Chúng tôi xem xét sự khác biệt trong nội bộ các hộ DTTS. Mặc dù chúng tôi vẫn coi các hộ DTTS là một nhóm đồng nhất, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự khác biệt liên quan đến yếu tố vùng miền như nơi cư trú, nhóm dân tộc cụ thể của hộ, trình độ tiếng Việt của hộ. Trong mục này chúng tôi sẽ xem xét cả ba khía cạnh trên.
Như đã thảo luận ở Mục 13.1, các hộ DTTS chủ yếu tập trung ở các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam. Trong khi đây đều là các khu vực miền núi và tương đối có ít tiếp cận với hạ tầng và các dịch vụ công, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hộ DTTS ở Tây Nguyên có điều kiện sống kém hơn so với các hộ DTTS ở miền núi phía Bắc trong những năm 1990 (Baulch và cộng sự 2007).
Sử dụng dữ liệu VARHS, chúng tôi so sánh phúc lợi kinh tế giữa các hộ thiểu số sống ở khu vực miền núi phía Bắc (Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu) với các hộ sống ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng).
285
Hình 13. 11: Sự biến động về chi ti u lương thực bình quân đầu người hàng th ng bằng 1000 đồng Việt Nam của c c hộ dân tộc thiểu số phân theo (a) heo vực, (b)
dân tộc, và (c) ngôn ngữ, 2008–14
Lưu ý: Trong hình (a) khu vực phía Bắc bao gồm các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Điện iên, Lai Châu; miền Trung bao gồm các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu VARHS
Hình 13.1 (a) cho thấy sự biến động của chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân thực theo đầu người của các hộ DTTS trong giai đoạn 2008-2014. Chúng tôi nhận thấy rằng, trong khi không có khác biệt theo vùng nào ở năm 2008, chi tiêu bình quân của các hộ DTTS ở Tây Nguyên tăng nhanh hơn nhiều so với các hộ DTTS ở miền núi phía Bắc.
0 50 100 150 200 250 300 350
2008 2010 2012 2014
Thousands of real VND
Year (a) Theo khu vực
North Central North Central
0 50 100 150 200 250 300 350 400
2008 2010 2012 2014
Thusands of real VND
Year (b) Theo dân tộc
Mu'ong H'Mong
Tay Thai
0 50 100 150 200 250 300 350 400
2008 2010 2012 2014
Thousands of real VND
Year
(c) Nói tiếng Việt
Yes No
286
Phát hiện này nhất quán với các nghiên cứu sử dụng số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) cho thấy tỉ lệ nghèo đói ở Tây Nguyên giảm nhanh hơn trong những năm 2000 (World Bank 2012).
Tiếp đến, chúng tôi xem xét qũy đạo phát triển của các hộ DTTS phân theo dân tộc. Việt Nam có 53 nhóm dân tộc thiểu số được công nhận chính thức. Để có những kết quả có ý nghĩa, chúng tôi giới hạn phân tích với các hộ trong nhóm DTTS có ít nhất 45 quan sát ở mỗi vòng điều tra của VARHS. Theo cách này, chúng tôi có bốn nhóm: Tày (dân tộc thiểu số lớn nhất của Việt Nam), Thái, Mường và H‟Mông. Do bốn dân tộc này phần lớn sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các só lieeujso sánh c
Để kết quả phân tích có ý nghĩa thống kế, chúng tôi chỉ phân tích những nhóm dân tộc thiểu số có ít nhất 45 quan sát ở mỗi vòng điều tra của VARHS. Từ đó, chúng tôi chỉ tập trung phân tích 4 nhóm, Tày (nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Việt Nam), Thái, Mường và H‟Mông. 4 nhóm dân tộc này chủ yếu tập trung sinh sống ở vùng núi phía Bắc, những dữ liệu so sánh này có thể góp phần làm rõ hơn sự chậm phát triển về kinh tế giữa các hộ thiểu số như đã thảo luận ở các phần trước.
Trong hình 13.11 (b) trình bày sự tăng trưởng của mức chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân đầu người thực tế hàng tháng của bốn nhóm dân tộc này. Kết quả phân tích cho thấy người Mường có sự tăng trưởng tốt và nhóm người H‟Mông thì lại luôn bị bỏ lại phía sau trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Mặc khác, người Thái và người Tày có sự biến động mạnh trong giai đoạn này. Mặc dù người Thái và người Tày có mức chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân đầu người hàng tháng là như nhau ở năm 2008, chi tiêu của nhóm dân tộc Tày có sự chậm lại ở năm 2010 và sau đó lại tăng mạnh, và đến năm 2014 lại cao hơn người Thái (p-value = 0,025).
Cuối cùng, chúng tôi xem xét mức độ hiểu biết và thành thạo tiếng Việt của các hộ thiểu số. Có rất nhiều hộ thiểu số không biết hoặc không thành thạo tiếng Việt. Từ dữ liệu VARHS cho thấy có tới 72,5% của 429 hộ thiểu số được hỏi ở năm 2014 cho rằng tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chính của họ. Thiếu hiểu biết tiếng Việt có thể cản trở hộ thiểu số trong việc xin vay vốn, tham gia vào thị trường chuyển nhượng, di cư, và còn có thể khiến họ bỏ học sớm. Bên cạnh đó, điều này còn hạn chế hiểu biết của họ về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ ở cấp xã mà chủ yếu là được phổ biến bằng tiếng Việt, khiến cho tỉ lệ tham gia vào các chương trình này thấp. Thật vậy, như có thể thấy ở Hình 13.11 (c), chúng tôi thấy rằng các hộ thiểu số sử dụng thông thạo tiếng Việt là ngôn
287
ngữ chính phát triển tốt hơn các hộ không sử dụng được tiếng Việt. Với tính nhất quán của phát hiện này, cần phải tìm hiểu việc không sử dụng được tiếng Việt thành thạo có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các hộ thiểu số và những bất lợi mà họ gặp phải. Gần đây, có một chương trình thí điểm được thực hiện theo hướng này, cung cấp các chương trình đào tạo song ngữ cho đồng bào DTTS với nỗ lực nhằm cải thiện kết quả học tập cho trẻ em DTTS và giúp giảm tỷ lệ bỏ học (UNICEF 2011).