Những vấn đề đặt ra từ chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 104 - 108)

Chương 3 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG

3.2.3. Những vấn đề đặt ra từ chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống

Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực đối với công tác phụ nữ nói chung và phụ nữ tham gia LĐ, QL nói riêng, tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện các văn bản chính sách pháp luật đối với công tác phụ nữ diễn ra rất chậm chạp. Nước CHDCND Lào giành được độc lập từ 1975, nhưng đến năm 1991 mới ban hành Hiến pháp, năm 2004 mới ban hành Luật về sự phát triển và bảo vệ phụ nữ, Luật về HLHPN Lào - một bộ luận quan trọng liên quan tới sự tham chính của phụ nữ, nhưng mới ban hành năm 2015... Rõ ràng chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước diễn ra chậm hơn nhiều so với vai trò, sự đóng góp to lớn của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và ngoài xã hội. Hơn nữa, việc triển khai chính sách, pháp luật vào cuộc sống còn chậm chạp và bất cập. Ngoài ra, việc quán triệt quan điểm giới trong xây dựng chính sách, pháp luật chưa thực sự quan tâm đúng mức; nhiều khi việc triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào thực tế còn lỏng lẻo, chiếu lệ.

Ở CHDCND Lào, cho đến nay, mới chỉ có chủ chương, chính sách chung chung hoặc Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới, Kế hoạch phát triển phụ nữ của Trung ương HLHPN Lào, đề ra thành mục tiêu phấn đấu về việc tăng tỷ lệ nữ trong HTCT. Cho đến thời điểm này, Lào chưa có nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, quy định... riêng biệt của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ có tính chất pháp lý cao; Luật Bình đẳng giới cũng chưa được quan tâm xây dựng.

Trong 5 năm qua, công tác cán bộ nữ của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào tuy có nhiều chuyển biến tích cực với tỷ lệ nữ tham gia các vị trí LĐ, QL

tăng lên trong khối đảng, nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương, nhưng ở chặng đường phía trước, vấn đề cán bộ nữ và mục tiêu bình đẳng giới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều cơ quan cấp trung ương chưa có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đặc biệt ở cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng như:

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin, văn hóa và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Bộ Năng Lượng và Mỏ, Bộ Nội vụ, Bộ Bưu chính và Viễn thông, Hội Cựu chiến binh. Nguồn cán bộ nữ kế cận ở một số cơ quan đang bị hẫng hụt.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa được thực hiện một cách hiệu quả

Đối với công tác quy hoạch:

Thực tế cho thấy, để đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT các cấp đạt 15% trở lên, trước hết phải làm tốt khâu quy hoạch cán bộ, trong đó tỷ lệ quy hoạch phải lớn hơn tỷ lệ dự định (phải có). Tuy nhiên, ngay ở khâu quy hoạch, nhiều cơ quan cấp trung ương đã không đáp ứng được yêu cầu này.

Chẳng hạn, trong quy hoạch số cán bộ ở 3 vị trí (Vụ trưởng/Thứ trưởng/Bộ trưởng) giai đoạn 2011-2016 của Văn phòng Trung ương là 40 người, trong đó, có 4 nữ (10%); Học viện Khoa học và Xã hội là 31 người, nữ chỉ có 3 người (9,67%); Bộ Công chính và Vận tải là 63 người, nữ chỉ có 6 người (9,53%); Bộ Năng lượng và Mỏ là 42 người, nữ 4 người (9,52%), Bộ Bưu chính và Viễn thông là 54 người, nữ 5 người (9,26%); và Hội Cựu chiến bình là 17 người, nữ 1 người (5,88%) [67].

Nhìn chung, tỷ lệ cán bộ nữ ở các bộ, ban, ngành cấp trung ương được đưa vào quy hoạch chức danh LĐ, QL chủ chốt so với mục tiêu phấn đấu vẫn thấp. Thậm chí, có một số cơ quan, vị trí chủ chốt không có cán bộ nữ trong quy hoạch, đặc biệt là cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng. Tỷ lệ quy hoạch thấp đương nhiên dẫn đến tỷ lệ phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương thấp và không đạt được mục tiêu phấn đấu.

Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng:

Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ cho người cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng, góp phần tạo cơ hội bình đẳng giữa hai giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính.

Nhưng trên thực tế, chính sách đào tạo cán bộ nữ chưa được quan tâm, chủ yếu là việc đào tạo cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận thay thế từng chức danh cũng chưa có trách nhiệm giới. Điều này, thể hiện rõ trong Hội nghị toàn quốc lần thứ 9 về công tác tổ chức (năm 2012) đề ra kế hoạch về số lượng đào tạo cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận từng chức danh cấp trung ương từ 2011- 2016, cụ thể: trong số 61 BCHTW Đảng, có 5 đồng chí nữ, có 14 đồng chí đã hơn 65 tuổi (không tính Ủy viên BCT và Ban Bí thư); số Bộ trưởng hiện có và đương tương 20 người, đến 2016 có 14 đã quá 65 tuổi, theo đó, phải đào tạo số cán bộ thay thế các chức danh này từ 44 người trở lên; số Thứ trưởng và tương đương hiện có 105 người, nữ 14 người, đến 2016 có 72 đồng chí hơn 60 tuổi, do đó phải đào tạo số cán bộ thay thế từ 80 đồng chí trở lên; số Vụ trưởng và đương tương hiện có 348 người, nữ 47 người, đến 2016 có 208 người hơn 60 tuổi, vì vậy phải đào tạo số cán bộ thay thế ít nhất là 350 người [64, tr.82-83]. Tuy nhiên trong kế hoạch, chương trình đào tạo số lượng cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận đáp ứng với yêu cầu trên vẫn chưa chỉ rõ là phải đào tạo cán bộ nữ thay vào từng chức danh là bao nhiêu. Điều này biểu hiện rõ công tác đào tạo cán bộ nữ chủ chốt chưa được quan tâm đúng mức.

Đồng thời, việc đào tạo, bồi dưỡng (ngắn hạn và dài hạn) để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, quản lý nhà nước của cán bộ, công chức còn bất cập. Thực trạng chung cho thấy, cơ hội đào tạo về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của cán bộ nữ ở cấp trung ương còn hạn chế, đặc biệt là trình độ tiến sĩ. Hiện nay, cán bộ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp so với các trình độ khác (ví dụ: nữ đại biểu Quốc hội có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 7,32%; nữ LĐ, QL có trình độ tiến sĩ trong

6 ban đảng (6,97%); trong 16 bộ của Chính phủ (11,38%); Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội (2,13%).

Về trình độ lý luận chính trị, cán bộ nữ được cử đi đào tạo lý luận chính trị ít hơn nam giới, điều đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chính sách của Đảng cũng rất quan trọng. Ví dụ: Thông báo của Ban Tổ chức Trung ương, số 188/BTCTW, ngày 10/06/2011 Về việc cử cán bộ đi đào tạo hệ cao cấp lý luận 5 tháng ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào [66]. Theo thông báo này, quy định đối với cán bộ các cơ quan cấp trung ương, phải là cấp ủy của các bộ, ban, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương trở lên. Với quy định này, phụ nữ ít có cơ hội được cử đi đào tạo, bởi vì phụ nữ ở chức vụ này chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới nhiều (như phần thực trạng đã trình bày). Do đó, cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm ít so với cán bộ nam, không đáp ứng được yêu cầu quy hoạch, bổ nhiệm, đặc biệt là yêu cầu trình độ cao cấp lý luận chính trị. Điều này, thể hiện rõ ở một số cơ quan: Ban Tuyên huấn Trung ương, từ 2011-2015, số cán bộ được cử đi đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị là 19 người, trong đó số cán bộ nữ là 6 người, chiếm 31,58%; Ban Tổ chức Trung ương từ 2011-2015, số cán bộ được đi đào tạo là 8 người, có 1 nữ (12,5%); Bộ Giáo dục và Thể thao (2011-2015), số cán bộ được đi đào tạo là 20 người, có 6 nữ (30%); Bộ Công chính và Vận tải (2011-2015), số cán bộ được đi đào tạo là 35 người, có 2 nữ (5,71%); Bộ Ngoại giao (2011-2015), số cán bộ được đi đào tạo là 49 người, có 3 nữ (7,5%) [70].

Ngoài ra, còn có một số nữ LĐ, QL của các cơ quan đạt được tiêu chuẩn như thông báo trên, nhưng chưa qua đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Trung ương, số cán bộ nữ tham gia cấp Vụ trưởng và tương đương của các cơ quan cấp trung ương chưa qua đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị là 22 người. Điều này là một vấn đề đòi hỏi cấp ủy, lãnh đạo của các cơ quan cần phải xem xét lại.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nữ LĐ, QL trong HTCT các cấp, nhất là cấp trung ương là một vấn đề rất

quan trọng giúp cho đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này, đặc biệt là nữ LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương chưa được quan tâm đúng mức. Ở hầu hết các cơ quan chưa có kế hoạch cụ thể, do vậy việc cử cán bộ đi tập huấn không đúng đối tượng; hơn nữa, nội dung chương trình tập huấn chưa đáp ướng được yêu cầu đổi mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào, Ông Bun Nhăng Vo Lạ Chít, đã chỉ rõ:

Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ LĐ, QL còn thiếu trọng tâm, chưa thành hệ thống cụ thể; dự án và nội dung chương trình chưa gắn với việc tạo sự chuyển biến về chất lượng và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề, việc học và dạy chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn cũng như việc tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, điều hành quản lý công việc [71, tr.14].

Hiện nay vẫn còn không ít cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý chưa được đào tạo về kỹ năng lãnh đạo. Đây cũng là cản trở góp phần hạn chế kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sát của phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương, đặt ra đối với công tác đào tạo của Đảng, Nhà nước…

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)