Kênh tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.2 LÝ THUYẾT TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.2.2 Các kênh trong truyền dẫn chính sách tiền tệ

1.2.2.2 Kênh tỷ giá hối đoái

Tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, cũng là kênh truyền dẫn quan trọng trong việc truyền dẫn các chính sách liên quan đến giá cả trong đó thông qua thay đổi tỷ giá đến các yếu tố giá cả trong nền kinh tế như giá cả nhập khẩu, giá cả sản xuất, giá cả tiêu dùng, giá cả bất động sản, chỉ số giá chứng khoán….

Ngày nay, kinh tế của các nước có mối quan hệ thương mại đa phương rất lớn, độ mở khá sau rộng, vì vậy mà tỷ giá ngày càng quan trọng đối với các nền kinh tế trên thế giới.

Svenson (2000) giải thích rằng trong nền kinh tế mở tỷ giá phụ thuộc như thế nào vào nền kinh tế là cho phép nhiều kênh hoạt động bên cạnh những kênh như tổng cầu và những kênh mong đợi khác trong nền kinh tế đóng và kênh trực tiếp là chỉ số giá tiêu dùng thông qua tỷ giá. Điều này ngụ ý rằng một sự giảm trong lãi suất ngắn hạn sẽ làm

cho tỷ giá danh nghĩa lẫn tỷ giá thực giảm, do đó tác động đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng.

Những tranh luận về mặt lý thuyết liệu NHTW có nên ứng phó với sự thay đổi của tỷ giá khi thiết lập lãi suất danh nghĩa vẫn chưa ổn định (Taylor, 2001). Một mặt một số tranh luận đã ủng hộ về vấn đề trên cơ bản dựa vào việc cung cấp thông tin một cách kịp thời và hợp lý (Sevesson, 2000) và (Dennis, 2001). Mặt khác một số tranh luận khác cho rằng biến động lớn về lãi suất bào chữa cho việc thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể làm thu hẹp bảng cân đối kế toán và từ đó dẫn đến lạm phát (Taylor, 2001)

Tác động đến xuất khẩu thuần

Khi tỷ giá thay đổi tác động đến tình hình xuất nhập khẩu trong nước, tỷ giá tăng tức đồng nội tệ mất giá, điều này làm cho giá cả hàng hóa trong nước rẽ hơn so với quốc tế.

Vì vậy kích thích xuất khẩu, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu từ đó làm cho giá trị hàng xuất khẩu tăng lên. Ngoài ra tỷ giá tăng làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn hàng hóa trong nước. Người dân trong nước có xu hướng tiêu sài hàng hóa nội địa hơn, từ đó hạn chế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm đi. Chênh lệch xuất nhập khẩu được cải thiện hay xuất khẩu ròng tăng lên do điều chỉnh tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Ngược lại khi tỷ giá giảm tức đồng nội tệ lên giá so với đồng ngoại tệ, hàng hóa trong nước lại đắt hơn so với hàng nhập khẩu từ đó kích thích nhập khẩu và hạn chế sản suất hàng xuất khẩu, do đó làm cho xuất khẩu ròng giảm đi. Như vậy công cụ chính sách tiền tệ trong đó công cụ tỷ giá phải điều chỉnh hài hòa giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đặc biệt những nước đang phát triển thì điều hành tỷ giả phải theo hướng có lợi cho xuất khẩu, vì vậy gia tăng sản xuất và giải quyết công ăn việc làm trong nước.

Chính sách tỷ giá tác động đến tỷ giá làm cho tỷ giá tăng được gọi là phá giá tiền tệ, phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng, điều này sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong khi giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng hóa nhập khẩu không giảm nhanh chóng là còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng hóa nội hay trong nước chưa có hàng hóa thay thế xứng đáng hàng hóa nhập khẩu làm cho cầu hàng hóa nhập khẩu chưa thể giảm ngay.

Do đó, số lượng hàng hóa xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng hóa nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi.

Trong dài hạn, giá hàng hóa nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.

Theo Mishkin (1995) tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh tỷ giá được biểu diễn theo trình tự sau:

Thực vậy khi cung tiền giảm làm áp lực tăng cung tiền, trong một thời gian nhất định khi cung tiền chưa tăng kịp thì trên thị trường tiền tệ đang mất cân đối cung cầu tiền dẫn đến lãi suất trong nước có xu hướng tăng lên. Lãi suất trong nước tăng trong khi lãi suất trên thế giới chưa tăng kịp nên có sự chênh lệch lãi suất, cụ thể lãi suất trong nước cao hơn lãi suất quốc tế kéo theo một lượng ngoại tệ từ ngoài đổ vào trong. Điều này làm cho cung ngoại tệ tăng lên, khi cung ngoài tệ tăng lên sẽ làm mất cân đối cung cầu ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm, tức đồng nội tệ lúc này lên giá so với đồng ngoại tệ. Tình huống này xảy ra

Cung tiền giảmlãi suất tăngTỷ giá giảmXK ròng giảm Sản lượng giảm

làm cho xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm hạn chế tình hình sản xuất trong nước làm cho giá trị sản xuất giảm do vậy tổng sản lượng giảm.

Tác động đến bảng cân đối tài sản

Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản, đặc biệt tác động đến những công ty đa quốc gia, những công ty đầu tư trực tiếp vào trong nước. Tỷ giá tăng làm cho giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ giảm, nhu cầu vay mượn giảm. Ngược lại khi tỷ giá giảm, giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ tăng lên, từ đó nhu cầu vay mượn quốc tế tăng lên. Khi nhu cầu vay mượn tăng lên sẽ kích thích các công ty gia tăng sản xuất, do đó gia tăng xuất khẩu và kéo theo sản lượng gia tăng.

Sự tác động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua bảng cân đối của các công ty tài chính và phi tài chính khi có một lượng nợ đáng kể bằng ngoại tệ. Với những hợp đồng nợ bằng ngoại tệ, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gánh nặng nợ; kéo theo giá trị thuần tài sản giảm, dẫn đến vay mượn giảm, đầu tư giảm và kéo theo sản lượng giảm.

Taylor (1995) nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường quốc tế, dựa trên chính sách tỷ giá linh động, một sự thay đổi trong tỷ giá có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của nền kinh tế thông qua kênh tỷ giá: một sự tăng lên của lãi suất ngắn hạn trong nước có thể là nguyên nhân làm thu hút lượng tiền gửi từ nước ngoài vào trong, điều này có thể làm cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Và khi lượng ngoại tệ vào trong nước nhiều lên làm cho đồng tiền trong nước tăng giá. Kết quả là giá cả hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài trên thị trường quốc tế, do vậy làm cho xuất khẩu ròng giảm và sản lượng giảm theo. Ngân hàng trung ương có thể duy trì chính sách độc lập và giảm những thay đổi trong GDP và lạm phát bởi thay đổi trong tỷ giá.

Tuy nhiên việc thực hiện chính sách tiền tệ bị hạn chế bởi chính sách tỷ giá cố định: một chính sách thặt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất trong nước, nên tạo ra dòng vốn từ bên ngoài đổ vào trong nước nhiều hơn và tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai. Để duy trì cơ chế tỷ giá cố định, Chính phủ phải can thiệp vào thị trường bằng việc bán tiền tệ nội địa nhiều

Tỷ giá tăngGiá trị tài sản thuần giảmvay mượn giảmđầu tư giảmsản lượng giảm

hơn, do đó những ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ là yếu (Obstfeld và Rogoff, 1995).

Tác động đến hoạt động tín dụng

Kênh tỷ giá tác động đến vay mượn thông qua lãi suất, khi lãi suất trong nước có xu hướng tăng, lãi suất tăng làm cho lượng ngoại tệ vào trong nước nhiều hơn. Lúc này các tổ chức tài chính và ngân hàng thu được lượng vốn ký gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng nội tệ do các nhà đầu tư chuyển đổi. Khi cung ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá giảm tức đồng nội tệ lên giá, điều này hạn chế một phần vốn. Nhưng theo lý thuyết ngang giá sức mua thì khi lãi suất chênh lệch giữa các quốc gia phải được bù đắp trong tỷ giá. Lãi suất tác động đến tín dụng thông qua rủi ro tỷ giá. Nếu tỷ giá tăng số tiền mà người vay phải trả bằng đồng nội tệ sẽ lớn hơn, gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mà đặc biệt là chi phí tài chính.

Dựa vào lợi thế tương đối giữa các nước, một khi tỷ giá biến động, lợi thế so sánh có thể được diễn ra. Các công ty giữa các nước có thể dựa vào những lợi thế so sánh về lãi suất cũng như tỷ giá kỳ hạn, từ đó họ có thể gia tăng tín dụng trong việc huy động vốn tham gia sản xuất, lợi thế này được tạo ra cho các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên khi chính sách phù hợp có thể gia tăng hoạt động tín dụng góp phần gia tăng sản xuất trong nước, giải quyết công ăn việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Tác động đến hoạt động đầu tư

Tỷ giá hối đoái tác động đến đầu tư thông qua hoạt động chu chuyển tài chính giữa các quốc gia. Khi có sự biến động tỷ giá lập tức có sự biến chuyển về dòng tiền, nhất là các quốc gia có mức độ chu chuyển vốn lớn. Cũng như lãi suất, kênh tỷ giá cũng mang lại hoạt động đầu cơ tiền tệ, và cũng chính hoạt động này có tác động đến hoạt động đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn.

Tỷ giá tác động đến hoạt động đầu tư thông qua những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, tỷ giá thay đổi tác động đến chi phí sản xuất và được so sánh tương quan chi phí giữa các quốc gia. Khi chi phí đầu vào của yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu nhập khẩu, hàng hóa xuất ra ngoài thay đổi làm cho việc cạnh tranh thương mại gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa ảnh hưởng này không được thêm bằng sự gia tăng bù đắp trong tiền lương và chi phí

sản xuất đối với thị trường nhận vốn đầu tư. Thứ hai, tỷ giá thay đổi tác động đến nguồn vốn vào bằng ngoại tệ của các công ty đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào trong nước, khi tỷ giá tăng, nhu cầu đầu tư vào trong nước sẽ tăng lên.

Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá tiêu dùng

Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông qua quan hệ giữa giá cả nhập khẩu và giá cả trong nước. Bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng còn chịu sự tác động bởi mối quan hệ giữa cung và cầu ngoại tệ. Mối quan hệ này còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ theo mục tiêu nào. Tỷ giá hối đoái vừa là công cụ đồng thời là mục tiêu trung gian, thay đổi tỷ giá tác động đến chỉ số giá tiêu dùng phụ thuộc vào việc tỷ giá được sử dụng trong khuôn khổ nào. Những nước phát triển và có chính sách tiền tệ ổn định thì tương quan giữa tỷ giá và chỉ số giá tiêu dùng thường thấp (Miskin, 2008). Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Rebelo, 2007, Gagnon, 2004; Goldfanajn và Werlang, 2000).

Các nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan yếu giữa tỷ giá và lạm phát khi một số nước có nền kinh tế mở đã giảm giá trị đồng nội tệ của mình. Gagnon và Ihrig (2004) cho rằng mối tương quan giữa tỷ giá và lạm phát có tỷ lệ là 0,2 tức 10% thay đổi trong tỷ giá dẫn đến 2% thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng trong dài hạn. McCarthy (2004) phát hiện ra rằng một sự giảm trong tỷ giá hối đoái tác động đến lạm phát cho chín nước công nghiệp.

Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá sản xuất

Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá sản xuất thông qua giá nhập khẩu, tỷ giá hối đoái tác động đến giá nhập khẩu trong nước từ đó tác động đến giá cả của các yếu tố đầu vào trong sản xuất như nguyên liệu, lao động và yếu tố khoa học công nghệ.

Tỷ giá hối đoái tăng làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên. Đối với các nước có quan hệ mậu dịch lớn và những nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, Campa và Goldberg (2005) phát hiện rằng tỷ giá tăng, áp lực đè nặng lên giá nhập khẩu và ảnh hưởng đến lượng hàng nhập khẩu. Trong khi yếu tố đầu vào của những sản phẩm trong nước phụ thuộc trực tiếp vào hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu tăng làm cho nguyên liệu đầu vào và bán thành phẩm tăng theo từ đó đẩy giá sản xuất tăng. McCarthy (2000) nghiên cứu ảnh hưởng chính sách tỷ giá và giá nhập khẩu lên chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng

Cung tiền giảmTỷ giá hối đoái tăngGiá NK tăngGiả cả SX tăngSản lượng giảm

cho chín nước công nghiệp đã đưa ra kết luận rằng thay đổi tỷ giá có tác động mạnh đến chỉ số giá trong nước như CPI va PPI.

Tác động đến chỉ số giá chứng khoán

Tỷ giá hối đoái tác động đến chỉ số giá chứng khoán thông qua kênh đầu tư. Trong thời đại nền kinh tế thế giới có sự hợp tác rộng, dòng chu chuyển vốn từ ngoài vào trong nước thông qua nhiều kênh. Với mục đích có thể khác nhau, nhưng cuối cùng cũng vì lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó đáng kể đến là kênh đầu tư, dòng vốn từ kênh này đổ vào trong một quốc gia lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều chính sách kinh tế vĩ mô mà nước đó điều hành và phụ thuộc vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của nước đó.

Những chính sách mà Chính phủ trong nước áp dụng có tác động rất lớn đến đầu tư, nguồn vốn đầu tư có tác động đến thị trường chứng khoán rất lớn. Theo học thuyết của nhà kinh tế học Keyness, khi tỷ giá thay đổi sẽ tác động đến dòng chu chuyển vốn từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tỷ giá thay đổi theo chiều hướng có lợi sẽ kích thích đầu tư, và như vậy các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội huy động được một lượng vốn đủ lớn để gia tăng đầu tư và kết quả là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng, lợi nhuận gia tăng làm cho giá cả chứng khoán gia tăng.

Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số giá chứng khoán; Phylaktis và Ravazzolo (2000), Woo (2000) cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán đồng thời cho biết tỷ giá hối đoái có tác động hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ở các nước châu Á. Joseph (2002), Vygodina (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán các nước Nam Á như Bangladesh, India và Pakistan không phát hiện mối quan hệ nào. Tulin Anlas (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đô la Canada với chỉ số giá chứng khoán ISE 100 (Istanbul Stock Exchange 100), tác giả tìm thấy khi tỷ giá thay đổi làm cho chỉ số ISE 100 thay đổi.

Như vậy về mặt lý thuyết của các nhà kinh tế học theo trường phái Keyness cho thấy tỷ giá tác động đến chỉ số giá chứng khoán thông qua kênh đầu tư. Tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm đưa nhiều kết quả đối lập. Điều này cho thấy mối quan hệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quan hệ mậu dịch giữa các quốc gia, chính sách kinh tế khác….

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)