Tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương phải gắn với việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 121 - 124)

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHỤ NỮ THAM

4.1.3. Tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương phải gắn với việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch

Sắc lệch của Chính phủ số 79/TT, ngày 28/03/2016 về việc ban hành Tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ III (2016-2020) là kết quả triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ X (2016) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016-2020). Đó là sự thể hiện cố gắng của Chính phủ trong việc tiếp tục thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, mục tiêu phát triển bền vững và sự phát triển sau năm 2015, kể cả Công ước khác liên quan đến quyền của phụ nữ. Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới là những văn bản khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm phát triển bền vững và giảm nghèo trong những năm tới.

Tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: “Đảm bảo quyền và sự phát triển quyền ngang bằng nhau giữa nam - nữ và không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi lĩnh vực; đảm bảo cho phụ nữ được hoàn toàn tham gia trong hoạt động về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, gia đình trong môi trường đời

sống an toàn” [125, tr.18]. Đồng thời, văn bản này cũng khẳng định rằng: “Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 10 năm là chiến lược để đảm bảo cho CHDCND Lào tiến tới bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực xã hội” [125, tr.18].

Do đó, thực hiện bình đẳng giới được xem là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Muốn vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.

Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới trong 5 năm lần thứ III (2016-2020) là tiếp tục Kế hoạch hành động quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ 5 năm lần thứ II (2011-2015), nhằm triển khai Tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 10 năm (2016-2025). Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát: “Đảm bảo bình đẳng giới và phát triển phụ nữ về mọi mặt, được tham gia ngày càng đông đảo vào lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và gia đình; giảm bớt sự phân biệt và dùng bạo lực đối với phụ nữ; để đảm bảo đời sống của phụ nữ và trẻ em tốt hơn phải tạo cơ hội cho họ được tiếp cận với dịch vụ giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội” [125, tr.45]. Trên lĩnh vực bình đẳng giới về hoạt động chính trị, Kế hoạch xác định chỉ tiêu:

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quyết định trong các cấp. Cụ thể: phấn đấu đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ 30% trở lên; tuyển cán bộ, công chức nữ mới trong cơ quan tổ chức đảng - nhà nước và tổ chức đoàn thể đạt 45% trở lên; phụ nữ trong vị trí lãnh đạo và quyết định trong cơ quan tổ chức đảng, nhà nước và tổ chức đoàn thể đạt 20% trở lên; cán bộ, công chức nữ được nâng cao trình độ lý luận chính trị - hành chính, pháp luật, quản lý - hành chính đạt từ 35% trở lên của tất cả cán bộ được nâng cao trình độ [125, tr.49].

Các chỉ tiêu mà Kế hoạch đặt ra là cụ thể, nhưng không dễ dàng đạt được nếu không có sự quyết tâm cao trong toàn HTCT cấp trung ương. Trong những

năm gần đây, phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương ở một số cơ quan không đạt chỉ tiêu đề ra. Bởi vậy, trước mắt, trong nhiệm kỳ tới, việc phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia vị trí lãnh đạo và quyết định trong cơ quan tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội phải đạt 20% trở lên, tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội là 30%, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước. Các chỉ tiêu này cần phải được quán triệt sâu rộng, xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong cấp ủy của các cơ quan, chỉ như vậy, mới hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra.

Để thực hiện chỉ tiêu trên, các cơ quan cấp trung ương cần phải quán triệt, triển khai phổ biến và cụ thể hóa trong việc thực hiện các chỉ tiêu của Tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới.

Đồng thời, các cơ quan cấp trung ương cần phải xây dựng Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới riêng biệt của cơ quan mình. Một số cơ quan đã xây dựng Kế hoạch thì phải thực hiện có hiệu quả để đạt được chỉ tiêu đã đề ra, chẳng hạn:

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, trong Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016-2020) đưa ra: “Tạo điều kiện cho phụ nữ được phát triển toàn diện, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ vào trong cấp ủy - lãnh đạo, tổ chức quần chúng các cấp chiếm 20% trở lên, cán bộ chủ chốt 25% (Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng)” [72, tr.16]. Bộ Giáo dục và Thể thao, trong Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ III (2016- 2020): “Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong cấp ủy - lãnh đạo và các tổ chức quần chúng các cấp 20% trở lên, trong ngành giáo dục và thể thao nào có cán bộ nữ 40% trở lên, phải có nữ lãnh đạo tham gia ở vị trí cao” [74, tr.12]. Bộ Công nghiệp và Thương mại, trong Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016- 2020): “Phấn đấu tăng số lượng phụ nữ trong đảng ủy cấp bộ 25%, đảng ủy cơ sở 25% trở lên; Thứ trưởng 30%, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng 30 % trở lên” [73, tr.34]. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, trong Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016-2020): “Tăng tỷ lệ nữ trong đảng ủy - lãnh đạo và các tổ chức quần chúng các cấp của lĩnh vực nông nghiệp 20% trở lên” [75, tr.27].

Nếu nhiệm vụ thực hiện bình đẳng giới nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành thì số lượng và chất lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương sẽ đạt được kết quả cao hơn và đạt được chỉ tiêu đề ra. Điều đó góp phần quan trọng phát huy tài năng, trí tuệ và sự tiến bộ trong chức nghiệp của phụ nữ nói chung cũng như phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào nói riêng.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)