CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CSTT TỆ TẠI VIỆT NAM
5.2 GỢI Ý GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
5.2.2 Điều hành lãi suất theo hướng lãi suất tiệm cận: lãi suất thay đổi từ từ
Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững trước hết các công cụ chính sách phải được điều hành một cách ổn định. Trong đó lãi suất nên được điều chỉnh ổn định trong dài hạn, khi thay đổi không nên thay đổi sốc mà nên thay đổi từ từ và phải công bố trước khi ban hành chính sách một thời gian cụ thể ít nhất là 3 tháng. Việc công bố trước giúp các tổ chức tín dụng cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế có thời gian chuẩn bị để tránh những cú sốc ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa lãi suất và các biến vĩ mô có mối quan hệ dài hạn. Như vậy sự liên kết giữa lãi suất và các biến kinh tế vĩ mô là hiệu quả. Điều này có thể giúp NHNN thực thi chính sách lãi suất đễ đạt hiệu quả hơn khi mà giữa các biến đã có sự liên kết. Để điều hành lãi suất dài hạn có hiệu quả thì nền kinh tế cần có những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu như lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Điều hành theo lạm phát và tăng trưởng mục tiêu sẽ giúp cho nền kinh tế có hướng đi phù hợp. Trong quá trình theo mục tiêu đó, các giải pháp điều hành lãi suất đã được đề ra một cách cụ thể và xuyên suốt. Khi có dấu hiệu thay đổi xấu, các biện pháp dự phòng cần phải đưa ra một cách cụ thể. Tránh tình trạng điều hành cứ chạy theo xu hướng của thị trường mà không có sự chủ động cần thiết.
Điều hành lãi suất ổn định dài hạn là mục tiêu nên theo đuổi. Như kết quả nghiên cứu thực nghiệm, lãi suất là giá cả của vốn vay, là chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Nếu lãi suất trong dài hạn ổn định sẽ kích thích các Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dài hạn hơn.
Từ đó góp phần gia tăng sản xuất trong dài hạn, đặc biệt là sản xuất để xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và kiềm chế được lạm phát.
Lãi suất dài hạn chủ yếu là lãi suất tín dụng dài hạn cung cấp cho các dự án phát triển kinh tế. Do vậy cần nghiên cứu để xây dựng những dự án phát triển kinh tế có tính chiến lược và đột phá như phát triển hệ thống đường sắt, đường thủy, sản phẩm công nghệ thông tin, phát triển các ngành kinh tế mủi nhọn. Phát triển thủy sản, sản phẩm nông nghiệp và du lịch một cách đồng bộ. Cần ổn định lãi suất dài hạn để tránh rủi ro cho các dự án, từ đó góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế - xã hội.
NHNN nên đưa ra những chính sách cam kết lãi suất, đặc biệt là lãi suất trái phiếu Chính phủ. Mặc dù hướng đến tự do hóa lãi suất, nhưng Chính phủ cũng như NHNN vẫn có thể điều hành linh hoạt nhằm hướng đến lãi suất ổn định đó là lãi suất trái phiếu chính phủ.
Lãi suất trái phiếu chính phủ là lãi suất dài hạn, nó có tác động lớn đến khả năng sinh lời của nhà đầu tư vốn trên thị trường, đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất thị trường.
Chính sách hỗ trợ lãi suất nên lựa chọn các lĩnh vực kinh tế mang tính chiến lược và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đặc biệt trong dài hạn. Hỗ trợ lãi suất đối với ngành sản xuất công nghiệp mới như ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp sản suất ra sản phầm từ Cao su, sản phẩm từ công nghiệp khai thác như xăng dầu, khoán sản…
5.2.3 Cam kết ổn định lãi suất và cung cấp tín dụng đầy đủ cho các dự án dài hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mức độ tác động rất yếu. Như chúng ta đã biết lãi suất là chi phí đầu vào của các dự án của Chính phủ, cũng như là chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng vì trong thời gian qua lãi suất thay đổi liên tục làm cho việc dự báo về chi phí sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Việc thẩm định các dự án cũng như định giá tài sản trước khi quyết định đầu tư hầu như không chính xác, do vậy mà các dự án cũng như các quyết định đầu tư không thể dựa vào lãi suất để dự báo, rủi ro vì vậy mà tăng cao. Kết quả là tăng trưởng kinh tế mặc dù có mối tương quan với lãi suất nhưng tương quan yếu. Giải pháp cần đưa ra lúc này là NHNN cố gắng giữ ổn định lãi suất như hiện nay, đồng thời cam kết ổn định lãi suất cho vay dài hạn đối với các dự án có vòng đời trên 5 năm.
NHNN cũng phối hợp với NHTM cam kết lãi suất dài hạn tối thiểu 5 năm đối với các dự
án đầu tư của các doanh nghiệp có thời gian trên 5 năm. Những dự án có vòng đời từ 10 năm trở lên cần có cam kết lãi suất dài hơn.
Ngoài ra, để ổn định lãi suất cho vay khi thị trường tài chính trong nước không ổn định, NHNN phối hợp với Bộ tài chính để huy động những gói vay nợ nước ngoài với lãi suất ưu đãi để phục vụ cho công nghiệp hóa. Các gói vay nợ nên chọn lọc ngành nghề trọng tâm như các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp du lịch, nông nghiệp, giáo dục và đặc biệt là khoa học sáng tạo. Khi nhà nước đã quan tâm đến các lĩnh vực trên, các doanh nghiệp cũng như các đơn vị liên quan mạnh dạng đầu tư hơn, từ đó góp phần tạo ra giá trị trong tương lai và cuối cùng là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả.
Cuối cùng là NHNN nên theo đuổi mục tiêu lãi suất dài hạn để đảm bảo cho các dự án dài hạn được thực hiện với chi phí dự đoán được. Đảm bảo vốn cho các dự án được hoàn thành. Các NHTM phải xem việc cam kết cấp tín dụng cho các dự án là điều bắt buộc, thuộc phạm trù đạo đức kinh doanh.
5.2.4 Kiểm soát cung tiền tệ để ổn định lạm phát
Kết quả nghiên cứu cho thấy cung tiền phản ứng rất nhanh trước thay đổi của lãi suất chính sách và lãi suất thị trường. Đây là kết quả thuận lợi giúp NHNN điều hành cung tiền và kiểm soát cung tiền trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất có tương quan với tăng trưởng trong khi tăng lãi suất góp phần hạn chế tăng trưởng. Do vậy NHNN nên có giải pháp ổn định cung tiền góp phần ổn định tăng trưởng cũng như kiềm chế lạm phát. Giải pháp đưa ra là không nên tập trung vào một thị trường nào đó, có nghĩa là không nên để một thị trường nào đó phát triển quá nóng mà cần có những giải pháp ổn định các thị trường trước dấu hiệu phát triển nóng. Cú sốc của các thị trường kéo theo cung tiền tăng nhanh và kết quả là là lạm phát bùng phát. Do vậy NHNN cần đánh giá hiệu quả của thị trường, đánh giá giá trị thực của từng thị trường trước khi cung ứng tiền tệ vào các thị trường đó để tránh trường hợp cung ứng tiền tệ phục vụ cho đầu cơ quá mức. Và hiện tượng đầu cơ quá mức làm cho thị trường bị bóp méo, do vậy mà tác hại đến các mục tiêu kinh tế trong đó là lạm phát và tăng trưởng bền vững.
5.2.5 Kiểm soát hiệu quả các gói cho vay hỗ trợ
Trong thời gian gần đây NHNN đã thực hiện nhiều gói vay với lãi suất thấp nhằm hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế. Các gói cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất. Gói hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua chung cư, hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn sản xuất…Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, sức mua giảm, giá cả bị cạnh tranh, các gói cứu trợ là rất cần thiết để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên việc cần làm là phải quản lý, giám sát các nguồn vốn trên đi đúng mục tiêu. Có như vậy mới làm cho nền kinh tế có sự chuyển biến, nếu không quản lý một cách hiệu quả có khi lại làm cho nền kinh tế bị tổn hại. Các gói cứu trợ thông thường có lãi suất ưu đãi so với lãi suất thị trường, do vậy chênh lệch lãi suất dẫn đến việc thực thi không hiệu quả do những yếu tố chủ quan mà đặc biệt phát sinh trong khâu chọn đối tượng cấp vốn.
Việc cần phải làm trước khi đưa ra gói chính sách là xác định nhu cầu và mục tiêu của gói chính sách. Phải xác định được quy mô của gói chính sách cũng như hiệu ứng nếu thực hiện được gói cứu trợ. Việc tiếp theo là biện pháp thực hiện, quá trình giám sát và cuối cùng là phải đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm.
5.2.5 Ngân hàng nhà nước cần có những giải pháp để đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế.
NHNN đưa ra các giải pháp nhằm điều tiết cung tiền trên thị trường tài chính
- Mua bán linh hoạt các loại giấy tờ có giá, đa dạng hóa các loại giấy tờ có giá nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường.
- Ổn định các loại lãi suất mua bán các loại giấy tờ có giá, góp phần ổn định lãi suất thị trường.
- Ổn định lãi suất liên ngân hàng góp phần ổn định lãi suất ngắn hạn, tiến đến ổn định lãi suất dài hạn
Phối hợp với Chính phủ phát triển thị trường tài chính ổn định
Thị trường tài chính phát triển cần phải đa dạng hóa các công cụ tài chính, góp phần đa dạng hóa cung và cầu về vốn. Sản phẩm tài chính nhiều thì dể dàng thu hút được nhiều
chủ thể tham gia. Cạnh tranh từ đó xuất hiện, dưới tác động của cạnh tranh sẽ giúp cho việc điều chỉnh lãi suất dễ dàng hơn.
- Cũng cố và phát triển hệ thống các văn bản liên quan đến thị trường tài chính theo thông lệ quốc tế. Ngày này thị trường tài chính của các nước trên thế giới đã gần nhau hơn.
Chính vị vậy những luật lệ của thị trường tài chính Việt Nam phải theo xu hướng của thế giới. Có như vậy mới thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới tham gia vào thị trường, góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường.
- Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm tài chính trên thị trường; các sản phẩm cần phát triển thêm như trái phiếu doanh nghiệp; trái phiếu Chính phủ và các công cụ tài chính phái sinh. Thị trường tài chính trên thế giới, các sản phẩm tài chính rất đa dạng, sự đa dạng của các sản phẩm tài chính nên thị trường tài chính trên thế giới thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Khi đó nền kinh tế mới có thể tích tụ được nguồn vốn đủ lớn, tích tụ và tập trung đủ vốn thông qua các công cụ tài chính từ đó đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các công ty, góp phần gia tăng cạnh tranh với các công ty khác trên thế giới.
- Tạo thói quen đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có nhiều rủi ro, rủi ro về quy mô, rủi ro về cạnh tranh, rủi ro về điều hành. Trong khi đó ở Việt Nam thì người có vốn thấp lại thích đầu tư trực tiếp vì họ muốn làm chủ…Chính điều này làm cho sản phẩm sản xuất ra không có tính cạnh tranh, quy mô nhỏ nên giá cả cao, cạnh tranh thấp…Vần đề phát triển của nền kinh tế đó là sự chuyên môn hóa, nên cần tích tụ và tập trung vốn. Để tích tụ vốn thì cần tạo thói quen đầu tư gián tiếp cho những chủ thể trong nền kinh tế.
- Phát triển lạnh mạnh hệ thống thông tin, trong đầu tư tài chính, thông tin là rất cần thiết.
Chính vì vậy việc cung cấp thông tin lành mạnh và kịp thời tình hình tài chính của các chủ thể phát hành chứng khoán là rất cần thiết. Có như vậy mới làm cho thị trường hiệu quả, hạn chế rủi ro do thiếu thông tin.
- Đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực làm việc trong thị trường tài chính. Yếu tố quan trong trong phát triển thị trường tài chính đó là nguồn nhân lực trong thị trường. Hiện nay, thị trường tài chính các nước trên thế giới luôn có đủ lực lượng lao động trình độ cao, nên thị trường tài chính Việt Nam cũng cần phải có đội ngủ lao động này.