Thực trạng về chất lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở nước CHDCND Lào hiện nay

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 88 - 99)

Chương 3 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG

3.1.2. Thực trạng về chất lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở nước CHDCND Lào hiện nay

3.1.2.1. Trong khối đảng

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng tỷ lệ nữ LĐ, QL trong HTCT các cấp, trong những năm qua vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ vào các vị trí LĐ, QL ngày càng được Đảng và Chính phủ CHDCND Lào quan tâm thực hiện. Đến nay, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương đạt được kết quả sau:

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở các chính sách, văn bản về công tác cán bộ nữ, Đảng và Chính phủ đã tiến hành đánh giá đội ngũ cán bộ nữ và đưa ra các kế hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ.

Đa số nữ lãnh đạo, quản lý trong khối đảng có lập trường chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, nhiệt tình và luôn làm việc với trách nhiệm cao.

Theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương, nữ Ủy viên BCT và BCHTW Đảng, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, cụ thể là trong số 10 nữ BCHTW Đảng có 3 người có trình độ đại học, chiếm 30%; 5 nữ có học vị thạc sĩ, chiếm 50% và 2 người có học vị tiến sĩ (20%).

Hiện nay, trình độ học vấn của phụ nữ tham gia LĐ, QL ở 4 ban và 2 Học viên trong khối đảng đã được nâng lên rõ rệt nhiệm kỳ 2016-2021. Trong tổng số 43 nữ LĐ, QL, có trình độ trung cấp là 3 người (chiếm 6,97%) (trong đó, nữ Vụ trưởng 2,32%; Phó vụ trưởng 4,65%); có trình độ cao đẳng là 7 người, chiếm 16,28% (trong đó, Vụ trưởng 4,65%; Phó vụ trưởng 11,63%); có trình độ đại học là 14 người, chiếm 32,56% (trong đó ở cấp Phó trưởng ban 4,65%, ở cấp Vụ trưởng 14,0%, cấp Phó vụ trưởng 14,0%); có trình độ thạc sĩ là 16 người chiếm 37,2% (trong đó, Phó trưởng ban 2,32%, Vụ trưởng 16,28% và Phó vụ trưởng 18,6%); và có trình độ tiến sĩ là 3 người chiếm 6,96%) (trong đó, ở cấp Trưởng ban 2,32%, cấp Phó trưởng ban 2,32% và cấp Phó vụ trưởng 2,32%) (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các ban đảng

TT Trình độ chuyên môn Số lượng nữ

lãnh đạo, quản lý Tỷ lệ (%)

1 Trung cấp 3 6,97

2 Cao đẳng 7 16,28

3 Đại học 14 32,56

4 Thạc sĩ 16 37,2

5 Tiến sĩ 3 6,97

Tổng hợp 43 100

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79]

Qua bảng 3.4 cho thấy, trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia LĐ, QL ở các ban đảng có sự chuyển biến và không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nữ có trình độ đại học (32,56%) và thạc sĩ (37,2%) chiếm tỷ lệ khá cao so với trình độ khác. Tuy nhiên, vẫn còn nữ LĐ, QL có trình độ trung cấp, đặc biệt là ở cấp Vụ trưởng. Theo Quy định số 04/BCTTW, ngày 22/7/2003 Về tiêu chuẩn cán bộ của Bộ Chính trị, thì cán bộ LĐ, QL cấp trung ương từ cấp Vụ trưởng và tương đương trở lên phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên [64]. So với Quy định vẫn còn nữ LĐ, QL không đạt được tiêu chuẩn đề ra, cùng với đó, nữ LĐ, QL có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp so với trình độ khác.

Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị

Phụ nữ tham gia ở cấp BCT và BCHTW Đảng đều có trình độ cao cấp lý luận. Trong tổng số 43 nữ LĐ, QL ở 4 ban và 2 Học viện trong khối đảng, có 7 nữ (1 nữ Vụ trưởng và 6 nữ Phó vụ trưởng) đã học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 45 ngày (lớp bồi dưỡng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào) chiếm 16,28%; có 1 nữ cấp Vụ trưởng và 4 nữ Phó vụ trưởng có trình độ sơ cấp (chiếm 11,63%); có 4 nữ có trình độ Trung cấp chiếm 9,3% (trong đó, đều là ở cấp Phó Vụ trưởng); có 27 nữ có trình độ cao cấp chiếm 62,8% (trong đó, ở

cấp Trưởng ban 2,33%; cấp Phó trưởng ban 9,3%; cấp Vụ trưởng 30,23% và cấp Phó vụ trưởng 20,9%) [Phụ lục 2, Bảng 1].

Thực trạng trên cho thấy, những năm qua trình độ lý luận chính trị của phụ nữ tham gia LĐ, QL trong các ban đảng đã được cải thiện, nữ LĐ, QL có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ khá cao (62,8%) so với trình độ khác. Nhưng cũng có nhiều nữ LĐ, QL chưa qua đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị, đặc biệt là cấp Vụ trưởng và tương đương. Theo số liệu trên so với tiêu chuẩn của Bộ Chính trị đề ra vẫn còn có 2 nữ Vụ trưởng chưa đạt. (Quy định số 04/BTC-TW, 22/07/2003 Về tiêu chuẩn cán bộ của Bộ Chính trị, đối với cán bộ LĐ, QL cấp trung ương từ cấp Vụ trưởng trở lên phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị [64]).

3.1.2.2. Các cơ quan nhà nước

Theo báo cáo của Quốc hội Lào (4/2016), Quốc hội khóa VIII có 41 đại biểu nữ với trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị như sau:

Trình độ chuyên môn: 1 đại biểu nữ có trình độ trung cấp (chiếm 2,44%), 1 đại biểu nữ có trình độ cao đẳng, 22 đại biểu nữ có trình độ đại học chiếm 53,66%, 14 đại biểu nữ có trình độ thạc sĩ chiếm 34,15% và 3 đại biểu nữ có trình độ tiến sĩ chiếm 7,32% (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn của nữ đại biểu Quốc hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2016-2021)

TT Trình độ chuyên môn Số lượng nữ đại biểu Tỷ lệ (%)

1 Trung cấp 1 2,44

2 Cao đẳng 1 2,44

3 Đại học 22 53,66

4 Thạc sĩ 14 34,15

5 Tiến sĩ 3 7,32

Tổng hợp 41 100

Nguồn: Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [111]

Bảng 3.5 cho thấy, trình độ chuyên môn nữ đại biểu Quốc hội ngày càng được nâng cao, trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (53,66%) so với trình độ khác, tiếp theo là trình độ thạc sĩ (34,15%); trình độ tiến sĩ (7,32%);

trình độ trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm 2,44%.

Trình độ lý luận chính trị:

Trong 41 nữ đại biểu Quốc hội, có 1 đại biểu nữ chưa qua đào tạo lý luận chính trị chiếm 2,44%, có 3 đại biểu nữ đã học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 45 ngày, chiếm 7,32%; có 4 đại biểu nữ có trình độ trung cấp lý luận chiếm 9,75% và 33 đại biểu nữ có trình độ cao cấp lý luận chiếm 80,49% [Phụ lục 2, Bảng 2].

Như vậy, số nữ đại biểu Quốc hội có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (80,49%). Tuy nhiên, vẫn còn một số nữ đại biểu Quốc hội chưa qua đào tạo lý luận chính trị. Điều này chưa phù hợp với quy định đã ban hành của Đảng.

Theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ, phụ nữ tham gia LĐ, QL ở các cơ quan của Chính phủ (16 bộ) trong những năm gần đây cũng có những tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ nữ LĐ, QL có trình độ học vấn và lý luận chính trị tăng dần, cụ thể là:

Trình độ chuyên môn:

Trong số 202 nữ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của chính phủ, có 4 người có trình độ trung cấp, chiếm 2,0% (trong đó, Vụ trưởng 1,0%, Phó vụ trưởng 1,0%); có 25 người có trình độ cao đẳng, chiếm 12,37% (trong đó, Vụ trưởng 1,0%, Phó vụ trưởng 11,38%); có 67 người có trình độ đại học, chiếm 33,17% (trong đó, Thứ trưởng 0,5%, Vụ trưởng 3,0%, Phó vụ trưởng, chiếm khá cao với tỷ lệ 29,7%); có trình độ thạc sĩ là 83 người, chiếm 41,1% (trong đó, Bộ trưởng 1,0%, Thứ trưởng 3,46%, Vụ trưởng 11,38%, Phó Vụ trưởng, cũng chiếm tỷ lệ khá cao so với chức vụ khác, đó là 25,24%); có 23 người có trình độ tiến sĩ, chiếm 11,38% (trong đó, Thứ trưởng 0,5%; Vụ trưởng 3,46%; Phó Vụ trưởng 7,43%) (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các bộ của Chính phủ

TT Trình độ chuyên môn Số lượng nữ lãnh

đạo, quản lý Tỷ lệ (%)

1 Trung cấp 4 2,0

2 Cao đẳng 25 12,37

3 Đại học 67 33,17

4 Thạc sĩ 83 41,1

5 Tiến sĩ 23 11,38

Tổng hợp 202 100

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79]

Nhìn qua bảng 3.6 cho thấy, phụ nữ tham gia LĐ, QL ở các cơ quan của Chính phủ, trong những năm gần đây cũng có những tiến bộ về trình độ chuyên môn. Cụ thể, nữ LĐ, QL có trình độ đại học và thạc sĩ chiếm tỷ lệ khá cao so với trình độ khác, đặc biệt là trình độ thạc sĩ (41,1%). Đồng thời, nữ LĐ, QL trong các cơ quan Chính phủ có trình độ tiến sĩ (11,38%) cũng cao hơn so với tỷ lệ trong khối đảng (6,97%), Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội (2,13%).

Thực trạng này cho thấy, phụ nữ tham gia LĐ, QL ở các bộ ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, còn có một số nữ LĐ, QL có trình độ trung cấp, mặc dù chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là cấp Vụ trưởng còn có 2 nữ Vụ trưởng, chưa đạt tiêu chuẩn theo Quy định số 04 của Bộ Chính trị.

Trình độ lý luận chính trị:

Trong tổng số 202 phụ nữ tham gia LĐ, QL ở 16 bộ trong cơ quan Chính phủ, có 65 nữ đã qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 45 ngày, chiếm 32,18%

(trong đó, nữ Vụ trưởng 7,43%; nữ Phó vụ trưởng 24,75%); 17 nữ có trình độ sơ cấp chiếm 8,42% (trong đó, đều là giữ chức vụ cấp Phó vụ trưởng); 22 nữ có trình độ trung cấp, chiếm 10,9% (trong đó, nữ Vụ trưởng 0,5%; nữ Phó vụ trưởng 10,4%); 98 nữ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm 48,51% (trong đó, nữ Bộ trưởng 1,0%; nữ Thứ trưởng 4,45%; nữ Vụ trưởng 11,88%; nữ Phó vụ trưởng 31,18%) [Phụ lục 2, Bảng 3].

Có thể thấy, nữ LĐ, QL có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhưng nữ LĐ, QL chỉ qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 45 ngày cũng chiếm tỷ lệ khá cao (32,17%) so với trình độ khác và cũng còn có nhiều nữ cấp Vụ trưởng chưa qua đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị. Trong tất cả các bộ, có 16 nữ Vụ trưởng chưa đạt tiêu chuẩn của Quy định số 04 của Bộ Chính trị.

Đây là một trong những hạn chế cản trở sự tham gia LĐ, QL của phụ nữ.

3.1.2.3. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương Thứ nhất, về trình độ chuyên môn:

Trong số 47 phụ nữ tham gia LĐ, QL trong Mặt trận và các tổ chức chính - xã hội cấp trung ương, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, cụ thể là: 9 người có trình độ cao đẳng, chiếm 19,15% (trong đó, Phó chủ tịch 4,25%, Vụ trưởng 8,51%, Phó Vụ trưởng 6,38%); 20 người có trình độ đại học, chiếm 42,55% (trong đó, Phó chủ tịch 4,25%, Vụ trưởng 15,0%, Phó vụ trưởng 23,4%); 17 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 36,17% (trong đó, Chủ tịch HLHPN Lào 2,13%, Phó chủ tịch 6,38%, Vụ trưởng 8,51%, Phó vụ trưởng 19,15%); có 1 nữ là trình độ tiến sĩ, chiếm 2,13% (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương

TT Trình độ chuyên môn Số lượng nữ lãnh

đạo, quản lý Tỷ lệ (%)

1 Trung cấp 0 0

2 Cao đẳng 9 19,15

3 Đại học 20 42,55

4 Thạc sĩ 17 36,17

5 Tiến sĩ 1 2,13

Tổng hợp 47 100

Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79]

Qua bảng 3.7 cho thấy, trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia LĐ, QL trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương ngày càng

được nâng lên, tỷ lệ nữ LĐ, QL có trình độ đại học là 42,55% và thạc sĩ là 36,17%. Đây là khối mà phụ nữ có tỷ lệ học vấn khá cao, đồng thời, nữ LĐ, QL trong khối này đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, không có trình độ trung cấp như ở khối đảng và khối nhà nước. Tuy nhiên, trình độ tiến sĩ lại chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 1 nữ trong tổng số 47 nữ (2,13%). Chính vì vậy, cấp ủy, ban lãnh đạo của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương cần quan tâm và tạo điều kiện cho phụ nữ được đi đào tạo trình độ tiến sĩ nhiều hơn.

Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị:

Trong tổng số 47 nữ lãnh đạo, quản lý, được bồi dưỡng lý luận chính trị lớp 45 ngày có 11 nữ, chiếm 23,4% (trong đó, nữ Phó vụ trưởng chiếm 17,02%; nữ Vụ trưởng chiếm 6,38%); có 4 nữ có trình độ sơ cấp, chiếm 8,51% (trong đó, nữ Phó vụ trưởng 6,38%; nữ Vụ trưởng 2,13%); 32 nữ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, có tỷ lệ cao nhất so với trình độ khác, đó là 68,1% (tong đó, nữ Phó vụ trưởng 23,4%; nữ Vụ trưởng 27,66%, nữ Phó Chủ tịch 15,0% và nữ Chủ tịch 2,13%) [Phụ lục 2, Bảng 4].

Trình độ lý luận chính trị là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ LĐ, QL, là cơ sở để xem xét quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt cán bộ LĐ, QL từ cấp Vụ trưởng trở lên theo quy định phải được qua đào tạo lớp cao cấp lý luận chính trị. Hơn nữa, khi được trang bị kiến thức lý luận chính trị cao cấp đội ngũ cán bộ nữ LĐ, QL sẽ có kiến thức và kỹ năng về lý luận, phương pháp khoa học để lập kế hoạch, ra những quyết sách chính xác, kịp thời và phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thực trạng trên cho thấy, trình độ lý luận chính trị của nữ LĐ, QL trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ nữ LĐ, QL có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ rất cao (68,1%) so với trình độ khác. Tuy nhiên, cũng còn nhiều nữ LĐ, QL chưa qua đào tạo cao cấp lý luận chính trị, chủ yếu là cấp Vụ trưởng và tương đương (còn 4 nữ Vụ trưởng). Điều đó cho thấy, một số nữ Vụ trưởng chưa đạt được tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Chính trị đã đề ra.

3.1.2.4. Đánh giá chung về chất lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Qua phân tích thực trạng về chất lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương cho thấy: phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương với bản chất vững vàng, đoàn kết thống nhất thực hiện tốt vai trò của một người phụ nữ lĩnh vực LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương. Những thành tựu nổi bật:

Thứ nhất, đa số nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nhiệt tình phục vụ Tổ quốc và nhân dân, kiên định mục tiêu và con đường đi lên XHCN mà Đảng NDCM Lào và nhân dân Lào đã lựa chọn. Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức lần thứ 9, đã khẳng định rằng: “Đa số cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, giữ vững lý tưởng XHCN, có sự trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhiệt tình phục vụ nhân dân” [64, tr.19]. Trong đó, gồm cả cán bộ nữ. Đại hội lần thứ VII (2015) của HLHPN Lào, khẳng định: “Đông đảo phụ nữ các bộ tộc Lào có nhận thức và hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, Hiếp pháp, pháp luật của Nhà nước; tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng; thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân Lào, giữ gìn tính chất truyền thống của phụ nữ Lào” [96, tr.30].

Thứ hai, đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT cấp trung ương đã có bước phát triển về chất lượng, trình độ học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị được nâng lên đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ. Như trên thực trạng đã chỉ rõ, phụ nữ tham gia BCT và BCHTW Đảng có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và đều được qua đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị. Trong các ban đảng, nữ LĐ, QL có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao, đó là 76,72% và có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 62,8%.

Ở khối nhà nước, nữ đại biểu Quốc hội có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên có tỷ lệ cao nhất (95,13%) và có trình độ cao cấp lý luận chính trị cũng rất cao (80,49%). Trong 16 bộ, nữ LĐ, QL có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá cao 85,65%.

Còn phụ nữ tham gia LĐ, QL trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 80,85% và có trình độ cao cấp lý luận chiếm 68,1%, đó là tỷ lệ khá cao so với trình độ khác.

Thứ ba, ở bất kỳ vị trí nào, phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương cũng thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, mềm dẻo, nghị lực, kiên trì, biết lắng nghe, có ý thức tổ chức kỷ luật, dân chủ trong lãnh đạo, điều hành và quản lý; có lối sống lành mạnh, giản dị. Điều này cũng đã chứng minh từ khảo sát thực tế của tác giả luận án qua một số cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương, nước CHDCND Lào.

Cụ thể, có tới 98% người được hỏi cho rằng, nên có phụ nữ tham gia công tác LĐ, QL, trong đó có 80,0% ý kiến đồng ý cho rằng, phụ nữ tham gia LĐ, QL sẽ đảm bảo bình đẳng giới trong LĐ, QL; 65,7% ý kiến cho rằng, các quyết định sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho phụ nữ hiệu quả hơn; có 61,0% của người được hỏi thống nhất phụ nữ tham gia LĐ, QL sẽ góp phần thực hiện mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh và còn có 67,7% ý kiến cho rằng, sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả 2 giới. Ngoài ra, trong số những người được hỏi cũng có nhiều ý kiến cho rằng, phụ nữ tham gia công tác LĐ, QL có nhiều điểm mạnh: có tới 57,3% ý kiến cho rằng, điểm mạnh của phụ nữ là có tính sáng tạo, năng động;

71,7% ý kiến khẳng định rằng, phụ nữ rất nhiệt tình, tâm huyết; 68,7% ý kiến cho rằng, phụ nữ rất mềm dẻo, linh hoạt; 73,7% ý kiến cho rằng, phụ nữ rất nghị lực, kiên trì và 42,0% ý kiến khẳng định, phụ nữ rất cầu thị, biết lắng nghe; có nhiều ý kiến khác cho rằng, đỡ tham nhũng… [Phụ lục 3]. Điều này không chỉ khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội mà còn tạo điều kiện cho họ phát triển khả năng trong LĐ, QL góp phần xây dựng HTCT bền vững, lành mạnh hơn, kinh tế - xã hội của đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)