NHẬN XÉT ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 173 - 178)

CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CSTT TỆ TẠI VIỆT NAM

5.1 NHẬN XÉT ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách tiền tệ mà NHNN điều hành trong thời gian qua phù hợp với diễn biến của thị trường. Tuy nhiên hiệu quả truyền tải đến các yếu tố khác tác động đến mục tiêu của nền kinh tế như tăng trưởng và lạm phát là chưa hiệu quả. Chính sách mặc dù được đưa ra trong nhiều trường hợp là nhằm để giải quyết sự biến động phức tạp của thị trường. Cụ thể khi lạm phát tăng cao thì chính sách tiền tệ được thực hiện là thắt chặt và ngược lại.

Trong điều kiện tại Việt Nam, chính sách lãi suất làm giảm cung tiền đã ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng chưa tác động tích cực đến sản xuất. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thế giới suy thoái, giá cả hàng hóa trên thế giới giảm thì việc tăng sản xuất không có điều kiện khi không thể giảm giá thành sản xuất. Mặt khác chính sách chưa chú trọng đến tác động trễ cũng như tác động lau dài đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Từ đó làm cho nền kinh tế phát triển chưa ổn định và chưa đạt như kỳ vọng… Ví dụ như năm 2007 đến 2008 thì thị trường chứng khoán, năm 2008 đến 2009 thị trường ngoại hối và năm 2009 đến 2011 thì thị trường bất động sản. Thời gian gần đây tình trạng nợ xấu cũng tác động nhiều đến nền kinh tế. Chính sách tiền tệ không dự báo được sự thay đổi của từng thị trường mà chỉ chạy theo để khắc phục những tổn hại do các thị trường này gây ra. Tuy nhiên theo các chuyên gia cũng như thực tế thì nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới nổi cho nên đã trải qua những biến động khó dự báo của các thị trường trên.

Những vấn đề đạt được và những tồn tại và hạn chế trong điều hành chính sách lãi suất tại Việt Nam thời gian qua

Những vấn đề đạt được

Một là, chính sách lãi suất đã được điều hành khá hợp lý và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế qua từng giai đoạn. Chính sách lãi suất đã kiềm chế lạm phát trong những thời kỳ có lạm phát cao. Cụ thể giữa cuối năm 2008 lạm phát đã lên đến 28,32%, chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua lãi suất đã kéo lạm phát xuống đến cuối năm 2008 chỉ còn 19,9%, sang năm 2013 lạm phát còn 7%. Lãi suất đã gần tiến đến tự do hóa khi lãi suất

thị trường biến động mặc dù NHNN đưa ra chính sách trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất thị trường hình thành xung quanh lãi suất cơ bản phần nào phản ánh cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý gián tiếp từ NHNN. Mặc dù có thời kỳ lãi suất cho vay của NHTM bình quân đến 20,25%, nhưng việc điều hành chính sách lãi suất phù hợp đã có những tác động tích cực đến các yếu tố vĩ mô khác như việc làm, tỷ giá, thanh khoản của thị trường chứng khoán. Đặc biệt kết quả nghiên cứu cho thấy giữa lãi suất và các biến số vĩ mô trong mô hình nghiên cứu có mối quan hệ dài hạn. Tức điều hành lãi suất đã dựa vào sự thay đổi qua các thời kỳ của nền kinh tế. Cú sốc của lãi suất tác động hầu hết các biến số, trong đó cung tiền chịu tác động mạnh nhất. Đây cũng chính là mục tiêu trực tiếp của chính sách lãi suất.

Hai là, các công cụ thị thực thi chính sách tiền tệ khác bên cạnh công cụ lãi suất đã thực hiện khá linh hoạt nhưng chưa hiệu quả. Các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở đã thực hiện khá hợp lý kết hợp với công cụ lãi suất đã tạo được thị trường tiền tệ ổn định, kiềm chế được lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối. Trên cơ sở đáp ứng nguồn tín dụng nhanh và kịp thời đến các NHTM, nghiệp vụ thị trường mở đã được NHNN áp dụng một cách tối ưu trong thời kỳ và nền kinh tế cần lượng vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Chính việc thực thi công cụ trên khá linh hoạt và lưu thông tiền tệ trong thời gian 2007 đến 2009 không bị rối loạn. Vốn đáp ứng kịp thời đến những nơi cần vốn mà đặc biệt là trong ngắn hạn.

Ba là, điều hành lãi suất linh hoạt, kiềm chế lạm phát một cách tích cực và hiệu quả nhưng không làm cho nền kinh tế có tăng trưởng quá thấp. Tăng trưởng kinh tế những năm 2010 cho đến 2014 có phần chững lại do nhiều nguyên nhân. Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm trong nước. Đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp, đầu tư trực tiếp giảm kéo theo sản lượng sản xuất trong nước giảm xuống. Mặc dù vậy tăng trưởng kinh tế Việt Nam không giảm sau và luôn duy trì trên 5%. Với việc điều hành chính sách lãi suất hợp lý, dòng vốn cho đầu tư phát triển khá ổn định; Nhất là sau một

thời gian dài cổ phần hóa, các công ty vẫn có đủ nguồn vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Bốn là, chính sách lãi suất phù hợp với xu hướng hội nhập, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ tiền tệ lớn làm tổn hại thị trường. Chính sách lãi suất trong thời gian qua mặc dù chưa thật sự ổn định, tuy nhiên nó phản ảnh theo những gì mà nền kinh tế đã trãi qua. Mặt tích cực ở đây là tuy lãi suất được điều hành có phần chạy theo thị trường, không chủ động nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu hội nhập. Các nhà đầu tư trên thế giới cũng có thể dự báo được quá trình thay đổi lãi suất ngắn hạn tại Việt Nam và họ đã có những công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính vì thế mà họ vẫn kỳ vọng lãi suất Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi để đảm bảo tăng trưởng và trong dài hạn thì các khoản đầu tư tại Việt Nam vẫn sinh lời ổn định.

Năm là, điều hành chính sách tỷ giá khá linh hoạt trong thời gian gần đây, thể hiện qua việc NHNN nhiều lần tăng biên độ giao động của tỷ giá. Để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, NHNN ban hành Quyết định số 1595/QĐ-NHNN ngày 11/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-1% lên +/-2% và đến nay đã được điều chỉnh tăng lên +/- 3%. Với việc gia tăng biên độ trên sẽ là cơ hội để giúp cho tỷ giá tăng, khuyến khích gia tăng sản xuất xuất khẩu.

Nền kinh tế ổn định và phát triển không chỉ do chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ chỉ là một chính sách trong tổng thể chính sách của nền kinh tế. Chính vì vậy ngoài việc phát triển chính sách tiền tệ ứng phó với sự thay đổi liên quan đến tài chính tiền tệ của nền kinh tế thì các chính sách khác phải có hướng đi phù hợp và hiệu quả khi đó nền kinh tế mới phát triển và ổn định.

Những tồn tại và hạn chế của chính sách tiền tệ

Chính sách lãi suất trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó còn có những tốn tại và những hạn chế của nó. Khi mà nền kinh tế mới nổi và các thị

trường trong một thời gian ngắn đã phát triển nhanh như thị trường chứng khoán thì chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng không thể không tồn tại những hạn chế.

Thứ nhất, lãi suất cơ bản không tác động đến lãi suất thị trường, không còn là lãi suất mệnh lệnh, là lãi suất tham khảo để hình thành lãi suất cho vay đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tuy nhiên kể từ tháng 11/2010 đến nay lãi suất cơ bản vẫn không thay đổi. Luật NHNN năm 2010 vẫn còn hiệu lực, lãi suất cơ bản vẫn còn tác dụng của nó trong việc điều hành chống cho vay nặng lãi…Tuy nhiên việc không thay đổi lãi suất cơ bản của NHNN làm cho việc hình thành các loại lãi suất thị trường thêm phức tạp.

Việc không thay đổi lãi suất cơ bản cũng cho thấy NHNN đang hướng tập trung vào việc điều hành lãi suất thông qua hệ thống NHTM. Và hướng việc điều hành lãi suất thị trường tự do hơn thông qua lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Mặc dù NHNN muốn điều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nhưng thực tế sự tác động của hai loại lãi suất trên đến lãi suất thị trường còn thấp dẫn đến NHNN phải sử dụng biện pháp hành chính trong điều hành chính sách lãi suất.

Thứ hai, việc điều hành thông qua các công cụ khác như nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc chưa đồng bộ, không phân biệt được công cụ nào có tác động đến các thành phần kinh tế. Việc điều tiết cung tiền thông qua đấu thầu lãi suất chưa hợp lý vì thông thường các NHTM lớn sẽ thành công trong việc đấu thầu vì chào lãi suất cao. Điều này gây mất cân bằng về vốn giữa các NHTM, các NHTM nhỏ không thành công trong đấu thầu dẫn đến thiếu vốn, khi cần vốn lại phải vay lại từ các NHTM lớn. Thông qua quá trình truyền dẫn đã đẩy lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của các Doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến GDP và lạm phát. Ngoài ra các công cụ thực thi chính sách tiền tệ được NHNN thực hiện khá linh hoạt, tuy nhiên không có sự liên hệ giữa các công cụ. Các công cụ chỉ được nhà nước thực thi khi nền kinh tế có vấn đề như nguy cơ suy thoái hay có dấu hiệu lạm phát cao. Chứ các công cụ không được thực thi đúng nghĩa là có kế hoạch và dài hạn hay có sự kết hợp giữa các công cụ trong cùng một mục tiêu.

Thứ ba, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng do các ngân hàng khát vốn mà NHNN không cho các NHTM nhỏ vay. Các NHTM nhỏ tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn làm cho lãi suất thị trường tăng nhanh. Điều này gây ra hiệu quả xấu là các NHTM lớn càng tăng lãi suất tiền gửi để giữ khách hàng. Vậy mà NHNN không xem xét cho các NHTM nhỏ vay nhằm thỏa mãn nhu cầu để giảm áp lực tăng lãi suất tiền gửi. Đây là hạn chế trong việc điều hành lãi suất theo quá trình. Sự nhanh chống và sáng suốt trong điều hành lãi suất thị trường gần như là không có trong giai đoạn này. Lãi suất ngắn hạn tăng đã tác động tiêu cực đến lãi suất dài hạn, đặc biệt làm cho giá cả các tài sản đầu cơ (bất động sản, vàng…) tăng nhanh, cho đến khi giá cả các tài sản đầu cơ không còn tăng nữa thì hậu quả để lại cho nền kinh tế đó là nguồn vốn cho sản xuất thu hẹp, nợ xấu tăng lên…

Thứ tư, NHNN chưa đưa ra biện pháp khống chế chi phí của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất tái cấp vốn tác động mạnh đến lãi suất cho vay bình quân trên thị trường. Ngoài tác động của lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay của các NHTM còn chịu tác động nhiều bởi việc kiểm soát chi phí. Đặc biệt chi phí hoạt động của các NHTM hiện nay khá cao. Chi phí hoạt động cao là nguyên nhân làm cho chênh lệch lãi suất đi vay và lãi suất cho vay cao.

5.2 GỢI Ý GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT

Với những hạn chế trên của điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua, việc đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực là rất cần thiết. Tuy nhiên cần phải phối hợp đồng bộ giữa các chính sách trong một nền kinh tế. Đặc biệt việc điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia phải gắn với việc phát triển các trụ cột của nền kinh tế, chính sách tiền tệ của quốc gia không cần thiết phải phục vụ cho các ngành kinh tế không phải là trụ cột.

Việc phải chọn ra các trụ cột của nền kinh tế để cụ thể hóa mục tiêu quan trọng của nền kinh tế, từ đó mới có thể áp đặt các chính sách kinh tế phù hợp trong đó có chính sách tiền tệ. Lý do là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và củng cố sức độc lập của một nền kinh tế trong mối quan hệ với thị trường thế giới.

Ví dụ: Phần Lan xác định trụ cột rất rõ ràng là: Công nghiệp đóng tàu, công nghiệp gỗ, giấy và điện thoại Nokia.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 173 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)