Truyền dẫn chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.2 LÝ THUYẾT TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.2.1 Truyền dẫn chính sách tiền tệ

1.2.1.1 Quá trình phát triển của lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ.

Các học thuyết kinh tế nổi tiếng trên thế giới trước đây đã có nhiều quan điểm liên quan đến truyền dẫn chính sách tiền tệ. Tuy nhiên chung quy lại thì điều giải thích cơ chế

truyền dẫn tác động đến các hoạt động thực của nền kinh tế. Đại diện trường phái cổ điển có Smith và Ricardo, đại diện trường phái tân cổ điển có Fisher, Marshal và Pigou cho rằng sự thay đổi tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến các yếu tố giá cả hơn là khu vực thực.

Hình 1.2: Quá trình phát triển của lý thuyết truyết dẫn chính sách tiền tệ

Nguồn: Tác giả tổng hợp Lý thuyết số lượng tiền đại diện bởi Fisher, lý thuyết này cung cấp một triển vọng mới về sự hiểu biết mối quan hệ giữa tiền tệ, các yếu tố giá cả và các yếu tố khác trong nền kinh tế. Trường phái Cambridge cho rằng giá trị của tiền phụ thuộc vào cung và cầu tiền.

Marshall chứng minh mối quan hệ giữa tiền và các mức giá phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ của tiền trong tổng vốn. Những năm 1930, John Keyness đã thử thách những lý thuyết

Keyness (1930,1936)

Lý thuyết việc làm, cung tiền và lãi suất

Lucas (1970), Brunner và Meltzer (1972)

Lý thuyết kỳ vọng của tiền, nợ và các hoạt động kinh tế

Friedman (1986), Mankiw (1989) Vốn và của cải, giá cả và tiền lương

Friedman (1965)

Lý thuyết chi tiêu tài chính và cung tiền

Hicks (1937) Mô hình IS-LM

Kydland và Prescott (1982) Lý thuyết thời gian và những cú sốc

trong nền kinh tế Sargent và Wallace (1976)

Lý thuyết kỳ vọng và chính sách kinh tế

Bernanke (1983), (1986) Sinai (1986), Hamilton (1987)

Ảnh hưởng phi tiền tệ trong khủng hoảng tài chính, tiền tệ tương quan với

thu nhập

trước bằng tranh luận rằng một sự gia tăng cung tiền làm giảm tốc độ lưu thông của tiền và từ đó làm giảm thu nhập thực và chu chuyển tiền mặt cho các yếu tố sản xuất. Đặc biệt ông nhấn mạnh rằng phương trình Fisher không thể ứng dụng trong thực tiển. Theo lý thuyết, Keynes cho rằng bản thân tiền không có giá trị và mục tiêu nắm giữ tiền mặt của con người là nhằm mục đích trao đổi hàng hóa. Trong lý thuyết tổng hợp về việc làm, cung tiền và lãi suất được phát hành năm 1936, Keyness chỉ ra rằng chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất và vì vậy ảnh hưởng đến đầu tư, tổng cầu cũng như thay đổi giá cả của các phương tiện tài chính hộ gia đình và danh mục tài sản tài chính khác.

Hicks (1937) lần đầu tiên phát thảo mối quan hệ giữa lãi suất và tiền bằng cách sử dụng mô hình IS-LM. Trong mô hình của ông, chính sách tiền tệ được truyền dẫn thông qua lãi suất. Khi NHTW tăng cung tiền, đường LM sẽ dịch chuyển sang phải, vì vậy lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn sẽ giảm dẫn đến lãi suất thực giảm khi giá cả điều chỉnh chậm. Nhìn chung, mô hình IS –LM là nền tảng trong kinh tế vĩ mô của Keynes. Tuy nhiên, nhiều tranh luận gần đây liên quan đến mô hình IS-LM trong phân tích truyền dẫn của chính sách tiền tệ đã được tổng hợp bởi Melzter (1995): Mô hình thiếu nhiều ảnh hưởng thay thế khác của tiền và chưa đúng trong phân biệt điều khoản lãi suất ngắn hạn rằng gần như thay thế cầu tiền từ lãi suất dài hạn liên quan đến tích lũy vốn và đầu tư.

Nhà kinh tế Friedman (1965) đã phê bình lý thuyết số lượng tiền tệ của Keynes bằng tranh luận phủ định tầm quan trọng của chính sách tiền tệ và khẳng định gia tăng trong chi tiêu tài chính và cung tiền tệ góp phần gia tăng lạm phát. Brunner và Meltzer (1972) chính sách tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Vì vậy trường phái tiền tệ đã kết hợp giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài sản, chính sách tài chính và sự kỳ vọng vào một khuôn khổ, điều này làm cho việc phân tích truyền dẫn của họ nhiều thuyết phục và phù hợp hơn so với phân tích của Keyness trong việc sử dụng hệ thống tài chính hiện đại

Sau năm những 1970, các nhà kinh tế học tân cổ điển, sử dụng nền tảng vĩ mô để phân tích các vấn đề kinh tế, họ tranh luận rằng nhiều mô hình đo lường các hoạt động kinh tế dựa trên giả định rằng cá nhân luôn đạt được hành vi tốt nhất của họ. Lucas (1972) tuyên bố rằng chính sách tiền tệ là không hiệu quả nếu thị trường đạt ở trạng thái cân bằng. Các mức giá không ảnh hưởng một cách hệ thống lên tổng sản lượng bởi vì các mức giá được giả định là không có sai sót trong khả năng dự báo. Lucas cho rằng cú sốc cung tiền hoặc

thay đổi ngẫu nhiên của cú sốc tiền tệ, về cơ bản bao gồm nhiều sự thay đổi của nền kinh tế. Hơn nữa trong điều kiện thông tin không hoàn hảo, một cú sốc tiền tệ không như kỳ vọng có thể chỉ ảnh hưởng lên các bộ phận thực trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn, kỳ vọng hợp lý có thể chỉ ra trong toàn bộ nền kinh tế trở lại nguồn góc của nó. Sau này có Sargent và Wallace (1976) đã ứng dụng lý thuyết của Lucas và cho rằng cú sốc cung tiền mong đợi không ảnh hưởng lên hoạt động kinh tế thực.

Kydland và Prescott (1982) giải thích thay đổi trong nền kinh tế từ những kỳ vọng của các cú sốc từ các bộ phận thực như cú sốc công nghệ, giá dầu và cả khí hậu xấu. Họ tin rằng nhiều cú sốc bao gồm sản lượng, việc làm và vì vậy làm gia tăng của cung tiền và giá cả. Kết quả là thay đổi trong cung tiền được phản ứng trực tiếp của thay đổi trong sản lượng. Nhưng Friedman (1986) tranh luận ý kiến này bằng cách cho rằng kỳ vọng hợp lý đã bỏ qua một vài biến quan trọng như vốn và của cải trong phân tích cơ chế truyền dẫn.

Nếu các biến trên được cân nhắc thì chính sách tiền tệ đã không trung lập. Mankiw (1989) phân tích các mức giá và tiền lương từ một quan điểm về cơ sở vi mô như cạnh tranh hoàn toàn và thông tin hoàn hảo. Khác biệt từ những giả thuyết khó khăn của những biến danh nghĩa, Stiglitz và Weiss (1981) lập luận rằng rủi ro không mong muốn và sự không xác định trong co giản của lãi suất kéo theo thay đổi trong nền kinh tế. Ngoài ra, một số bài viết sử dụng cơ sở vi mô để chứng minh sự tương tác trong thị trường tài chính ảnh hưởng đến các bộ phận thực của nền kinh tế (Bernanke, 1983; Eckstein và Sinai, 1986; Hamilton, 1987).

Tóm lại, các cuộc tranh luận liệu tiền tệ trung lập hoặc không là quan trọng trong nghiên cứu hiệu quả của chính sách tiền tệ và cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Trước Wicksell và Keyness, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng chính sách tiền tệ là trung lập. Khi lý thuyết Keyness được xem là chủ đạo, nhiều ý kiến cho rằng tiền tệ là không trung lập đã dần được chấp nhận bởi hầu hết các nhà kinh tế học trong những năm 1960, vậy quy luật của chính sách tiền tệ trong chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn. Tuy nhiên sau những năm 1960, giai đoạn lạm phát đã đem đến trường phái trọng tiền những nổ lực và ý tưởng của họ. Với những tranh luận về tính trung lập của tiền và phủ định ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, thách thức quan điểm của học thuyết Keyness. Hơn nữa, với sự phát triển lý thuyết trung lập của tiền, nhiều lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ đã được cải tiến. Nhìn chung cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền

Chính sách tiền tệ

Kênh lãi suất

Kênh tỷ giá

Kênh tín dụng

Kênh giá cả tài sản

Cầu trong nước

Cầu bên ngoài

Tổng cầu

Tăng trưởng

Lạm phát tệ có thể được chia thành hai quan điểm: Thứ nhất, là quan điểm về tiền tệ, bao gồm lãi suất, tỷ giá và giá cả tài sản; Thứ hai là quan điểm về tín dụng, bao gồm tín dụng ngân hàng và kênh số dư tài sản.

1.2.1.2 Khái niệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ

Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ được định nghĩa là quá trình thực thi các quyết định chính sách tiền tệ làm thay đổi trong cung tiền hoặc lãi suất tác động đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Đặc biệt sự thay đổi chính sách tiền tệ thông qua các kênh nhằm tác động đến mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng và lạm phát (John B. Taylor. 1995), Minskin, F. S., 1996). Cơ chế truyền dẫn CSTT phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các biến thành phần trong nền kinh tế. Một quyết định trong thực thi CSTT tác động đến các yếu tố vĩ mô qua các kênh trong cơ chế truyền dẫn (Hình 1.3). Do vậy hiểu rõ cơ chế truyền dẫn là rất cần thiết trong việc điều hành CSTT. Meltzer (1995) cho rằng chìa khóa quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là dung hòa yếu tố dài hạn và yếu tố ngắn hạn của các biến vĩ mô.

Hình 1.3: Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ

Nguồn: Tham khảo Miskin (1996), Loayza và Schmit-Hebbel (2002), Bank of England (2001) Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng của một quốc gia, CSTT tác động đến lượng tiền lưu thông, điều tiết lưu thông tiền tệ để đạt đến mục tiêu

cuối cùng là tăng trưởng kinh tế, lạm phát và việc làm. Vai trò của chính sách tiền tệ rất lớn trong nền kinh tế, vai trò của CSTT được chuyển tải qua các kênh trong cơ chế truyền dẫn. Với mỗi kênh trong truyền dẫn chuyển tải đến các hoạt động kinh tế mỗi khác nhau đồng thời có tác động qua lại với nhau. Một sự tăng lên trong lãi suất chính sách tác động đến lãi suất thị trường và do vậy tác động đến hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, vì hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại giá trị cho nền kinh tế. Bên cạnh đó lãi suất cũng được sử dụng để điều tiết lạm phát khi lạm phát tăng cao, lãi suất có tác động đến lạm phát theo như kỳ vọng hay không điều thông qua hiệu quả hoạt động của cơ chế truyền dẫn.

Vài trò của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ được thể hiện qua việc lựa chọn công cụ hay chính sách trong từng thời kỳ cụ thể của nền kinh tế, khi các công cụ được sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của truyền dẫn được thể hiện hơn. Ngoài ra, vai trò của truyền dẫn thông qua việc lựa chọn các chủ thể trong chu trình truyền dẫn, thông qua hệ thống tài chính bao gồm các chủ thể tài chính, các định chế tài chính trung gian và các hành lan pháp lý.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)