Phân tích phản ứng xung mô hình dạng khung

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 122 - 128)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Kết quả nghiên cứu mô hình SVAR dạng khung

4.2.1.2 Phân tích phản ứng xung mô hình dạng khung

Phân tích truyền tải sốc giúp cho chúng ta biết tác động của những cú sốc của các biến số vĩ mô lên chính nó và các biến khác trong mô hình. Kết quả của phân tích giúp nhà phân tích chỉ ra được mức độ tác động của những thay đổi của các biến, từ đó có thể đưa ra cơ chế điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Phân tích truyền tải sốc được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để phân tích chính sách kinh tế. Trong phần này, tác giả phân tích phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp, lạm phát, cung tiền trước cú sốc của đại diện giá cả bên ngoài là giá dầu (OILt), đại diện lãi suất bên ngoài là lãi suất liên bang (IRUt) và đại diện lãi suất chính sách trong nước là lãi suất tái cấp vốn (IRDt).

Phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của giá dầu (OILt)

Hình 4.1: Phản ứng của IPGt, CPIt trước cú sốc giá dầu OILt

-.020 -.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. OIL_SA Innovation

-.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. OIL_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) trước cú sốc của giá dầu (OILt) trên hình 4.1 cho thấy cú sốc của OILt ngay lập tức tác động mạnh đến tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp và làm cho giá trị sản lượng công nghiệp giảm kéo dài 5 tháng. Tác động sốc mạnh nhất là tháng thứ 3 với mức độ 4%, có nghĩa là khi giá dầu thế giới tăng, tác động của nó làm cho giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhanh đến tháng 3 đạt mức cao nhất, sau đó tác động chậm lại và kéo dài đến tháng thứ 5, từ tháng thứ 6 trở đi chuyển sang giai đoạn bảo hòa. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm với yếu tố bên ngoài, nhưng cũng đồng thời nhạy cảm với nhiều thay đổi khác bên trong. Kết quả tương tự với kết quả nghiên cứu của Jeevan Kumar Khundrakpam and Rajeev Jain (2012) (PL 5.1)

Giá dầu thay đổi lập tức tác động sốc đến lạm phát trong nước nhanh và kéo dài đến tháng thứ 8 và đạt mức cao nhất là 0.82%, có nghĩa khi giá dầu tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn làm cho lạm phát thay đổi kéo dài và đạt mức cao nhất là 0.82%. Từ tháng thứ 8 trở về sau, tác động sốc không còn nữa làm cho lạm phát giảm dần vào đến tháng thứ 22 bắt đầu có dấu hiệu ổn định. Kết quả náy cho thấy giá cả trong nước chịu tác động đáng kể từ giá yếu tố bên ngoài, cụ thể là giá dầu làm đại diện. Phát hiện này đúng với thực tế rằng Việt Nam trong thời gian qua luôn trong tình trạng nhập siêu (Năm 2005: 5.69 tỷ USD, năm 2008: 14.12 tỷ USD, năm 2011: 24.66 tỷ USD, năm 2013: 17.77 tỷ USD), chính vì vậy mà giá cả tiêu dùng trong nước thay đổi phụ thuộc nhiều vào thay đổi của giá cả bên ngoài.

Phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của lãi suất chính sách của Fed (IRUt)

Hình 4.2: Phản ứng của IPG và CPI trước cú sốc của lãi suất Fed

-.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 .020 .025

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. IRU_SA Innovation

-.008 -.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 .008

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. IRU_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Phản ứng của IPGt trước cú sốc của IRUt tại hình 4.2 cho thấy khi lãi suất Fed tăng, tăng trưởng giá trị sản lượng ở Việt Nam tăng nhanh và kéo dài dến tháng thứ 2, cao nhất là 8%, sau đó giảm nhanh và kéo dài đến tháng thứ 4. Có nghĩa là khi IRUt tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, giá trị sản lượng công nghiệp ở Việt Nam tăng và đạt mức cao nhất vào tháng thứ 2 là 8%, sau đó cú sốc không còn tác dụng lập tức kéo IPGt giảm nhanh đến tháng thứ 4 thì giữ nguyên và ổn định. Kết quả này hàm ý rằng cú sốc của lãi suất Fed chỉ tác động đến IPGt trong nước trong ngắn hạn, sau đó tác động sốc không còn nữa lập tức đưa tốc độ tăng trưởng trở về trạng thái ban đầu.

Cú sốc của lãi suất Fed có tác động đáng kể đến lạm phát trong nước, cụ thể khi lãi suất của Fed tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn làm cho lạm phát trong nước giảm chậm, kéo dài và mạnh nhất là -0.27% vào tháng thứ 5. Sau đó tác động sốc của lãi suất Fed đã không còn nên làm cho lạm phát tăng trở lại từ tháng thứ 5 kéo dài cho đến tháng thứ 16. Phát hiện này cho thấy giá cả trong nước có tác động đáng kể trước thay đổi của lãi suất chính sách bên ngoài nền kinh tế mà đại diện là lãi suất của Fed, tuy nhiên phản ứng không tức thời mà chậm và trong giai đoạn ngắn. Điều này cũng đúng vì nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, tác động làm thay đổi giá cả do nhiều nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố trong nước. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2010) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ giai đoạn 1998 đến 2009, tuy nhiên cú sốc giai đoạn (2001 đến 2014) giá cả trong nước có phần phản ứng chậm hơn (PL 5.2)

Với kết quả phân tích tác động của yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cú sốc của lãi suất của Fed, giá cả thế giới cho thấy cú sốc của yếu tố bên ngoài có tác động đến yếu tố bên trong của nền kinh tế như tăng trưởng và làm phát. Điều này cho thấy độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế Việt Nam so với khu vực, đặc biệt là sau gia nhập WTO. Tuy nhiên vì là nền kinh tế mới nổi nên tác động của các yếu tố bên ngoài thường tức thời, không kéo dài cho thấy nền kinh tế nhạy cảm bởi rất nhiều yếu tố khác bên trong lẫn bên ngoài.

Phản ứng của tăng trưởng và lạm phát trước cú sốc của lãi suất chính sách Hình 4.3: Phản ứng của IPGt và CPIt trước cú sốc của lãi suất (IRDt)

-.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016 .020

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation

-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 .008

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Dựa vào hình 4.3 cho thấy tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp phản ứng mạnh và nhanh trước cú sốc của lãi suất. Cụ thể khi lãi suất chính sách tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn lập tức làm cho IPGt tăng nhanh và đạt mức cao nhất là 4% vào tháng thứ 2. Sau đó tác động sốc không còn nữa làm cho IPGt giảm nhanh đến tháng thứ 4, sau dó giảm chậm kéo dài đến tháng thứ 6. Dưới tác động của các cú sốc khác ngoài lãi suất chính sách đã làm cho IPGt tăng chậm trở lại đến tháng thứ 14, sau đó trở về trạng thái cân bằng. Kết quả này cho thấy tác IPGt rất nhạy cảm với lãi suất của chính sách, nhưng cũng đồng thời rất nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô khác của nền kinh tế. Ngoài ra, với kết quả trên cho thấy giữa lãi suất và tăng trưởng có sự trái ngược với lý thuyết, có nghĩa kết quả không như kỳ vọng của nghiên cứu khi cho rằng lãi suất giảm sẽ làm cho nền kinh tế dễ dàng hơn trong khâu huy động vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Kết quả cho thấy khi lãi suất tăng làm cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp tăng, phản ánh thực trạng là điều

hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam còn chạy theo biến động của thị trường. Điều hành chính sách lãi suất chưa mang tính chủ động cần thiết, chưa có lãi suất mục tiêu để đặt trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ và góp phần giúp các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp dựa vào đó để dự báo các hoạt động của họ. Đây là hiện tượng “puzzle” đối với hai biến trên tại nền kinh tế Việt Nam, phát hiện này tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2012).

Để xem lạm phát phản ứng như thế nào trước tác động sốc của lãi suất chính sách. Hình 4.3 cho thấy lạm phát gần như không phản ứng khi lãi suất chính sách thay đổi trong khoảng thời gian 2 tháng, sau đó tăng chậm đến tháng 12 và tiến đến ổn định từ tháng thứ 13 trở đi. Như vậy việc tăng lãi suất cũng chỉ giảm áp lực trong thời gian rất ngắn, lạm phát lại rất nhạy cảm bởi các yếu tố khác. Đây là phát hiện mới khác biệt nhiều so với kết quả của Nguyễn Phi Lân (2010) khi cho rằng lãi suất tăng làm cho lạm phát tăng trong 2 tháng đầu sau đó giảm. Nhưng lại tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm thị Tuyết Trinh (2013) (PL5.3) khi cho rằng lãi suất chính sách tăng làm cho làm phát tăng rất chậm trong khoản thời gian quí đầu, kéo dài cho tới quí 5, sau đó bảo hòa.

Phản ứng của cung tiền trước cú sốc của lãi suất chính sách

Hình 4.4 Phản ứng của cung tiền M2t trước cú sốc của lãi suất IRDt

-.008 -.004 .000 .004 .008 .012

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of M2_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.4 ta thấy phản ứng của cung tiền gần như chậm hơn 3 tháng trước cú sốc của lãi suất chính sách, từ tháng thứ 3 bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh dần, sau đó tăng chậm và từ tháng thứ 7 trở đi có dấu hiệu giảm. Cụ thể hơn khi lãi suất chính sách tăng 1

đơn vị độ lệch chuẩn, cung tiền chưa thay đổi, đến tháng thứ 3 bắt đầu tăng dần và đạt mức cao nhất là 1.3%, tiếp tục tăng rất chậm đến tháng thứ 7 đạt 1.8% và sau đó giảm kéo dài liên tục cho đến tháng thứ 16 thì không còn dấu hiệu tăng nữa. Kết quả này cho thấy cung tiền tác động khá mạnh trước cú sốc của lãi suất, tác động này còn kéo dài hơn 7 tháng. Như vậy có thể nhận xét rằng sử dụng công cụ lãi suất chính sách để điều tiết mục tiêu trung gian là cung tiền khá hiệu quả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngoài lãi suất tái cấp vốn thì cung tiền còn chịu tác động nhiều bởi các yếu tố khác bên trong lẫn bên goài nền kinh tế như lãi suất cho vay, tỷ giá, chính sách tín dụng, các công cụ khác như dự trữ bắt buộc… Phát hiện này tương tự với kết quả của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) (PL 5.5) nhưng lại khác biệt với Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2013) ( PL 5.3)

Phản ứng của tăng trưởng IPGt và lạm phát CPIt trước cú sốc của cung tiền Hình 4.5: Phản ứng của IPGt và CPIt trước cú sốc của M2t

-.024 -.020 -.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. M2_SA Innovation

-.010 -.005 .000 .005 .010 .015 .020 .025

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. M2_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Trong nền kinh tế thực, một sự thay đổi trong cung tiền góp phần thúc đẩy việc gia tăng sản lượng. Các nhà kinh tế như Keyness cho rằng tiền tệ, đặc biệt là cung tiền góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư, tạo công ăn việc làm và gia tăng thu nhập. Thay đổi của cung tiền truyền tải vào sản lượng như thế nào phụ thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế đồng thời phụ thuộc vào cơ chế điều hành chính sách tiền tệ. Kết quả nghiên cứu phản ứng của sản lượng trước cú sốc của cung tiền hình 4.5 cho thấy khi cung tiền tăng 1%

làm cho tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhanh, và đạt mức cao nhất là 0.8% vào tháng thứ 2, sau đó tác động sốc của cung tiền mất dần và làm cho tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh trở lại, mức tăng cao nhất là 0.2% vào tháng thứ

7 sau đó giảm nhẹ kéo dài đến tháng thứ 20. Như vậy có tồn tại hiện tượng “Puzzle” giữa cung tiền và sản lượng công nghiệp trong thời gian đầu.Trong khi đó cú sốc của cung tiền tác động đến lạm phát không như kỳ vọng, cung tiền tăng làm cho lạm phát giảm chậm và kéo dài đến tháng thứ 3, đạt mức giảm cao nhất ở tháng này là 0.25%, sau đó tăng trở lại và kéo dài cho đến tháng 15 đạt mức cao nhất là 1.2%. Như vậy cú sốc cung tiền tác động đến sản lượng trong ngắn hạn, trong khi tác động đến lạm phát dài hơn. Cung tiền là biến trung gian, bên cạnh cung tiền còn có nhiều nhân tố tác động đến sản lượng và lạm phát, qua đây cho thấy chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu cuối cùng thông qua cung tiền còn nhiều hạn chế, chưa xác định được tác động trong dài hạn (đối với tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp). Phát hiện này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài thì tác động giảm với mức độ cao hơn. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được lấy theo tháng nên kết quả có thể phản ánh chính xác hơn so với dữ liệu theo quý, với lại dữ liệu đã được cập nhật đến tháng 6 năm 2014 nên phản ánh kịp thời hơn những biến động phức tạp của nền kinh tế trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)