Định dạng cú sốc cấu trúc

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 101 - 104)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1 Mô hình SVAR và ứng dụng

3.1.1.3 Định dạng cú sốc cấu trúc

Đề tài xác định cấu trúc của cú sốc dựa vào mô hình có biến trung gian. Tương tự như các nghiên cứu trước, cú sốc của chính sách trong mô hình SVAR được xác định là độ lệch chuẩn ngoài kỳ vọng ra khỏi hành vi hệ thống của chính sách tiền tệ. Khi đó các sai

Mô hình SVAR lý thuyết

Truyền dẫn CSTT qua kênh tỷ giá Mô hình SVAR

Y1= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, IRDt) Y2= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, MIGt, MXGt, EXUt, IRDt)

Các kênh truyền dẫn CSTT

Truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất Truyền dẫn CSTT bao gồm các biến công cụ và biến

mục tiêu Biến ngoại sinh

Xt= f(OILt, IRUt)

Mô hình SVAR Y1= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, IRDt) Y2= f(IPGt, CPIt, VNIt, M2t, IRLt, IRDt)

Mô hình SVAR Yt= f(IPGt, CPIt, M2t, IRDt)

Thêm biến lãi suất cho vay

Thêm biến tỷ giá

Thêm biến tăng trưởng tín

dụng

Truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng Mô hình SVAR

Y= f(IPGt, CPIt, M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt) Y= (IPGt, CPIt, VNIt,M2t, IRLt, EXUt, CPSt, IRDt)

số trong mô hình của từng phương trình trong SVAR chính là cú sốc của biến nội sinh tương ứng.

Ma trận A0 trong mô hình SVAR của phương trình (18) được xác định như sau:

Ma trận Bi trong mô hình SVAR được xác định như sau:

Định dạng cấu trúc của ma trận trên được tác giả tham khảo từ các nghiên trước, đặc biệt là các nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế mở như Việt Nam. Tác giả tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước ở các nền kinh tế mở nhỏ, mới nổi trong những năm gần đây như Mala R và Param S (2007), Mala R và cộng sự (2009) khi nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ Malaysia, Abdul Aleem (2010) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ Ấn độ, Shahawaz Karim và cộng sự (2011) chính sách tiền tệ lên nền kinh tế New

etIPG etCPI etM2

etIRL

etCPS

etEXU

etIRD

=

1 0 0 0 0 0 0

a21 1 0 0 0 0 0

a31 a32 1 0 a35 0 0 a41 a42 a43 1 0 0 0 a51 a52 a53 a54 1 0 0 a61 a62 0 0 a65 1 0 a71 a72 a73 a74 a75 a76 1

εtIPG εtCPI εtM2

εtIRL

εtCPS

εtEXU

εtIRD

etIPG etCPI

etM2

etIRL etCPS etEXU etIRD

b11 0 0 0 0 0 0

0 b22 0 0 0 0 0

0 0 b33 0 0 0 0

0 0 0 b44 0 0 0

0 0 0 0 b55 0 0

0 0 0 0 0 b66 0

0 0 0 0 0 0 b77

IPGt

CPIt

M2t

IRLt

CPSt

EXUt

IRDt

=

Zealand, Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Phạm thị Tuyết Trinh (2013) khi nghiên cứu tại Việt Nam. Theo lý thuyết dựa trên phân rã Cholesky và SVAR cho ma trận A0. Phương pháp này giả định rằng các phần dư trong ma trận A có mối quan hệ đệ quy, do vậy ma trận A là ma trận tam giác dưới (tất các các phần tử phía trên đường chéo của ma trận bằng 0). Quan hệ đệ quy chỉ ra rằng việc xác định các cú số cấu trúc được dựa vào sự sắp xếp trật tự của các biến số nội sinh trong mô hình. Với một trật tự nhất định, biến số ở vị trí đầu tiên không chịu tác động của các biến số còn lại ở những thời điểm t, mà chỉ chịu tác động trễ của các biến số này (t-1, t-2…); biến số ở vị trí thứ hai chịu tác động cùng thời điểm của chính nó và biến số ở vị trí đầu tiên; biến số ở vị trí thứ 3 chịu tác động cùng thời điểm của chính nó và cú sốc cấu trúc của hai biến số trước đó…(Christiano et al.1999), (Sims and Zha. 1999)

Trong phạm vi của đề tài này, tác giả dựa trên mô hình SVAR, tuy nhiên tác giả xây dựng cấu trúc theo nhóm biến và sử dụng phương pháp định dạng các cú sốc được sử dụng trong các nghiên cứu của Kim, S., và Roubini, N. (2000), Bernanke, B. S. và Mihov, I.

(1998). Dựa trên phương pháp định dạng cấu trúc theo nhóm cho phép xác lập mối quan hệ giữa các biến số trong nhóm nhưng giới hạn được tác động cùng thời điểm giữa các nhóm khác nhau. Luận án phân chia các biến nội sinh thành 3 nhóm: (1) nhóm biến đại diện của kênh truyền dẫn bao gồm IRDt, EXUt, CPSt; (2) nhóm biến đại diện mục tiêu trung gian gồm M2t, IRLt, MIGt, MIGt; (3) nhóm biến đại diện mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm IPGt, CPIt. Cú sốc cấu trúc được xác định dựa trên các giả định cũng đồng thời là các giới hạn tổng quát như sau: (1) các sai số cấu trúc εt có tính trực giao; (2) các biến số vĩ mô của nền kinh tế thực không chịu tác động cùng thời điểm của các cú sốc kinh tế vĩ mô; (3) các giới hạn được đặt ra cho các biến đại diện kênh truyền dẫn trong mô hình dựa vào cơ chế điều hành CSTT của NHNN (Mishkin,1995).

Các trật tự trong phương trình (18) và ma trận cấu trúc cho thấy các hệ số aij và bij trong ma trận A và B lần lượt cho thấy phần dư j trong ma trận phần dư có tác động cùng thời điểm với biến số i theo các trận tự tương ứng. Ở vị trí đầu tiên là nhóm biến mục tiêu, biến IPGt và biến CPIt là các biến số thay đổi chậm nhất trước những thay đổi của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ. Chính vì vậy mà trong mục tiêu, biến IPGt và CPIt được đặt

vị trí là mục tiêu cuối cùng, nguyên nhân nữa là dưới tác động trễ của chính sách và tác động trễ thông qua các nhóm biến trung gian. Sản lượng đặt trước là vì đối với nền kinh tế mới nổi, yếu tố giá cả thường thay đổi nhanh hơn biến sản lượng (Dabla-Norris, E. và Floerkemeier, H. .2006).

Ở ví trị thứ hai là nhóm các biến mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, đây là biến trung gian tác động trực tiếp từ các kênh đến biến mục tiêu cuối cùng. Vì vậy cú sốc của các biến chính sách tác động đến các biến mục tiêu trung gian nhanh hơn biến mục tiêu cuối cùng.

Ở vị trí cuối cùng là nhóm biến đại diện các kênh truyền dẫn, các biến này có thể tác động đồng thời đến sản lượng và giá cả, tuy nhiên với độ trễ khác nhau. Điều hành chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái cấp vốn tác động trễ đến sản lượng và giá cả và cũng tác động đến tỷ giá và tín dụng (Mishkin, 1995).

Giữa các nhóm biến số không phải lúc nào cũng có sự tác động đồng thời, cụ thể như giữa biến trung gian cung tiền M2t và tỷ giá, cung tiền trong nền kinh tế phản ứng với sản lượng và giá cả, nhưng lại không phản ứng với tỷ giá (Sim và Zha, 1998), (Dabla-Norris, E. and Floerkemeier, H. .2006), điều này có nghĩa là a35≠ 0, a36=0. Đối với lãi suất chính sách và tỷ giá, có nhiều nghiên cứu cho rằng lãi suất có thể tác động đồng thời đến tỷ giá, trong khi tỷ giá chỉ có thể tác động trễ đến lãi suất (Smet, F. and Wouters, R. (1999), Mojon, B. and Peersman, G. (2003), như vậy a56= 0, a65≠ 0. Ngoài ra, do tính kém linh hoạt của tỷ giá trên thị trường Việt Nam, nên giới hạn 0 cho tác động cùng thời điểm của tỷ giá đến cung tiền là phù hợp, a63 = 0.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)