Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 128 - 138)

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHỤ NỮ THAM

4.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ

4.2.2.1. Xây dựng và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới

Đảng và Nhà nước CHDCND Lào luôn quan tâm đến việc tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL nói chung, trong HTCT cấp trung ương nói riêng. Để tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách được ban hành. Chẳng hạn như Luật Gia đình, Luật Lao động, Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ, chính sách tăng tỷ lệ nữ trong HTCT, Chiến lược Quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về Bình đẳng giới… Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, để tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có sự bổ sung, xây dựng, thực hiện hệ

thống pháp luật, chính sách phù hợp với điều kiện phát triển cũng như vị thế, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, để nhóm giải pháp này đạt hiệu quả cao cần phải quan tâm tới một số vấn đề sau:

Trước hết, xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống các chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Trong giai đoạn hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề mới, có tác động trực tiếp đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Một mặt, những khó khăn chung của công tác cán bộ trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới.

Mặt khác, những khó khăn mâu thuẫn của những vấn đề có tính hai mặt trong công tác cán bộ nữ, như về chức năng người mẹ, người nội trợ với vai trò, vị trí xã hội của người cán bộ nữ, giữa yêu cầu và điều kiện thực tế và học tập nâng cao trình độ với thời gian, vật chất, sức khỏe hạn chế, mức sống thấp… Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ nữ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia công tác LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương. Chẳng hạn: sớm xây dựng Luật về Bình đẳng giới, xây dựng và ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định… về công tác cán bộ nữ có tính ràng buộc pháp lý (nghị quyết của Đảng về tăng tỷ lệ cán bộ nữ; quy định về quy hoạch cán bộ nữ, quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ…). Số liệu khảo sát của tác giả luận án cho thấy: có 67,7% số người được hỏi cho rằng, để tăng cường phụ nữ tham gia vào LĐ, QL cần xây dựng và thực hiện Luật về Bình đẳng giới.

Mặt khác, các chủ trương, chính sách pháp luật về bình đẳng giới phải là một hệ thống đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội để có thể phát huy được tác dụng của nó trong thực tiễn. Hệ thống các chủ trương, chính sách pháp luật này phải xuất phát từ các yêu cầu khách quan, lịch sử cụ thể và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào qua từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, hệ thống các chính sách pháp luật, chế độ, kế hoạch, biện pháp... dành cho cán bộ nữ phải khoa học, không thể áp đặt, đảm bảo quan điểm phát triển nhưng cũng phải chú ý đến những đặc điểm của xã hội, của thời đại, của dân tộc và đặc điểm giới.

Gần đây nhất, Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ đã được Quốc hội Khóa V, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/10/2004 và có hiệu lực từ ngày 15/11/

2004. Luật này đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của thời kỳ đổi mới, mang tính chất cụ thể và nhiều cơ sở pháp lý. Điều 2 của Luật đã xác định rõ vai trò của phụ nữ là “Phụ nữ có vai trò trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh - quốc phòng, ngoại giao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc của phụ nữ Lào…” [92, tr.2]. Để phụ nữ Lào nói chung, phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương nói riêng thấm nhuần Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ thì Trung ương HLHPN Lào, Hội Phụ nữ của các bộ, ban, ngành cấp trung ương cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, làm cho tất cả phụ nữ nhận thức đúng đắn chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó họ có thể vươn lên làm chủ bản thân mình. Tuy nhiên, công tác này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Nhằm để các chị em phụ nữ trong lĩnh vực tham chính tiếp tục góp phần trong sự nghiệp đổi mới thì phải giúp chị em có tự giác cao về chính trị, được học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

Nhà nước phải đảm bảo cho phụ nữ được hưởng quyền lợi về mặt chính trị ngang với nam giới, chẳng hạn: quyền bầu cử và ứng cử, tham gia hoạt động công tác, bàn bạc và quyết định vấn đề quan trọng của Quốc gia, nhận được sự bổ nhiệm phù hợp vào trong vị trí quan trọng trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận xây đựng đất nước Lào và tổ chức chính trị - xã hội [92, tr.6].

Trên cơ sở đó, cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành cấp trung ương cần phải tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ HLHPN được thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; thực hiện nghiêm tục chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, về công tác cán bộ nữ nhằm tạo cơ hội cho cán bộ nữ được tham gia LĐ, QL ngày càng đông đảo.

Tuy vậy, các nguyên tắc thực hiện trong các chế định của Luật dù có chi tiết, có cụ thể, cũng khó theo kịp cuộc sống vô cùng phong phú, phức tạp và luôn

luôn biến động. Vì thế, việc xây dựng và thực hiện những văn bản dưới luật là rất cần thiết.

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, trong đó chú ý đến cấp trung ương

Về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cả nước, Đảng NDCM Lào, nêu rõ: “Quy hoạch cán bộ có nghĩa là kế hoạch dự kiến lâu dài về đối tượng nhân sự kế thừa - thay thế chức danh LĐ, QL, bởi vì quy hoạch cán bộ là căn cứ quan trọng cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đánh giá, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với cơ cấu, tính chất của đội ngũ cán bộ” [64]. Quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch cán bộ nữ nói riêng là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ.

Chính vì vậy, muốn tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương, cần phải xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nữ cho thật tốt.

Theo chúng tôi có những giải pháp sau đây:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng uỷ, lãnh đạo của các bộ, ban, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên đối với công tác cán bộ nữ, đặc biệt là quy hoạch cán bộ nữ. Để công tác quy hoạch cán bộ nữ đạt kết quả tốt, trước hết cấp uỷ, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên của các cơ quan cấp trung ương phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của cán bộ nữ và công tác quy hoạch cán bộ nữ. Cấp ủy, lãnh đạo quán triệt cho cán bộ, đảng viên trong đảng bộ nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ đổi mới đất nước và những yêu cầu về quy hoạch cán bộ nữ.

Hai là, cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành cấp trung ương nghiên cứu, quán triệt tinh thần của Hội nghị toàn quốc lần thứ 10 về công tác tổ chức đối với công tác quy hoạch cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng; quán triệt nội dung của Chỉ thị số 08 của Bộ Chính trị, ngày 21/08/2007 Về quy hạch cán bộ LĐ, QL trên cả nước của Bộ Chính trị, phổ biến sâu rộng, sau đó lập đơn vị để giúp đỡ cấp ủy trong việc nghiên cứu đề ra chủ trương, kế hoạch hành động về

công tác quy hoạch cán bộ nữ, phân công trách nhiệm cho các cấp uỷ viên chỉ đạo, giám sát thực hiện quy hoạch cán bộ nữ trong cơ quan, đơn vị.

Ba là, trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ nữ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc và quy trình theo quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong HTCT, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chức năng. Đồng thời, mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, trong đánh giá cán bộ nữ, giới thiệu cán bộ nữ vào quy hoạch.

Bám sát các quan điểm, định hướng của Đảng, thực hiện thận trọng, nghiêm túc, đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch, đảm bảo thời gian theo quy định. Khi xem xét giới thiệu cán bộ nữ vào quy hoạch, cần chú trọng tiêu chuẩn và chất lượng cán bộ, đồng thời, phải có sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chuẩn và cơ cấu về độ tuổi, dân tộc, trình độ chuyên môn được đào tạo với kiến thức năng lực thực tiễn của cán bộ để vừa đảm bảo được sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, vừa đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất trong một tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác.

Bốn là, quy hoạch cán bộ nữ phải thực hiện đồng bộ gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ xuất phát từ quy hoạch cán bộ và tạo nguồn từ xa. Tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ nữ để đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh quy hoạch; mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu những cán bộ nữ có năng lực, triển vọng tốt, cán bộ tiêu biểu ở các địa phương (tỉnh, thành phố); cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số, con em người có công với nước đã quy hoạch.

Năm là, định kỳ hàng năm thực hiện nghiêm túc việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nữ một cách dân chủ, khách quan, theo quy trình chặt chẽ, đưa vào quy hoạch những nhân tố mới, nhất là cán bộ trẻ có nhiều triển vọng, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn điều kiện, tiêu chuẩn.

Thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra theo quy định, định kỳ hàng năm và kiểm điểm đánh giá, rút ra những kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch cán bộ nữ nói riêng.

Sáu là, sự quan tâm của cấp ủy đảng, lãnh đạo của các cơ quan cấp trung ương, nhất là người đứng đầu đến công tác cán bộ nữ là yếu tố then chốt để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ. Nơi nào cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành quan tâm công tác quy hoạch cán bộ nữ, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tạo điều kiện cho cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện, cống hiến, thì nơi đó sẽ làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ, nguồn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch phong phú, có nhiều cán bộ nữ đáp ứng được yêu cầu.

Bảy là, quy định cụ thể về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch của các bộ, ban, ngành. Cụ thể, phải đảm bảo số dư trong quy hoạch; để đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ cấp trung ương đạt 20% vào năm 2020 thì tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch phải là 25 - 30% so với tổng số cán bộ được đưa vào quy hoạch. Đặc biệt là các cơ quan trong thời gian qua đã đưa cán bộ nữ vào quy hoạch cán bộ chủ chốt thấp (Học viện Khoa học - Xã hội, Bộ Công chính và Vận tải, Bộ Năng lượng và Mỏ, Bộ Bưu chính và Viễn thông, Hội Cựu chiến binh) phải quan tâm và đưa cán bộ nữ vào quy hoạch cán bộ chủ chốt nhiều hơn.

4.2.2.3. Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp trung ương

Để có thể tham gia lãnh đạo, quản lý trong HTCT, cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản. Ở vị trí càng cao, công tác đào tạo, bồi dưỡng càng phải được thực hiện một cách có hệ thống. Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐ, QL của Đảng NDCM Lào, quy định:

Một là, cán bộ đương chức và cán bộ kế cận vị trí lãnh đạo, quản lý bậc chiến lược, chẳng hạn: BCHTW Đảng, Bộ trưởng và đương tương cấp trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng phải được đào tạo theo tiêu chuẩn đã quy

định ở phần II, Điều 2 của Quy định số 04/BCT-TW, ngày 22/7/2003 Về tiêu chuẩn cán bộ của Bộ Chính trị.

Hai là, cán bộ đương chức và cán bộ kế cận cấp Thứ trưởng và đương tương cấp trung ương, Phó bí thư tỉnh ủy, Phó tỉnh trưởng phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, được đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên, hiểu biết ngoại ngữ ở mức độ trung bình trở lên.

Ba là, cán bộ đương chức và cán bộ kế cận cấp Vụ trưởng và đương tương, đảng ủy các bộ - cơ quan, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành phố, Bí thư huyện phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, biết sử dụng máy tính và hiểu biết ngoại ngữ ở mức độ trung bình trở lên.

Bốn là, cán bộ đương chức và cán bộ kế cận cấp Phó bí thư huyện, Phó Chủ tịch Sở cấp tỉnh, Ban Chấp hành đảng bộ cấp huyện, Phó vụ trưởng phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, biết sử dụng máy tính, hiểu biết ngoại ngữ ở mức độ trung bình trở lên. Ngoài ra, các cơ quan cấp trung ương cũng còn quy định tiêu chuẩn riêng biệt về cán bộ LĐ, QL của cơ quan mình.

Để đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương cần thực hiện một số giải pháp như sau:

(1) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ phải tiến hành đồng bộ, toàn diện và thường xuyên, liên tục tiến hành từng bước có kế hoạch, có dự án và có trọng tâm, trọng điểm để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài.

Phải coi công tác đào tạo cán bộ nữ là nhiệm vụ trung tâm của sự phát triển nhân lực và từng bước chuyển cán bộ vào tiêu chuẩn của từng chức danh.

(2) Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nữ gắn với công tác cán bộ chung của từng cơ quan. Cấp ủy của các bộ, ban, ngành cấp

trung ương phải xây dựng được kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ phù hợp với chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới;

tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho cán bộ nữ được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cả về lý luận và chuyên môn, đặc biệt là hệ cao cấp lý luận và trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo cả trong và ngoài nước.

(3) Những cán bộ nữ thuộc diện dự bị trong quy hoạch nhất thiết phải được đào tạo cơ bản tập trung dài hạn, những cán bộ đương chức chưa qua đào tạo cơ bản thì đào tạo theo chương trình ngắn hạn và tại chức, nếu cán bộ trẻ thì phải qua đào tạo cơ bản. Những cán bộ nữ đã qua đào tạo cơ bản dù là dự bị hay đương chức thì định kỳ cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ, chấm dứt tình trạng cử người đi học không đúng đối tượng, trái ngành nghề, không đúng sở trường của cán bộ nữ.

(4) Tổ chức trang bị ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nữ LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương.

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp trung ương phải có trình độ kiến thức ngoại ngữ nhất định. Đặc biệt là tiếng Anh, Pháp, Việt, Trung. Trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nữ LĐ, QL, cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành cấp trung ương phải hợp tác với Bộ Ngoại giao để cử cán bộ nữ được nâng cao trình độ về ngoại nữ trong hàng năm (mỗi năm tổ chức 2 lần). Mặt khác, cấp ủy, lãnh đạo của các bộ, ban, ngành phải thu hút vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế để tạo điều kiện cho cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng có cơ hội được học ngoại ngữ tại cơ quan hoặc ra nước ngoài học. Đồng thời, Hội Phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các bộ, ban, ngành phải chủ động liên hệ với Trung ương HLHPN Lào, Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ để thu hút vốn cho các chị em phụ nữ được đi nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài.

Tin học là môn khoa học rất quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệ tri thức và xã hội hóa thông tin... cán bộ LĐ, QL nói chung, cán bộ nữ LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương nói riêng phải có trình độ, kiến thức tin học nhất

Một phần của tài liệu Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 128 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)