Vấn đề đặt ra từ gia đình và bản thân phụ nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 108 - 114)

Chương 3 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG

3.2.4. Vấn đề đặt ra từ gia đình và bản thân phụ nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương

Gánh nặng công việc gia đình ảnh hưởng sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong HTCT cấp trung ương

Cũng như ở nhiều quốc gia khác, ở CHDCND Lào, theo truyền thống, phụ nữ phải đảm nhiệm chính công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc gia đình.

Quan niệm người phụ nữ đảm đang, công, dung, ngôn, hạnh là phải có đủ:

phòng ngủ, nhà bếp, mái tóc; nước luôn đầy vại, luôn đầy tình thương, bình vôi luôn đầy nước, ăn nói nhẹ nhàng lịch sự vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế, vai trò của phụ nữ Lào hiện nay.

Trên thực tế, trong nhận thức của cộng đồng, vai trò của người phụ nữ được mặc định với công việc nội trợ, chăm sóc con cái thông qua sự phân công

lao động trong gia đình. Nhận thức đó đã hình thành và tồn tại lâu dài trong lịch sử. Mặc dù đến nay đã có nhiều tiến bộ trong việc chia sẻ công việc nhà giữa các thành viên, song vẫn tồn tại một quan niệm phổ biến coi việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ. Theo khảo sát của Uỷ Ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ, tính trung bình cả nước, thời gian thực hiện các công việc nội trợ của người phụ nữ lên tới 2,6 giờ/ngày (trong khi đó nam giới chỉ làm 0,6 giờ) [124, tr.5].

Điều đó ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện để chị em nâng cao năng lực, trình độ và tham gia công việc xã hội. Đồng thời, điều này dẫn đến tính an phận của phụ nữ. Trong không ít gia đình, do điều kiện kinh tế khó khăn, điều lo toan trước mắt là việc làm, kinh tế, vì thế, nhiều chị em ít quan tâm đến việc học hành và nâng cao trình độ cho bản thân.

Phụ nữ làm công tác LĐ, QL đều mang trách nhiệm kép và khó khăn trong việc cân bằng công việc gia đình và công việc LĐ, QL. Vì vậy, người phụ nữ cũng bị hạn chế trong giao lưu, học hỏi và điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng mối liên hệ và trình độ hiểu biết. Sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và của người chồng còn ở mức độ nhất định đối với phụ nữ tham chính, nhất là ở cấp trung ương.

Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, có tới 48,3% ý kiến khẳng định do phụ nữ phải lo công việc gia đình nhiều hơn công việc xã hội và có 25,3% ý kiến thống nhất phụ nữ thành đạt thì không có hạnh phúc gia đình. Chính những nhận thức khác nhau như trên là một trong những yếu tố cản trở phụ nữ tham gia công việc xã hội, tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương.

Trong nhận thức của đa số ở Lào, người phụ nữ Lào có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của chồng, con. Đồng thời họ còn thay chồng gánh vác công việc gia đình, họ hàng… Tục ngữ Lào có câu: “Nhẫn đẹp do mặt nhẫn, chồng tốt là nhờ vợ khéo”. Ông Khăn Tay Sỉ Phăn Đon, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, đã cho rằng: “Phải giáo dục, đào tạo thật nhiều người mẹ tốt, tôi tin rằng, nếu có người mẹ tốt bao nhiêu thì sẽ có người chồng và

con tốt bấy nhiêu” [113, tr.61-62]. Vì được tôn vinh như vậy, nhiều chị em phụ nữ càng muốn hy sinh cho chồng, con nhiều hơn cho bản thân mình. Cố Tổng Bí thư Cay Sỏn Phôm Vị Hản, đã từng nói: “Phụ nữ có lòng thương yêu đùm bọc, thủy chung, thương chồng yêu con, chịu thương, chịu khó, hy sinh vì hạnh phúc gia đình, chồng con. Họ là những người ủng hộ người chồng, con đi trước trong công tác chính trị và là những người giữ gìn danh dự cho gia đình, chồng, con” [82, tr.31-32].

Gánh nặng công việc gia đình và những định kiến về năng lực quản lý của phụ nữ đã góp phần gây trở ngại đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương. Trong thực tế, do ảnh hưởng tâm lý, lối sống truyền thống, một bộ phận phụ nữ còn tâm lý tự ti, ngại dư luận, chưa mạnh dạn phấn đấu trở thành cán bộ LĐ, QL. Một số phụ nữ ngại dư luận, kể cả dư luận sai trái cho rằng phụ nữ thì không nên tham quyền, phụ nữ tham chính thì gia đình không hạnh phúc. Cộng thêm áp lực của gia đình, dòng họ với tư tưởng trọng nam, khinh nữ vốn có mà người phụ nữ nhụt chí không tự phấn đấu vươn lên khẳng định mình.

Chủ thể - bản thân phụ nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý:

Một trong những trở ngại không nhỏ làm hạn chế sự thăng tiến của phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương, cũng như trong xã hội, chính là tình trạng an phận, tự ti, níu kéo lẫn nhau, thiếu chí hướng phấn đấu vươn lên của nữ giới.

Các tố chất lãnh đạo, quản lý của người phụ nữ bị đánh giá thấp hơn so với nam giới khiến cho vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ khi tham gia LĐ, QL. Từ đó, người phụ nữ thường có tâm lý tự ti, an phận thủ thường, không dám vượt lên chính mình, không muốn phấn đấu trong công tác dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Chính điều này làm ảnh hưởng đến cả HTCT và củng cố thêm định kiến giới (cho rằng phụ nữ chỉ làm được như thế, không thể hơn được), ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham chính của người phụ nữ. Nếu

người phụ nữ tham gia công tác LĐ, QL mà không dung hoà được chức năng gia đình và xã hội, đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ của gia đình thì không thể làm lãnh đạo tốt được, khi đó, họ dễ đầu hàng công việc mà quay trở về với gia đình. Còn nếu tiếp tục lựa chọn ưu tiên thăng tiến công danh chính trị sẽ dễ dẫn đến hệ quả là hôn nhân gia đình dễ tan vỡ. Đây quả là một thách thức lớn đối với người phụ nữ khi tham gia LĐ, QL khiến cho tỷ lệ phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương bị hạn chế, tăng chậm và không bền vững.

Cùng với đó, phụ nữ còn thực hiện chức năng sinh đẻ. Ở CHDCND Lào chưa có quy định hạn chế số con sinh trong gia đình như Việt Nam và một số nước khác, bởi dân số còn ít. Chính vì vậy, phụ nữ đã lập gia đình thường đẻ nhiều 3-4 con. Theo chính sách về sức khỏe sinh sản, khoảng cách giữa các lần sinh đẻ phải 2-3 năm, nhưng nhiều chị em phụ nữ hay đẻ liền, khoảng cách đẻ chỉ 1-2 năm, nếu đẻ 3 đứa con liền nhau và tính cả khoảng cách giữa các lần sinh đẻ và chăm sóc con, người mẹ phải mất 7-10 năm. Đó là một nguyên nhân dẫn đến các chị em phụ nữ khó sắp xếp thời gian cho học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn hoặc ngại tham gia, phấn đấu vươn lên cho nên đến khi đề bạt, bổ nhiệm, nhiều chị em phụ nữ không đủ tiêu chuẩn để trở thành người LĐ, QL.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ cũng đố kỵ với phụ nữ khác, không chỉ tự ti với bản thân mà còn hẹp hòi với người khác. Vì vậy, ngay trong các cuộc bầu cử vào các chức danh lãnh đạo, có khi số nữ không bầu cho phụ nữ lại nhiều hơn nam giới. Cũng như trong Quốc hội Lào, mục tiêu đề ra, là đại biểu nữ trong Quốc hội phải đạt 30% trở lên, trên thực tế tỷ lệ phụ nữ cả nước có quyền đi bầu cử là 50,3%, khóa mới nhất, khóa VIII (3/2016), tỷ lệ nữ đại biểu đạt 27,5% cao nhất so với các khóa trước, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đã đề ra.

Kết quả đó cho thấy, tỷ lệ phụ nữ chưa đạt được như mục tiêu đề ra, một phần không nhỏ là do vẫn còn một bộ phận phụ nữ chưa tin tưởng phụ nữ và thiếu sự ủng hộ đối với các nữ ứng viên. Và qua khảo sát các cơ quan cấp trung

ương, trong 300 phiếu có tới 113 người được hỏi chiếm 37,7% trả lời rằng, phụ nữ không ủng hộ nhau, níu kéo, đố kỵ lẫn nhau, bặc biệt là các bạn nữ cùng đồng nghiệp.

Như vậy, con đường phấn đấu của phụ nữ gặp nhiều cản trở, trong đó có rào cản xuất phát từ ngay chính bản thân họ. Năng lực, kinh nghiệm, tính cách cộng với sự lựa chọn, sắp xếp hài hoà giữa gia đình và công việc là những yếu tố cản trở sự tham gia của phụ nữ vào công tác LĐ, QL trong HTCT. Điều này chỉ có thể dễ dàng vượt qua nếu có sự hỗ trợ kịp thời về công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của xã hội, gia đình, đặc biệt là của người chồng.

Từ những vấn đề đặt ra đó, đòi hỏi phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong HTCT cấp trung ương đang đứng trước những yêu cầu khách quan cần phải nâng cao năng lực LĐ, QL trong bối cảnh mới, điều kiện mới và với nhận thức mới, cách làm mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020.

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu về thực trạng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay, cho thấy rằng, cùng với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, cấp ủy, ban lãnh đạo của các bộ, ban, ngành cấp trung ương và sự nỗ lực của bản thân phụ nữ, trong những năm qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia LĐ, QL các cấp có xu hướng tăng lên cả về số lượng và vị trí công việc. Có nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà LĐ, QL, nắm giữ những vị trí quan trọng trong khối đảng, nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần khẳng định vị thế, vai trò trong xã hội. Tuy nhiên, xu hướng này diễn ra không đồng đều ở từng cơ quan và từng vị trí LĐ, QL. Nếu xét về số lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương (như trong

phần thực trạng đã trình bày), chúng ta thấy rằng, khối nhà nước có tỷ lệ tăng chậm và cán bộ nữ chủ yếu giữ chức vụ cấp phó. So sánh với khối đảng và khối nhà nước thì phụ nữ LĐ, QL trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn. Như vậy, quyền tham chính của phụ nữ vẫn chưa được thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ với ý nghĩa của nó.

Bên cạnh những hạn chế nêu trên còn có một số vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết: (1) Những vấn đề đặt ra từ những rào cản, định kiến giới trong nhận thức cộng đồng xã hội về vai trò của phụ nữ tham gia trong công tác LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương; (2) Những vấn đề đặt ra từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo của các thành viên trong HTCT cấp trung ương đối với công tác cán bộ nữ; (3) Những vấn đề đặt ra từ chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò của phụ nữ trong LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương; (4) Những vấn đề đặt ra từ gánh nặng công việc gia đình và chủ thể - bản thân phụ nữ trong tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương. Những vấn đề đặt ra đó, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ban, ngành cấp trung ương để giải quyết. Đồng thời bản thân người phụ nữ phải không ngừng phấn đầu, nỗ lực trau dồi kiến thức để sánh ngang cùng với nam giới. Có như vậy, phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng mới thực hiện quyền tham chính một cách triệt để, đặc biệt khi họ tham gia LĐ, QL.

Chương 4

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)