VARHS thu thập thông tin chi tiết về tất cả các thành viên trong mỗi gia đình bao gồm cả trẻ em. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu này để xem xét biến động phúc lợi của trẻ trong giai đoạn 2008-2014. Chúng tôi phân tích theo ba nhóm tuổi: 6-9 tuổi, 10-14 tuổi, và 15-18 tuổi74, từ đó so sánh phúc lợi của trẻ thuộc các nhóm này ở năm 2014 với phúc lợi của trẻ ở độ tuổi tương đương ở năm 2008. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, chúng tôi sử dụng bảng dữ liệu không cân bằng vì dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra 2014 bao gồm cả các hộ được bổ sung vào năm 2012.
Nhóm nghiên cứu xem xét ba khía cạnh bao trùm của phúc lợi trẻ em: sức khỏe, giáo dục và lao động trẻ em. Đầu tiên, liên quan đến sức khỏe, đối với mỗi thành viên của hộ, người trả lời phỏng vấn được hỏi liệu thành viên đó có bị ốm trong hai tuần trước đó không. Đối với các thành viên bị ốm, họ sẽ được hỏi thành viên đó bị bệnh gì, và chúng tôi nhóm các loại bệnh này thành bệnh mãn tính (bao gồm bệnh tim, bệnh hô hấp, và ung thư), các bệnh về tinh thần, hoặc các loại bệnh thông thường khác như cảm, cúm, bị thương, vân vân. Thứ hai, về giáo dục, chúng tôi xem xét một chỉ số cho biết liệu trẻ có đến trường hay không, và đối với các trẻ lớn hơn 4 tuổi, số năm mà trẻ đã đi học. Thứ ba, về lao động trẻ em, VARHS thu thập toàn bộ những thông tin chi tiết về việc sử dụng thời gian của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Chủ hộ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về số ngày trong vòng mọt năm qua mà mỗi thành viên trong hộ đã làm các công việc khác nhau. Các việc này bao gồm nông nghiệp, khai thác tài nguyên chung, làm cho doanh nghiệp hộ gia đình, và làm việc được trả công ở bên ngoài.
74 Chúng tôi không xem xét đặc điểm của các bé từ 0–5 tuổi, bởi vì không tìm thấy bất kỳ sự thay đổi theo thời gian nào của nhóm này, 6 tuổi là tuổi bắt đầu đi học của hầu hết trẻ em Việt Nam.
252
Basu, Das, và Dutta (2010) và Edmonds và Pavcnik (2005b) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bao gồm cả làm việc nhà trong lao động trẻ em. Rất tiêc là cuộc điều tra VARHS không thu thập thông tin về công việc nhà và việc nội trợ của các hộ gia đình một cách nhất quán theo thời gian, do đó chúng tôi không thể xem xét các hoạt động này trong phân tích của mình. Chúng tôi nhận thức được rằng, khi loại bỏ việc nhà khỏi các phân tích, chúng tôi có thể sẽ đánh giá thấp việc tham gia lao động của trẻ em gái.
Bảng 12.3 trình bày các chỉ số phúc lợi này cho ba nhóm tuổi năm 2008 và 2014.
Tỉ lệ trẻ là bé gái trong mỗi nhóm tuổi cũng được nêu ra ở đây. Các bé gái hiện diện ở khoảng một nửa mẫu trong mỗi thời kì, gợi ý rằng, ít nhất trong mẫu của chúng tôi, không có bằng chứng về mất cân bằng giới tính.
Bảng 12. 3: Đặc điểm của tr em phân theo các nhóm tuổi khác nhau, 2008–14
Nhóm: 6-9 tuổi 10-14 tuổi 15-18 tuổi
Năm 2008 2014 2008 2014 2008 2014
Nữ 0,50 0,53 0,50 0,51 0,54 0,50
Bị bệnh trong 2 tuần vừa qua
0,09 0,06* 0,07 0,03*** 0,07 0,03***
Trong đó:
Bệnh mãn tính 0,12 0,30** 0,09 0,04 0,16 0,10
Bệnh cấp tính 0,02 0,05 0,09 0,00 0,09 0,10
Bệnh khác 0,88 0,65*** 0,85 1,00** 0,75 0,81
Đi học 0,69 0,76*** 0,91 0,97*** 0,64 0,75***
Số năm đến trường
2,07 2,16 5,77 5,91* 8,93 9,58***
Tổng số ngày làm việc
6,26 1,85*** 21,34 6,70*** 64,64 34,40***
Số ngày tham gia nông nghiệp
4,28 1,28*** 17,23 5,16*** 38,55 15,23***
Số ngày làm các công việc làm thuê
0,52 0,16** 1,63 0,53*** 3,81 1,92***
Số ngày làm công việc kinh doanh
0,00 0,00 1,04 0,49* 4,41 2,04**
Lương ngày làm việc
1,47 0,41 1,46 0,53 18,14 15,21
n 561 606 1.028 836 1.071 738
Lưu ý: sử dụng bảng dữ liệu không cân bằng, *** , **, * sự khác biệt ở các mức ý ngh a lần lượt là 1%, 5%, và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14.
253
Tỷ lệ trẻ em có vấn đề về sức khỏe trong vòng hai tuần trước đó giảm. Điều này cho thấy có sự cải thiện đáng kể về tình trạng sức khỏe của trẻ em và những người trẻ theo thời gian. Trong nhóm trẻ từ 6-9 tuổi, có sự gia tăng tỉ lệ trẻ mắc các bệnh mãn tính một cách rõ rệt. Báo cáo của World Bank (2006) cho thấy ở tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp ở Việt Nam khá cao do sự xuống cấp của môi trường. Sự gia tăng tỉ lệ trẻ bị mắc các bệnh mãn tính không được nhận thấy ở các nhóm tuổi khác.
Số trẻ đến trường ở mọi lứa tuổi năm 2014 cao hơn rất nhiều so với năm 2008, số năm đến trường trung bình của trẻ trên 10 tuổi cũng cao hơn. Việc sử dụng thời gian của trẻ cũng có sự cải thiện. Năm 2014 trẻ sử dụng ít thời gian để làm việc hơn so với năm 2008 ở mọi nhóm tuổi. Đặc biệt là trẻ dành ít thời gian để tham gia vào hoạt động nông nghiệp, nhóm trẻ từ 6-9 tuổi giảm từ 4,3 xuống còn 1 ngày/năm vào năm 2014, đối với nhóm từ 10-14 tuổi giảm từ 17,2 còn 5,2 ngày/năm và nhóm 15-18 tuổi giảm từ 38,5 xuống 15,2 ngày/năm. Thời gian trẻ dưới 15 tuổi tham gia các công việc làm thuê thấp và ngày càng giảm dần xuống còn trung bình nửa ngày trong năm. Thời gian đi làm thuê trong năm của những trẻ trên 15 tuổi cũng giảm từ 18,1 ngày năm 2008 xuống còn 15,2 ngày năm 2014, nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Công việc chủ yếu của nhóm trẻ này là thuộc các ngành dịch vụ (43% ở năm 2014), tiếp theo là sản xuất (32% ở năm 2014), nông nghiệp và các ngành sơ cấp khác (23% năm 2014).
Nhìn chung, các số liệu thống kê này cho thấy phúc lợi của trẻ em trên các phương diện sức khỏe, giáo dục và lao động đều được cải thiện trong giai đoạn từ 2008-2014.
Các kết quả này củng cố cho các phát hiện về tiến bộ phúc lợi của trẻ ở Việt Nam trong các nghiên cứu được nhắc đến ở phần đầu của chương này.
Liệu những cải thiện này có đồng nhất ở các nhóm chi tiêu không? Thiết kế của VARHS cho phép theo dõi các trẻ thuộc cùng một nhóm tuổi theo thời gian. Chúng tôi tập trung vào các trẻ có độ tuổi từ 6-9 tuổi ở thời điểm năm 2008 và tìm hiểu việc đến trường và thành tích học tập của nhóm này trong ba vòng điều tra sau đó. Chúng tôi phân chia trẻ trong độ tuổi này theo các nhóm chi tiêu từ dữ liệu năm 2008. Bảng 12.4 trình bày các kết quả. Năm 2008, chỉ có 51% trẻ ở nhóm ngũ vị phân thấp nhất đến trường, so với 65% trẻ ở nhóm ngũ vị phân cao nhất. Các trẻ ở nhóm ngũ vị phân cao nhất có số năm đi học nhiều hơn gần một năm so với trẻ ở nhóm ngũ vị phân thấp nhất. Mặc dù tỉ lệ trẻ đi học tăng lên ở tất cả các nhóm theo thời gian, sự khác biệt giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất vẫn khá lớn; chỉ 57% trẻ ở nhóm nghèo nhất đi học năm 2014, so với
254
76% ở nhóm giàu nhất. Điều thú vị là, các nhóm ngũ vị phân ở giữa đang đuổi kịp nhóm giàu nhất theo thời gian. Cụ thể là, tỉ lệ trẻ em đi học ở nhóm giàu thứ hai và thứ ba đã tăng lên, với khoảng 74% trẻ đi học năm 2014 so với chỉ 66% năm 2008. Thêm vào đó, trong khi tất cả các nhóm đều cho thấy có sự cải thiện theo thời gian, nhóm nghèo nhất, tức là trẻ em thuộc tầng lớp nghèo nhất trong xã hội năm 2008, đã không đuổi kịp các nhóm khác. Xu hướng phân rã trong tích tụ vốn nhân lực giữa nhóm nghèo nhất và các nhóm khác có thể kéo dài cách biệt về phúc lợi theo thời gian, khiến cho nhóm này càng khó bắt kịp trong dài hạn.
Bảng 12. 4: Sự ph t triển về gi o dục của tr em từ 6-9 tuổi trong năm 2008, phân theo m c ngũ v phân chi ti u lương thực năm 2008
2008 2010 2012 2014
Nhóm 2008
Đi học Số năm đến trường
Đi học Số năm đến trường
Đi học Số năm đến trường
Đi học Số năm đến trường
1 0,51 3,96 0,61 4,45 0,58 5,40 0,57 6,59
2 0,63 4,59 0,70 5,67 0,69 6,40 0,67 7,50
3 0,66 4,67 0,76 5,57 0,77 7,05 0,74 8,10
4 0,66 4,74 0,72 5,86 0,79 7,05 0,73 7,99
5 0,65 4,93 0,76 5,68 0,79 6,81 0,76 7,90
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14.
Bước tiếp theo, chúng tôi phân các nhóm tuổi theo giới tính. Tham khảo các phát hiện của Edmonds và Turk (2004) về sự khác biệt trong phúc lợi của trẻ em, chúng tôi cố gắng xác định liệu có sự khác biệt về giới nào trong việc phân bổ phúc lợi không. Chúng tôi tập trung vào nhóm trẻ từ 6-18 tuổi. Sự phân rã này được trình bày ở Bảng 12.5 về các chỉ số sức khỏe, giáo dục và thời gian lao động.
Tỉ lệ trẻ mắc bệnh giảm đối với cả nhóm nam và nữ trong giai đoạn từ 2008 đến 2014. Nhóm trẻ em nữ có xác suất mắc bệnh trong hai tuần trước cao hơn nhóm trẻ em nam. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm trẻ từ 6-9 tuổi. Tỉ lệ trẻ đến trường và số năm đi học tăng lên hoặc không thay đổi từ năm 2008 đến 2014 cho cả trẻ em nam và nữ ở mỗi nhóm tuổi. Năm 2014, tỉ lệ trẻ em nữ trong độ tuổi từ 6-9 tuổi đi học cao hơn so với trẻ em nam. Tuy nhiên, trẻ em nam trong độ tuổi này có số năm đi học nhiều hơn. Trẻ em nam trong độ tuổi từ 10-14 tuổi cũng có số năm đi học cao hơn so với trẻ em nữ trong độ tuổi này năm 2014. Những phát hiện này gợi ý rằng, mặc dù có sự
255
cải thiện về sức khỏe cho cả trẻ em nam và nữ, nhưng sự cải thiện này lại nghiêng nhiều hơn về phía trẻ em nam.
Số ngày làm việc của trẻ em nam và nữ đều giảm, đặc biệt giảm mạnh ở nhóm trẻ em nam lớn tuổi. Năm 2014, thời gian làm việc bên ngoài của các bạn nam từ 15-18 tuổi ít hơn rất nhiều so với các bạn gái cùng tuổi. Điều này cũng được phản ánh trong số ngày làm các công việc khác nhau. Năm 2008, các bé gái từ 6-9 tuổi phải phụ giúp công việc đồng áng nhiều hơn các bé trai cùng tuổi, tuy nhiên tất cả các bé trong độ tuổi này đều ít phải tham gia các hoạt động nông nghiệp, mỗi bé chỉ phải làm khoảng một ngày/năm ở năm 2014. Tương tự như vậy, với nhóm tuổi từ 10-14 tuổi, số ngày tham gia hoạt động nông nghiệp của các bạn nữ giảm từ 14,8 xuống còn 5,13 ngày và bạn nam giảm từ 19,6 xuống còn 5,2 ngày một năm từ năm 2008 đến năm 2014. Với các trẻ từ 15-18 tuổi, số ngày trung bình trong năm tham gia các hoạt động nông nghiệp của các bạn trai giảm từ 37,1 ngày năm 2014 xuống còn 13,1 ngày vào năm 2008, và với các bạn gái thì giảm từ 39,8 ngày xuống 17,4 ngày. Thời gian bình quân dành cho hoạt động làm thuê của các bạn trai cao hơn là các bé gái ở tất cả mọi lứa tuổi, nhưng kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung, các chỉ số phúc lợi đã được cải thiện cho cả hai giới, tuy nhiên các bé trai được hưởng lợi nhiều hơn các bé gái, phát hiện này cũng giống với tình trạng ở nhiều quốc gia, theo đó tỷ lệ lao động trẻ em gái cao hơn trẻ em trai.
Từ những phát hiện về sự không đồng đều về phúc lợi đối với trẻ em theo các nhóm dân tộc khác nhau trong nghiên cứu Edmonds và Turk (2004) và World Bank (2016), chúng tôi cũng phân rã các nhóm tuổi theo dân tộc của chủ hộ.75 Dữ liệu thống kê mô tả trình bày ở Bảng 12.6 cho thấy không có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe của các trẻ DTTS so với các trẻ là dân tộc Kinh. Đối với các trẻ nhỏ tuổi, thì không có sự chênh lệch về giáo dục của giữa các nhóm dân tộc với nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch xuất hiện ở các nhóm tuổi lớn hơn. Tỷ lệ đến trường của trẻ em DTTS ở độ tuổi từ 10-14 tuổi và nhóm từ 15-18 tuổi thấp hơn nhiều so với các trẻ cùng nhóm tuổi thuộc dân tộc Kinh. Có sự cách biệt lớn về tỷ lệ trẻ đến trường, chỉ có 59% trẻ em là người DTTS đến trường trong khi đó tỷ lệ này đối với trẻ dân tộc Kinh là 81%. Tương tự như vậy, số năm đi học của các trẻ DTTS từ 10 tuổi trở lên thấp hơn so với trẻ cùng nhóm tuổi là người dân tộc Kinh. Cụ thể năm 2014, số năm đến trường bình quân của mỗi trẻ người DTTS trong độ tuổi từ 10-14 tuổi là 5,6 năm và đối với nhóm trẻ cùng lứa tuổi thuộc dân tộc
75 Phân tích đầy đủ về các hộ DTTS trong tỉnh ở Chương 13.
256
Kinh là 6 năm, đối với nhóm trẻ từ 15-18, thì có trung bình 8,4 năm đi học đối với DTTS và 10,1 năm đối với dân tộc Kinh. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực về mức sống đối với cả hai nhóm dân tộc Kinh và DTTS, vẫn có sự chênh lệch nhất định về phúc lợi của hai nhóm này. Do mức độ tích lũy vốn con người của các hộ DTTS chậm hơn nên việc thu hẹp khoảng cách về mức sống của hai nhóm này có thể sẽ cần rất nhiều thời gian.
Bảng 12. 5: Đặc điểm của tr em theo c c nh m tuổi h c nhau phân theo gi i tính, 2008–14a
6-9 tuổi 10–14 tuổi 15- 18 tuổi
2008 2014 2008 2014 2008 2014
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Bị bệnh trong 2 tuần qua
0,09 0,08 0,08 0,04* 0,07 0,06 0,03 0,03 0,06 0,08 0,04 0,02
Đi học 0,67 0,71 0,79 0,72*
*
0,92 0,91 0,97 0,97 0,64 0,63 0,72 0,77 Số năm đến
trường
2,04 2,09 2,04 2,31*
*
5,79 5,75 5,78 6,04*
*
9,01 8,85 9,48 9,68 Tổng số ngày
làm việc
7,40 5,13 1,60 2,12 18,63 24,00
*
6,24 7,19 62,96 66,58 36,05 32,75*
* Số ngày tham
gia nông nghiệp
6,24 2,33*
*
1,48 1,05 14,80 19,60
*
5,13 5,19 39,77 37,14 17,38 13,10
Số ngày làm các công việc làm thuê
0,44 0,58 0,12 0,20 1,52 1,74 0,70 0,34*
*
4,42 3,11* 1,85 1,99
Số ngày làm công việc kinh doanh
0,00 0,00 0,00 0,00 0,53 1,55*
*
0,15 0,85* 3,64 5,31 2,49 1,60
Lương ngày làm việc
0,72 2,21 0,00 0,88 1,82 1,11 0,27 0,82 15,67 21,02 14,34 16,07 Notes: sử dụng bảng dữu liệu không cân bằng. *** , **, * sự khác biệt ở các mức ý ngh a lần lượt là 1%, 5%, và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14
Có những sự khác biệt còn đáng lưu ý hơn đối với lao động trẻ em giữa nhóm DTTS và dân tộc Kinh, đặc biệt ở nhóm trẻ lớn tuổi. Năm 2014, nhóm trẻ từ 10-14 tuổi ở các hộ DTTS trung bình có 13,6 ngày ra ngoài làm việc, trong khi đó con số này chỉ là 3,8 ngày đối với trẻ dân tộc Kinh. Sự khác biệt chủ yếu là ở thời gian làm nông nghiệp.
Ví dụ, năm 2014, con em đồng bào DTTS trong độ tuổi từ 10-14 tuổi sử dụng trung bình 11,6 ngày để tham gia các hoạt động nông nghiệp (giảm từ 26,8 ngày vào năm 2008).
Cũng trong độ tuổi này, trẻ em dân tộc Kinh trung bình chỉ có 2,4 ngày làm các công việc liên quan đến nông nghiệp. Trẻ từ 15-18 tuổi, trung bình có 30 ngày làm nông nghiệp đối
257
với trẻ là người DTTS và chỉ có 8,7 ngày đối với trẻ là người Kinh ở cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em người Kinh trong độ tuổi 15-18 tuổi đi làm thuê nhiều hơn (18,4 ngày) và đối với trẻ người DTTS là 8,08 ngày. Mặc dù phúc lợi đã được cải thiện đáng kể cho tất cả trẻ em nhưng những kết quả đã đạt được thì không đủ để thu hẹp khoảng cách về phúc lợi giữa nhóm trẻ dân tộc Kinh và nhóm trẻ DTTS. Có sự chênh lệch rõ nét với nhóm trẻ trên 10 tuổi và sự cách biệt lớn nhất được nhận thấy trong nhóm trẻ từ 15-18 tuổi.
Bảng 12. 6: Đặc điểm của c c nh m tuổi khác nhau phân theo dân tộc, 2008–14a
6-9 tuổi 10–14 tuổi 15–18 tuổi
2008 2014 2008 2014 2008 2014
Dân tộc thiểu số
Kinh Dân tộc thiểu số
Kinh Dân tộc thiểu số
Kinh Dân tộc thiểu số
Kinh Dân tộc thiểu số
Kinh Dân tộc thiểu số
Kinh
Bị bệnh trong 2 tuần qua
0,08 0,09 0,056 0,06 0,05 0,07 0,04 0,03 0,08 0,07 0,04 0,02
Đi học 0,68 0,69 0,74 0,76 0,81 0,96*** 0,94 0,99*
**
0,45 0,72**
*
0,59 0,81***
Số năm đến trường
1,82 2,20*** 2,18 2,16 5,05 6,09*** 5,62 6,03*
**
7,46 9,53**
*
8,36 10,12***
Tổng số ngày làm việc
9,24 4,70 2,02 1,78 30,60 17,14**
*
13,56 3,85*
**
82,47 57,44*
**
42,69 30,73**
Số ngày tham gia nông nghiệp
7,82 2,42*** 1,77 1,09 26,81 12,87**
*
11,61 2,46*
**
64,01 28,27*
**
30,05 8,69***
Số ngày làm các công việc làm thuê
1,16 0,18*** 0,24 0,13 2,92 1,05*** 1,18 0,25*
**
7,69 2,25**
*
4,33 0,85***
Số ngày làm công việc kinh doanh
0,00 0,00 0,00 0,00 0,19 1,43** 0,62 0,43 1,07 5,76**
*
0,23 2,84*
Lương ngày làm việc
0,26 2,10 0,00 0,56 0,68 1,81 0,14 0,70 9,85 21,50*
**
8,08 18,36**
Lưu ý: sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng, *** , **, * sự khác biệt ở các mức ý ngh a lần lượt là 1% , 5%, và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14.