Định hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 38 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.2.2. Định hướng nghiên cứu của luận án

Một là, mặc dù đã có một số nghiên cứu về vấn đề phụ nữ trong chính trị, cung cấp những thông tin về bất bình đẳng giới trong LĐ, QL, tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau nên những thông tin trong các nghiên cứu đó mới giới hạn ở một số lĩnh vực theo từng giai đoạn lịch sử nhất định, mô tả tình hình bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống chính trị và

đề cập đến một góc độ cụ thể của những rào cản đối với phụ nữ trong đời sống chính trị ở Việt Nam và ở Lào. Chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diện trực tiếp về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, các công trình nghiên cứu đã lý giải về bất bình đẳng giới trong HTCT ở Việt Nam, Lào; nhưng phần lớn các lý giải đó do phạm vi nghiên cứu riêng nên đã giới hạn trong phân tích các vấn đề của cấu trúc kinh tế - xã hội. Vì vậy, tri thức về những rào cản đối với hoạt động LĐ, QL của phụ nữ cấp trung ương ở CHDCND Lào còn khá hạn hẹp.

Ba là, phần lớn các nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau khi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề phụ nữ LĐ, QL trong chính trị hiện nay. Chính vì thế, các kết luận và kiến nghị chưa có tính thống nhất cao, các phân tích chưa thật sự làm sáng tỏ những luận cứ khoa học, đề xuất những giải pháp hữu hiệu nâng cao số lượng, chất lượng phụ nữ LĐ, QL trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, nhất là ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, chưa chú trọng việc phân tích sâu sắc vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL, các vấn đề liên quan tới việc thúc đẩy phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay.

Bốn là, chưa có tác giả, công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Đây là một trong những khoảng trống cần được quan tâm nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ vấn đề giới trong LĐ, QL ở CHDCND Lào hiện nay.

Do vậy luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ

Một là, luận án sẽ trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và các yếu tố tác động cho việc nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay, trên cơ sở làm rõ hơn các phạm trù, khái niệm liên quan đến LĐ, QL và phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT. Hệ thống hóa

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng NDCM Lào về phụ nữ tham gia LĐ, QL; chỉ rõ những yếu tố tác động đến phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Luận án coi đây là những cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn để nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng về số lượng và cấu trúc, về chất lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT (các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội) cấp trung ương hiện nay; khái quát thành tựu và hạn chế; những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay.

Ba là, từ những phân tích về thực trạng, thành tựu và hạn chế; những vấn đề đặt ra, luận án sẽ đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị nhằm tăng cường phụ nữ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới của đất nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)