hộ DTTS thường có điều kiện sống thấp hơn và các kết nối do vậy ít có giá trị hơn. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu xem các kết nối này đã được hình thành như thế nào và tác động của nó đến phúc lợi ra sao.