Các công trình nghiên cứu về phụ nữ, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 28 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phụ nữ, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới Ụ Thạ Ki Chụ Lạ Mạ Ni, Kham Phủi, “Vai trò nam - nữ trong sự phát triển” [123]. Tác giả đã làm rõ những nhận thức cơ bản về vai trò nam - nữ trong sự phát triển, qua khảo sát thực tiễn tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện vai trò nam - nữ tại một số địa phương ở CHDCND Lào trong thời gian qua và đưa ra một số quan điểm về nâng cao vai trò nam - nữ trong sự phát triển. Công trình khoa học nêu trên đã mang lại những gợi ý cho tác giả luận án khi nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở CHDCND Lào.

Sỉ Am Phay Sổ Lạ Thí, “Nâng cao vai trò nam - nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội” [112]. Tác giá bài viết đã trình bày tình hình và đặc điểm của toàn cầu hóa, tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến sự phát triển của phụ nữ, nêu những quan điểm của quốc tế về sự phát triển phụ nữ và bình đẳng giới, phân tích thực trạng nâng cao vai trò nam - nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào, trong đó, chỉ ra những thành tựu đã đạt được trong những năm qua và những cản trở đối với việc thực hiện bình đẳng giới. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng giới ở CHDCND Lào ngày càng hiện thực hóa.

Sỉ Súc Phị La Vông, Khăm Chăn Phôm Sẻng Sạ Vẳn, “Tài liệu tập huấn đối với toàn bộ phụ nữ” [116]. Nhóm tác giả của cuốn sách đã tập trung phân tích rất rõ về vai trò của phụ nữ Lào trong mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội.

Đặc biệt, vai trò của phụ nữ trong HTCT của chế độ dân chủ nhân dân được nhóm tác giả đề cập rất cụ thể như: vai trò phụ nữ trong tổ chức Đảng: “Phụ nữ đã được tham gia vào BCT, BCHCTW Đảng, tham gia vào đảng ủy của các bộ, cơ quan, đảng ủy của cấp tỉnh, huyện và bản, đơn vị ngày càng tăng lên. Đồng thời, số lượng phụ nữ là đảng viên cũng tăng lên” [116, tr.6]. Vai trò phụ nữ trong cơ quan Chính phủ trong chế độ dân chủ nhân dân cũng đã được quan tâm, phụ nữ có quyền ngang bằng nam giới trong việc tham gia hoạt động về

mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, gia đình… Phụ nữ có quyền bầu cửu, ứng cử và tham gia vào việc bàn bạc và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Vai trò phụ nữ trong tổ chức quần chúng, phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số cả nước là lực lượng to lớn của đất nước, chính vì vậy phụ nữ tham gia rất tích cực vào các tổ chức quần chúng và trở thành những người lãnh đạo trong các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, HLHPN và Hội Cựu chiến binh).

Phỉu La Văn Luẩng Văn Na, Sổm Chăn Tha Nạ Vông, “Lịch sử truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào” [106]. Cuốn sách đã tập trung vào 4 nội dung chính: phong trào phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến năm 1983; Đại hội phụ nữ toàn quốc, hoạt động của HLHPN và phụ nữ Lào từ năm 1984-2010; quan điểm, đường lối, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Các tác giả đã nêu được quá trình hình thành và vận động của HLHPN Lào, thành tựu nổi bật của phụ nữ Lào trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 2010, khẳng định dấu mốc truyền thống sự ra đời, sự vận động, những thành tựu của HLHPN và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các bộ tộc Lào.

Cuốn sách là cơ sở để tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của phụ nữ cho xã hội, cho các thế hệ sau này được học hỏi và kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các bộ tộc Lào cũng như của đất nước Lào.

Sụ Lị Khon Phôm Mạ Vông Sả, “Tổng hợp một số Điều của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ Lào” [119]. Nhóm tác giả của cuốn sách đã tập hợp một số Điều của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ Lào, nhằm cung cấp thông tin và làm cơ sở cần thiết về mặt pháp lý trong mọi lĩnh vực công tác cho phụ nữ các bộ tộc Lào, cũng như toàn xã hội. Cuốn sách bao gồm một số Điều trong Hiến pháp và pháp luật trong 3 lĩnh vực: lĩnh vực hành chính và công bằng, lĩnh vực văn hóa - xã hội, lĩnh vực lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu về chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về phụ nữ tham gia LĐ, QL.

Chăn Đi Păn Kẹo, “Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự khuyến khích bình đẳng giới” [81]. Bài viết này đã làm rõ quan điểm của Đảng NDCM Lào về vị trí, vai trò của phụ nữ, Đảng luôn luôn khẳng định: phụ nữ Lào chiếm hơn một nửa dân số trong cả nước, là lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực, nhưng là lực lượng đặc biệt - sản xuất ra lực lượng lao động, nghĩa là phụ nữ có vai trò sinh ra thế hệ mới; phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, góp phần to lớn vào sự phát triển của người chồng, người con. Cùng với đó, tác giả đã phân tích rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giải phóng phụ nữ, nhiệm vụ cơ bản tất yếu của công tác giải phóng phụ nữ trong giai đoạn mới, nhiệm vụ trước mắt về công tác giải phóng phụ nữ. Ngoài ra, còn nêu những nguyên tắc chỉ đạo - lãnh đạo cách mạng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giải phóng phụ nữ.

Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn, Khăm Chăn Phôm Sẻng Sạ Vẳn, “Những bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Đại hội của HLHPN Lào lần thứ I - VI” [113]. Cuốn sách đã tập hợp những bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại các kỳ Đại hội phụ nữ toàn quốc. Nhóm tác giả cuốn sách khẳng định, từ khi HLHPN Lào được thành lập (20/7/1955) đến nay, đã qua 6 kỳ Đại hội, tại các kỳ Đại hội, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều tham dự và có lời phát biểu, đó là một biểu hiện rất rõ về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phụ nữ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng. Các bài phát biểu đã trở thành kim chỉ nam cho hành động phong trào của HLHPN Lào. Nó vừa là cơ sở để giáo dục phụ nữ, chỉ đạo phong trào phụ nữ và vừa là cơ sở để xác định phương hướng, kế hoạch thực hiện kế hoạch phát triển phụ nữ trong từng giai đoạn.

Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn, “Vai trò của phụ nữ Lào trong gia đình” [114].

Bài viết tập trung phân tích, khái quát về chức năng gia đình và đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình, phụ nữ đã thực hiện vai trò của mình trong gia đình từ xa xưa cho đến ngày nay, đặc biệt, trong việc chăm sóc đời sống hàng ngày của gia đình, trong việc dạy dỗ con gái. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ

rõ một số nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện vai trò của phụ nữ trong gia đình, một là do bản thân người phụ nữ, hai là do tác động của kinh tế thị trường, ba là do các thành viên trong gia đình. Để phát huy được mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình.

Các công trình, bài viết nêu trên đã nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

Một là, một số công trình đã làm rõ nhận thức cơ bản về vai trò nam - nữ trong sự phát triển, phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò nam - nữ, nêu một số nguyên nhân sự bất bình đẳng nam - nữ về mọi mặt; đặc biệt là trong lĩnh vực tham gia quản lý xã hội.

Hai là, các công trình nghiên cứu đã luận giải vị trí, vai trò của người phụ nữ từ lịch sử cho đến hiện tại, vai trò trong gia đình và cộng đồng, chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ; nhấn mạnh rằng, phụ nữ Lào chiếm hơn một nửa của dân số cả nước, có vai trò to lớn không thể thiếu được trong gia đình cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ba là, một số công trình nghiên cứu đã khái quát vị trí, vai trò của HLHPN; phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của HLHPN, đặc biệt là vai trò của Hội trong việc tham mưu đưa phụ nữ tham gia hoạt động chính trị trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bốn là, một số các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng NDCM Lào, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ nhằm đảm bảo quyền tham gia của phụ nữ về mọi mặt, trong đó gồm cả quyền tham gia chính trị của phụ nữ.

Thứ hai: Nghiên cứu chung về hệ thống chính trị và phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý nói chung, trong HTCT nói riêng

Sổm Lít Phước Kẹo, “Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay” [118]. Luận án đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị và HTCT; một số vấn đề cơ bản của nền chính trị; quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng cơ bản của HTCT Lào; phân tích

vị trí và thực trạng HTCT cấp tỉnh ở CHDCND Lào; nêu những quan điểm cơ bản, phương hướng và giải pháp đổi mới HTCT nói chung, HTCT cấp tỉnh nói riêng ở CHDCND Lào hiện nay.

Vi Xúc Phôm Phi Thắc, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” [126]. Luận án làm rõ quá trình đổi mới HTCT nói chung, đổi mới và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT ở Lào nói riêng phải được tiến hành theo quan điểm, nguyên tắc dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, xuất phát từ thực tiễn, đặc điểm truyền thống chính trị của dân tộc và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong tổ chức, xây dựng HTCT trong những năm qua, trong đó có tính đến những kiến thức và kinh nghiệm của Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời luận án phân tích tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội, mô hình tổ chức quyền lực, phương thức lãnh đạo của Đảng trong HTCT ở Lào và chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân. Từ đó đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với HTCT, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

La Chay Sinh Su Văn, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị ở CHDCND Lào” [101]. Bài viết đã tập trung phân tích sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với HTCT là bảo đảm cho công cuộc đổi mới thành công; Đảng phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, phải kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh toàn diện từ trung ương đến địa phương.

La Chay Sinh Su Văn, “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay” [102]. Tác giả của luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về HTCT và HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào, khái quát lại những đặc điểm của HTCT và HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào và đưa ra những yêu cầu đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay. Đồng thời, phân tích khảo sát đánh giá thực trạng, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong HTCT cấp cơ sở ở

nông thôn Lào hiện nay. Từ đó, đề xuất các quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới HTCT cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay.

Bua Von On Chăn Hỏm, “Phải đào tạo cán bộ nữ cho tương xứng với cán bộ nam” [77]. Tác giả bài viết cho biết, từ khi có Đảng lãnh đạo, Đảng đã có đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đưa ra chính sách cụ thể để phát triển phụ nữ về mọi mặt trong từng giai đoạn. Trên cơ sở thực hiện đường lối, chính sách của Đảng về việc phát triển phụ nữ làm cho cán bộ nữ ngày càng tăng lên, tạo điều kiện cho cán bộ nữ được tham gia LĐ, QL từ trung ương đến địa phương cả về số lượng và chất lượng.

Đồng thời, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong việc đào tạo cán bộ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Bài viết là gợi ý khoa học quan trọng cho tác giả luận án khi triển khai đề tài nghiên cứu.

Ních Khăm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [104]. Luận án đi sâu nghiên cứu ba vấn đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN ở CHDCND Lào - Những vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm; thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của HLHPN Lào trong gian đoạn hiện nay;

phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ HLHPN Lào.

Nội dung của luận án đó đề cập đến nhiều vấn đề mà tác giả luận án này cũng quan tâm nghiên cứu như: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cán bộ LĐ, QL; HLHPHN Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; thực trạng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo HLHPN Lào… Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả luận án kế thừa khi thực hiện đề tài.

Sổm Chay Sẻng Phu Phả Ngân, “Phụ nữ với sự phát triển trong giai đoạn mới” [117]. Trong bài viết đã chỉ ra vị trí, vai trò của phụ nữ Lào trong xã hội cũ: phụ nữ Lào bị phân biệt, bị coi thường; phụ nữ được xác định chỉ là những

người sinh con, nuôi con, chăm sóc gia đình; làm lao động chủ yếu sản xuất kinh tế để nuôi dưỡng gia đình và xã hội, không được học hành cao như nam giới.

Sau đó, tác giả đã trình bày vị trí, vai trò của người phụ nữ Lào từ khi có Đảng NDCM Lào lãnh đạo cho đến ngày nay; trong đó, đã đánh giá sự tham gia của phụ nữ Lào trong sự phát triển đất nước, vị trí, vai trò của phụ nữ Lào ngày càng được nâng cao về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực LĐ, QL. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân cản trở sự phát triển phụ nữ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của phụ nữ trong công tác của Đảng, Nhà nước và xã hội.

Băn Đít Pạ Thum Văn, “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào trên trường quốc tế” [76]. Tác giả đã khái quát sự đóng góp của HLHPN Lào với tư cách là đại diện cho quyền và lợi ích của phụ nữ Lào, HLHPN Lào đã tích cực tham gia vào quá trình thực hiện bình đẳng giới của quốc tế như: cam kết với Hiệp ước CEDAW, tích cực thực hiện kế hoạch hành động 12 điều của Đại hội phụ nữ quốc tế lần thứ IV, gọi là “Tuyên bố Bắc Kinh”; cam kết với tổ chức phụ nữ của các nước ASEAN. Ngoài ra, HLHPN Lào đã tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất với Đảng và Chính phủ CHDCND Lào tạo mọi điều kiện cho HLHPN Lào thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhờ đó, HLHPN Lào đã giành được nhiều thành tựu trong những năm qua, thực hiện được nhiều chương trình mà tổ chức quốc tế đã đề ra, mà mục tiêu chính là xây dựng sức mạnh cho phụ nữ nhằm giảm nghèo và phát triển bình đẳng giới.

Phon Đa Văn Phim Sạ Vẳn, “Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ” [107]. Tác giả đã tập trung đi sâu 3 nội dung chính: Phụ nữ trong Đại hội của Đảng NDCM Lào và đường lối của Đảng đối với phụ nữ Lào; Đại hội Đảng và lời phát biểu của những đại biểu của Đảng đối với công tác phụ nữ Lào;

những khẩu hiệu của HLHPN Lào đã đưa ra trong các kỳ Đại hội của HLHPN Lào. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn và tập hợp một cách khái quát đường lối và quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội và tên tuổi của các nhà lãnh đạo và

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)