Trong mục này, chúng tôi cố gắng xác định các đặc tính chủ yếu của hộ có liên quan đến sự khác biệt về phúc lợi của trẻ em. Để thực hiện phân tích này, chúng tôi tạo ra một bảng dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2014, trong đó cập nhật thông tin của từng trẻ ở mỗi hộ xuyên suốt các cuộc điều tra từ năm 2008 - 2014. Đối với mỗi chỉ số phúc lợi, chúng tôi ước lượng theo mô hình sau:
258
1 2
weliht Xht femaleiht ageiht h t iht (1)
Trong đó weliht là chỉ số phúc lợi của trẻ i trong hộ h ở năm t; Xh là véc tơ gồm các biến về đặc tính của hộ bao gồm đặc điểm của chủ hộ, thu nhập, sở hữu đất đai, tình trạng di cư của hộ, sự hiện diện của một doanh nghiệp hộ gia đình, và việc hộ có trải qua các cú sốc tự nhiên hoặc thu nhập không; female là biến giả có giá trị bằng 1 nếu trẻ là nữ; age là tuổi của trẻ; h là các tác động cố định cấp hộ; t là biến giả thời gian; và iht là các sai số thống kê.
Mô hình này cho phép xác định được những đặc điểm của từng thành viên và của hộ có liên hệ với phúc lợi của trẻ em. Các tác động cố định cấp hộ cho phép kiểm soát tất cả các đặc tính của hộ không thay đổi theo thời gian, như dân tộc, vị trí địa lý, và các yếu tố không quan sát được khác có tác động đến phúc lợi của trẻ. Các biến giả thời gian cho phép kiểm soát các thay đổi vĩ mô theo thời gian có ảnh hưởng đến tất cả các trẻ như nhau. Điều này có nghĩa là chúng tôi phân tích những thay đổi trong nội bộ hộ trong phúc lợi của trẻ em theo thời gian. Véc tơ gồm các đặc tính của hộ Xht cho phép chúng tôi giúp chúng tôi xem xét các đặc tính của hộ có liên quan đến phúc lợi của trẻ, mặc dù cần phải cẩn thận khi suy diễn bất cứ mối quan hệ nhân quả nào từ các kết quả này. Hệ số1 sẽ cho chúng ta biết phúc lợi của trẻ em nữ sẽ cao hơn hay thấp hơn trẻ em nam ở cùng một hộ như thế nào. Việc đưa thêm biến tuổi của trẻ giúp kiểm soát việc phúc lợi của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi, như đã chỉ ra ở phần phần tích theo nhóm tuổi ở Mục 12.3.
Chúng tôi tập trung vào năm chỉ số phúc lợi: (i) liệu trẻ có đi học không; (ii) Số năm đi học của trẻ; (iii) tổng số ngày làm việc bên ngoài của trẻ; (iv) tổng số ngày tham gia làm nông nghiệp của trẻ trong vòng một năm trước khi; (v) tổng số ngày đi làm việc có trả lương của trẻ. Các kết quả được trình bày ở Bảng 12.7.
Trước tiên, chúng tôi xem xét mẫu đầy đủ của các trẻ từu 6 đến 18 tuổi. Nhiều đặc tính của hộ được nhận thấy có tương quan với phúc lợi của trẻ. Các trẻ trong gia đình có chủ hộ già hơn đi học nhiều hơn và làm việc ở bên ngoài ít hơn. Điều này là do các trẻ này có ít ngày làm các công việc được trả lương hơn (cột 5). Việc chủ hộ có trình độ giáo dục cao hơn (cao hơn là tốt nghiệp cấp hai) có tương quan dương với việc trẻ đến trường.
Có mối tương quan ngược chiều giữa thu nhập của hộ và xác suất trẻ đến trường. Ở các hộ lớn hơn, trẻ em thường đi học ít hơn và có ít năm đi học hơn.
259
Trẻ ở các hộ gia đình có thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian làm các công việc bên ngoài hộ hơn (cột 3), đặc biệt là làm các công việc có trả lương (cột 5), phát hiện này đồng nghĩa với việc trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho hộ. Tuy vậy, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ ở các hộ này, do vậy thu nhập của hộ có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ đi học của trẻ.
Có rất ít bằng chứng về tác động của tài sản của hộ đối đến phúc lợi của trẻ. Basu, Das và Dutta (2010) chỉ ra mối quan hệ giữa lao động trẻ em và sở hữu đất đai có thể là phi tuyến tính, tuân theo hình chữ U ngược. Chúng tôi nhận thấy số ngày làm nông nghiệp của trẻ tăng lên khi diện tích đất canh tác tăng, nhưng tốc độ tăng chậm dần. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, dường như điểm đổi hướng của chữ U ngược tương ứng với mức giá trị đất đai sở hữu đặc biệt cao. Do vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa lao động trẻ em trong nông nghiệp và đất đai mà hộ sở hữu là phi tuyến, và nằm ở phía có độ dốc dương của hình chữ U ngược. Mối quan hệ ngược lại được nhận thấy khi chúng tôi xem xét số ngày đi làm công được trả lương: diện tích đất càng lớn, trẻ càng ít tham gia vào các công việc được trả lương, nhưng với tỉ lệ giảm dần.
Bảng 12. 7: Phân tích dữ liệu bảng về c c yếu tố quyết đ nh ph c lợi tr em, nhóm từ 6-18 tuổi , 2008-14
(1) (2) (3) (4) (5)
Đi học Số năm đến
trường Ngày làm việc Ngày làm việc
nông nghiệp Tiền lương ngày làm việc Đặc điểm hộ gia đình:
Tuổi 0,018*** 0,024 -0,469 0,061 -0,405
(0,006) (0,024) (0,909) (0,582) (0,622)
Tuổi2 -0,000 -0,000 0,002 -0,002 0,002
(0,000) (0,000) (0,010) (0,007) (0,007)
Đã kết hôn 0,017 0,248 -1,115 3,505 -4,266
(0,043) (0,171) (4,902) (3,085) (3,484)
Nữ giới -0,020 0,077 0,240 1,335 -2,575
(0,051) (0,215) (5,334) (3,182) (4,214)
Giáo dục Đại học 0,040* -0,047 -2,668 -2,984 0,412
(0,022) (0,082) (2,711) (2,239) (1,567)
Quy mô hộ -0,024*** -0,081** 0,860 -0,773 1,552*
(0,008) (0,038) (1,081) (0,764) (0,801)
Thu nhập -0,024*** -0,036 6,188*** -0,088 5,001***
(0,008) (0,036) (1,252) (0,808) (0,872)
Khoản cho vay -0,001 -0,005 -0,015 -0,033 0,014
(0,001) (0,005) (0,150) (0,100) (0,106)
Diện tích đất -0,000 -0,000 -0,103 0,367* -0,435***
(0,002) (0,007) (0,261) (0,212) (0,144)
Diện tích đất bình phương
-0,000 0,000 -0,002 -0,003*** 0,002***
(0,000) (0,000) (0,001) (0,001) (0,001)
Hộ kinh doanh 0,017 0,039 -1,514 -1,696 -4,150**
260
(1) (2) (3) (4) (5)
Đi học Số năm đến
trường Ngày làm việc Ngày làm việc
nông nghiệp Tiền lương ngày làm việc
(0,016) (0,061) (2,287) (1,397) (1,663)
Tài sản lâu bền 0,003 0,055*** 0,305 0,198 0,243
(0,004) (0,021) (0,711) (0,439) (0,499)
Sổ đỏ 0,027 0,232*** 0,658 1,179 -1,388
(0,020) (0,079) (2,741) (1,867) (1,693)
Cú sốc tự nhiên 0,017 0,066 2,419 0,537 2,230**
(0,011) (0,052) (1,586) (1,107) (1,133)
Cú sốc kinh tế 0,007 -0,069 2,770 3,139** -0,653
(0,013) (0,053) (1,944) (1,291) (1,409)
Đặc điểm trẻ em:
Nữ giới -0,008 -0,018 3,486** 2,329** 0,701
(0,013) (0,066) (1,731) (1,053) (1,281)
Tuổi -0,007*** 0,765*** 5,946*** 2,921*** 2,398***
(0,002) (0,012) (0,269) (0,163) (0,209)
Số quan sát 9.336 8.782 9.343 9.343 9.343
Số hộ 2.030 1.980 2.031 2.031 2.031
Ghi chú: Mỗi mô hình bao gồm các tác động cố định hộ và tác động cố định thời gian Sai số chuẩn được nhóm lại ở cấp hộ gia đình và cho trong dấu ngoặc đơn *** p <0,01, ** p <0,05, * p <0,1
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008-14.
Việc sở hữu tài sản cố định (một thước đo tài sản của hộ) của hộ và số năm đi học của trẻ có mối tương quan theo chiều thuận. Tương tự, trẻ ở trong các hộ gia đình có một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LUC) có số năm đi học nhiều hơn. Tất cả đều cho thấy có mối tương quan dương nào đó giữa của cải và đầu tư cho giáo dục của trẻ em.
Từ nghiên cứu của Edmonds và Turk (2004), chúng tôi cũng đưa thêm một biến giả để xem xét trường hợp liệu hộ có vận hành một doanh nghiệp không. Mặc dù chúng tôi không tìm thấy tác động nào của doanh nghiệp hộ gia đình đến giáo dục, chúng tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy số ngày đi làm thuê được trả lương của trẻ ở các hộ có một doanh nghiệp cá thể thấp hơn. Điều này có thể là do trẻ làm việc tại doanh nghiệp hộ gia đình này thay vì làm việc ở bên ngoài hộ.
Trẻ trong những hộ gia đình bị tác động bởi các cú sốc về thiên tai ( lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh) thường đi làm thuê nhiều hơn, còn trẻ ở các hộ có trải qua những biến cố về kinh tế (bệnh tật, thất nghiệp, được mùa mất giá, v.v) dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động nông nghiệp. Từ hai kết quả này cho thấy các hộ gia đình sử dụng lao động trẻ em như là một cơ chế ứng phó với rủi ro. Các cú sốc về thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động nông nghiệp do vậy trẻ em thường phải đi làm thuê. Còn khi hộ gặp phải các cú sốc về kinh tế thì trẻ em sẽ phải chuyển sang làm nông nghiệp để cho những
261
thành viên khác của hộ có thể đi làm thuê ở ngoài hoặc làm trong các doanh nghiệp hộ gia đình.
Các kết quả phân tích từ bảng dữ liệu đã chứng thực các phát hiện từ phân tích theo nhóm tuổi về sự chênh lệch phúc lợi giữa trẻ nam và nữ. Cụ thể, trẻ em nữ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong hai tuần trước đó hơn và phải làm việc bên ngoài nhiều trẻ em nam. Các bé gái cũng phải tham gia các hoạt động nông nghiệp nhiều hơn các bé trai.
Trong phần phân tích tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các hộ gia đình có trẻ từ 10-15 tuổi, đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất từ việc khai thác lao động trẻ em và hệ quả là có các tác động tiêu cực đến việc học tập. Chúng tôi ước lượng mô hình hồi quy như trong phương trình (1) với cùng các chỉ số phúc lợi. Các kết quả được trình bày ở Bảng 12.8.
Khi mẫu phân tích thu hẹp lại cho nhóm hộ có trẻ từ 10-15 tuổi thì chỉ có một số ít đặc điểm của hộ có ý nghĩa trong mô hình. Chúng tôi nhận thấy trẻ trong các gia đình lớn hơn thường ít đến trường hơn và có số năm đi học nhỏ hơn. Các trẻ này cũng có xu hướng đi làm thuê ở bên ngoài nhiều hơn. Trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian làm việc hơn, đặc biệt là đi làm thuê, điều này cho thấy có các trường hợp mà thu nhập của hộ được hỗ trợ bởi lao động trẻ em. Việc phải đối mặt với các cú sốc về kinh tế và tự nhiên cũng làm tăng số ngày làm việc bên ngoài của trẻ em, đặc biệt trong nông nghiệp.
Bảng 12. 8: Phân tích dữ liệu bảng về c c yếu tố quyết đ nh ph c lợi tr em, nhóm từ 10-15 tuổi , 2008-14
(1) (2) (3) (4) (5)
Đi học Số năm đến
trường Ngày làm việc Ngày làm việc
nông nghiệp Tiền lương ngày làm việc Đặc điểm hộ gia đình:
Tuổi 0,023*** 0,013 -0,598 0,013 -0,236
(0,008) (0,031) (1,162) (0,843) (0,578)
Tuổi2 -0,000*** -0,000 0,010 0,001 0,002
(0,000) (0,000) (0,013) (0,010) (0,006)
Đã kết hôn -0,009 0,007 -6,550 -3,858 -0,822
(0,063) (0,138) (6,981) (6,351) (3,180)
Nữ giới -0,033 -0,104 -8,124 -3,114 -5,870
(0,065) (0,177) (8,008) (5,507) (5,341)
Đại học. -0,018 -0,063 -0,413 -0,800 0,389
(0,024) (0,120) (5,283) (4,361) (0,512)
Quy mô hộ -0,043*** -0,097* 0,702 -1,106 1,383**
(0,012) (0,051) (1,513) (1,305) (0,607)
Thu nhập -0,012 -0,024 2,592* -0,439 2,163***
262
(1) (2) (3) (4) (5)
Đi học Số năm đến
trường Ngày làm việc Ngày làm việc
nông nghiệp Tiền lương ngày làm việc
(0,008) (0,039) (1,449) (1,139) (0,763)
Khoản cho vay 0,000 -0,005 0,130 0,138 0,039
(0,001) (0,006) (0,189) (0,140) (0,107)
Diện tích đất -0,004 -0,010 0,032 0,136 -0,093
(0,003) (0,012) (0,451) (0,428) (0,107)
Diện tích đất bình
phương 0,000 0,000 -0,001 -0,002 0,001
(0,000) (0,000) (0,004) (0,004) (0,001)
Hộ kinh doanh 0,007 -0,022 1,280 -1,545 -1,284
(0,015) (0,078) (2,831) (2,082) (1,322)
Tài sản lâu bền 0,006 0,078*** 1,234 0,848 0,404
(0,005) (0,030) (0,865) (0,542) (0,616)
Sổ đỏ 0,022 0,151 -1,614 -1,614 -0,605
(0,021) (0,100) (3,360) (2,699) (1,608)
Cú sốc tự nhiên 0,011 0,024 4,218** 2,716* 1,160
(0,012) (0,064) (1,861) (1,527) (0,894)
Cú sốc kinh tế 0,023* 0,094 2,119 3,570* -1,381
(0,012) (0,062) (2,549) (2,036) (1,204)
Đặc điểm trẻ em:
Nữ giới -0,003 -0,010 0,306 0,393 0,740
(0,015) (0,083) (2,114) (1,586) (1,152)
Tuổi -0,028*** 0,842*** 6,183*** 4,208*** 1,377***
(0,003) (0,016) (0,473) (0,362) (0,276)
Số quan sát 4.349 4.349 4.350 4.350 4.350
Số hộ 1.421 1.421 1.421 1.421 1.421
Lưu ý: Mỗi mô hình bao gồm các tác động cố định hộ và tác động cố định thời gian Sai số chuẩn được nhóm lại ở cấp hộ gia đình và cho trong dấu ngoặc đơn *** p <0,01, ** p <0,05, * p <0,1.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008-14.
Như đã được nhấn mạnh ở Mục 12.1, có rất nhiều nghiên cứu cho rằng thực hiện trao quyền cho phụ nữ và giúp phụ nữ tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực sẽ có lợi cho trẻ em. Việc nâng cao vị thế trong gia đình của phụ nữ được kỳ vọng là yếu tố góp phần làm giảm tỷ lệ lao động trẻ em, đặc biệt là đối với các trẻ em gái (ví dụ, xem Duflo (2003) và Qian (2008)). Để kiểm chứng cho trường hợp của Việt Nam, chúng tôi xem xét hai chỉ số về trao quyền cho phụ nữ gồm: (i) chỉ số về việc tham gia quản lý đất đai thuộc sở hữu của hộ; và (ii) Tỉ trọng số ngày làm việc được trả lương của phụ nữ. Chỉ số thứ hai được xem như là chỉ số về trao quyền cho phụ nữ với lí do là thu nhập từ các công việc được trả lương thương được kiểm soát bởi người kiếm ra số tiền đó. Chúng tôi đưa thêm lần lượt các biến này vào trong các mô hình hồi quy. Các kết quả được trình bày ở Bảng 12.9. Chỉ có các kết quả của các biến về trao quyền được trình bày để dễ dàng mô tả, nhưng mỗi mô hình bao gồm đầy đủ các biến kiểm soát của hộ và của cá nhận.
263
Bảng 12. 9: Phân tích dữ liệu bảng về c c yếu tố quyết đ nh ph c lợi tr em, nhóm từ 10-15 tuổi , 2008-14
(1) (2) (3) (4) (5)
Đi học Số năm đến
trường Ngày làm việc Ngày làm việc
nông nghiệp Tiền lương ngày làm việc Các chỉ số năng lực
Quản lý là nữ giới 0,032** 0,086 0,129 -1,523 1,056**
(0,012) (0,072) (2,155) (1,917) (0,537)
Tổng số ngày làm các công việc làm thuê của nữ giới
0,005 -0,038 -9,530** -9,508*** 1,267
(0,020) (0,115) (3,912) (3,052) (1,837)
Số quan sát 3.427 3.427 3.428 3.428 3.428
Số hộ 1.064 1.064 1.064 1.064 1.064
Lưu ý: Mỗi mô hình bao gồm các tác động cố định hộ và tác động cố định thời gian và toàn bộ các đặc điểm hộ gia đình và cá nhân bao gồm trong ảng 8. Sai số chuẩn được nhóm lại ở cấp hộ gia đình và cho trong dấu ngoặc đơn *** p <0,01, ** p <0,05, * p <0,1
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008-14.
Có một số bằng chứng cho thấy ở các hộ mà phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý đất mà hộ sở hữu, tỉ lệ trẻ đến trường cao hơn, mặc dù có vẻ là trẻ ở các gia đình này cũng làm các công việc được trả công nhiều hơn. Ở các hộ gia đình mà phụ nữ có tỉ trọng thời gian làm các công việc được trả lương nhiều hơn so với các hoạt động khác, trẻ em làm việc ít ngày hơn, và đặc biệt là có số ngày tham gia làm nông nghiệp thấp hơn hẳn.