Chương 2 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
2.3.3. Yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội
Trong chế độ phong kiến và thuộc địa trước đây, nhân dân, nhất là phụ nữ các bộ tộc Lào đã bị áp bức bóc lột rất nặng nề. Thói gia trưởng, phụ quyền với hệ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, sự bất bình đẳng nam - nữ được giai cấp thống trị cụ thể hóa trong nhiều luật, quy tắc nghiệt ngã. Trong gia đình phụ nữ bị coi là người lệ thuộc vào cha, chồng, con; ngoài xã hội họ cũng bị coi là người thấp kém so với nam giới. Đúng như Cố Tổng bí thư Cay Sỏn Phôm Vị Hản đã cho rằng: “Đối với phong kiến và tư bản coi phụ nữ là những người thấp hèn, là đồ chơi, là bà nấu bếp. Về mặt pháp luật, họ cũng không được quyền bình đẳng nam - nữ, họ đã bị ám thị bởi câu nói “đàn bà lánh xa chính trị, thầy chùa lánh xa thú vui chơi” [82, tr.33].
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã phát huy truyền thống yêu nước và truyền thống của bậc tổ tiên trong việc đấu tranh bất khuất chống lại giặc xâm lược, tiến hành cuộc đấu tranh kiên
cường để giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước hùng mạnh. Đến giữa thế kỷ XX, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc đã đi theo con đường cách mạng, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo và giải phóng, thống nhất đất nước, thành lập nước CHDCND Lào vào ngày 02/12/1975 và tiếp tục con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước vững mạnh, tiến bộ về mọi mặt. Trải qua các giai đoạn cách mạng, phụ nữ các bộ tộc Lào đã kề vai sát cánh với nam giới luôn luôn thể hiện tinh thần yêu nước, cần cù, chịu thương, chịu khó, vượt qua mọi khó khăn thử thách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng - xây dựng và vảo vệ Tổ quốc. Những thành tích to lớn của phụ nữ Lào đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng và nhân dân Lào luôn ghi nhớ, học tập và thực hiện theo những tấm gương tốt đẹp và coi đó là tài sản quý báu để giữ gìn và đào tạo các thế hệ sau.
Thứ hai, về văn hóa, xã hội
Nhân dân Lào gắn với cơ sở tâm lý xã hội phổ biến là dựa trên Phật giáo đã phát triển và tồn tại và được nhân dân Lào tôn kính trong suốt gần 700 năm.
Trong suốt thời gian đó, Phật giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Lào qua nhiều thế kỷ và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống người Lào, từ nếp sống trong gia đình đến ứng xử xã hội và hoạt động kinh tế. Triết lý Phật giáo khuyên con người nên sống giản dị, không tham lam, phải cần cù, biết tự lập, dựa vào bản thân mình và tạo cho đời sau tốt hơn. Vai trò của nhà chùa ở Lào đối với đời sống tinh thần của nhân dân là rất lớn. Chùa không chỉ là trung tâm về văn hoá, tôn giáo mà còn là thư viện, bệnh viện, nhà trọ, nơi hội họp và là nơi đào tạo và sáng tác văn học nghệ thuật của bản, làng. Chùa vừa là nơi thờ Phật nhưng cũng là nơi lễ hội, thậm chí là nơi để cúng tế ông bà tổ tiên và các vị thần ở địa phương. Cái thiêng liêng u mặc của Phật giáo hòa quyện một cách tự nhiên với các sinh hoạt sôi động trong đời sống thế tục của cộng đồng.
Một trong những yếu tố văn hóa, xã hội tác động khá sâu sắc tới phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào là sự phát triển của giáo dục, đào tạo.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ nước CHDCND Lào đã quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội nhằm từng bước cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời cũng cố gắng nâng cao các chỉ số về mặt xã hội cho ngang tầng với các nước láng giềng và khu vực. Mạng lưới giáo dục tiếp tục được củng cố và phát triển, hiện nay, trường phổ thông được phát triển sâu rộng đến vùng sâu, vùng xa và các huyện nghèo; tỷ lệ nhập học của trẻ em cấp I đạt 98,6%, trong đó, tỷ lệ trẻ em nữ 98,3% vào năm 2014-2015; tỷ lệ nhập học của học sinh cấp II đạt 78,1%, trong đó, tỷ lệ trẻ em nữ là 76% vào năm 2014-2015;
và tỷ lệ vào học của học sinh cấp III đạt 45,8%, trong đó, tỷ lệ trẻ em nữ là 42,9% vào năm 2014-2015 [78].
Đồng thời, các giáo viên cũng được nâng cao trình độ. Trong khi đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng được nâng cấp, mở rộng, đặc biệt, các trường dân lập cũng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho mọi đối tượng.
Những yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội nêu trên đã và đang tác động tới số lượng, hiệu quả tham gia LĐ, QL của phụ nữ ở Lào hiện nay. Nối tiếp thế hệ đi trước, phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT các cấp, nhất là cấp trung ương đã tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn, góp phần đưa đường lối, chính sách vào cuộc sống, góp phần vào những thành tựu lãnh đạo của Đảng. Truyền thống cách mạng là động lực quan trọng để phụ nữ LĐ, QL chứng tỏ vai trò và thể hiện năng lực trong quá trình tham gia vào công tác LĐ, QL trong HTCT ở các cấp, đặc biệt là cấp trung ương.
Yếu tố lịch sử, văn hóa - xã hội cũng tạo ra một dấu ấn trong tính cách và phong thái lãnh đạo của phụ nữ Lào nói chung, phụ nữ tham LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương nói riêng. Tinh thần truyền thống yêu nước của người dân Lào đã góp phần hình thành tinh thần và ý chí cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng (trong đó gồm cả nữ LĐ, QL cấp trung ương). Đặc biệt, yếu tố Phật giáo đã tác động đến sự hình
thành tính cách của con người như thân thiện, hòa nhã, nhẹ nhàng, phóng khoáng trong các mối quan hệ ứng xử xã hội. Đây chính là một trong những yếu tố thuận lợi góp phần thúc đẩy sự tham gia và nâng cao chất lượng công tác LĐ, QL của phụ nữ trong HTCT cấp trung ương.
Những năm qua, CHDCND Lào đã có bước tiến triển mới trong công tác giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao dân trí, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội cũng gây nên một số rào cản cản trở sự tham gia của phụ nữ trong LĐ, QL trong HTCT các cấp nói chung, cấp trung ương nói riêng. Tàn dư của tư tưởng phong kiến, tập tục truyền thống lạc hậu vẫn còn ăn sâu bám rễ trong cách nghĩ một bộ phận quần chúng nhân dân. Định kiến giới về vai trò của phụ nữ nói chung, phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương nói riêng còn tồn tại khá nặng nề. Chẳng hạn, thiếu tin tưởng vào năng lực của phụ nữ nói chung, năng lực LĐ, QL nói riêng; đề cao giá trị của nam giới, mong muốn con trai để nối dõi dòng họ, đàn ông phải học hành đầy đủ và mưu cầu sự thành danh trong sự nghiệp…; xem nhẹ giá trị người phụ nữ (nữ giới gắn liền với gia đình, ít nhận được sự khuyến khích, ủng hộ từ nhiều phía trong việc nỗ lực vươn lên phấn đấu cho sự nghiệp nhất là trên con đường chính trị…).
Ngoài những ngành giáo dục, đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là những kiến thức, kỹ năng hiện đại, liên quan trực tiếp đến công tác LĐ, QL của phụ nữ ở cấp cao.
Tiểu kết chương 2
Lãnh đạo là sự chỉ đạo, dẫn dắt, dẫn đường và định hướng, tạo động lực cho một nhóm người, một tập thể, một tổ chức nhằm liên kết thực hiện các chủ trương, đường lối đã xác định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Và quản lý là hoạch định, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và kiểm soát công việc, khai thác các
nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đây là hai chức năng cơ bản, không thể thiếu đối với bất cứ một cộng đồng, một tổ chức xã hội nào. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của người LĐ, QL trong đó có sự tham gia của phụ nữ là một trong những yêu cầu bền vững cho sự phát triển, đảm bảo công bằng, bình đẳng giới trong xã hội. Phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương là những người phụ nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, tiêu biểu, xuất sắc cho hàng vạn nữ đảng viên trong cả nước tham gia vào các cơ quan cấp trung ương, gồm các tổ chức đảng, các tổ chức nhà nước và mặt trận cũng như các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung tham gia LĐ, QL của phụ nữ trong HTCT cấp trung ương ở Lào được thể hiện ở số lượng, cơ cấu, vị trí và chất lượng, hiệu quả tham gia của họ so sánh với nam giới trong mỗi vị trí, mỗi tổ chức.
Khi bàn về vai trò của phụ nữ nói chung, vai trò tham gia LĐ, QL nói riêng, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định phụ nữ có vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thiếu họ không có cuộc cách mạng nào thành công triệt để, do vậy các ông coi việc giải phóng, phát huy vai trò của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị - xã hội là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển xã hội. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hơn 60 năm qua Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã có nhiều chủ trương, đường lối và hành động cam kết chính trị đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ Lào, phát huy vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị nhằm hướng đến thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Với những điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cũng như các điều kiện và trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. ở CHDCND Lào trước đây và hiện nay đáng tác động mạnh mẽ tới sự tham gia LĐ, QL của phụ nữ trong HTCT các cấp, nhất là cấp trung ương. Các yếu tố đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phụ nữ ngày càng tham gia nhiều hơn và có hiệu quả hơn trong công tác LĐ, QL; đồng thời cũng gây ra nhiều rào cản trở sự tham của phụ nữ trong bối cảnh LĐ, QL ngày càng trở nên chuyên nghiệp và nghệ thuật hơn.
Chương 3