Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu chính sách tiền tệ đã có từ lâu, tuy nhiên nghiên cứu định lượng về truyền dẫn chính sách tiền tệ thì chỉ thực hiện trong những năm gần đây. Các nghiên cứu đã nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua các kênh như lãi suất, tỷ giá, kênh giá cả tài sản và kênh tín dụng. Kết quả của các nghiên cứu đã giải quyết một số mục tiêu nhất định liên quan đến cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại Việt Nam:

Le Viet Hung & Wade D. Pfau. (2008), phân tích cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam với dữ liệu đã được điều chỉnh theo mùa vụ theo quí giai đoạn 1996 đến 2005, sử dụng phương pháp vector tự hồi quy (VAR) và tập trung vào các mối quan hệ giữa cung tiền, sản lượng thực, mức giá, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực và tín dụng. Nhóm tác giả phát hiện bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá. Mức độ và tác động của chính sách tiền tệ vào sản lượng là mạnh nhất sau bốn quý, tác động đến giá cả mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là từ quý thứ ba đến quý thứ chín. Tuy nhiên, ý nghĩa của mỗi kênh là yếu và tín dụng và kênh tỷ giá dường như là kênh quan trọng nhất trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn này.

Nguyễn Phi Lân (2010), nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ dưới góc nhìn định lượng, đề tài sử dụng bộ dữ liệu từ năm 1998 đến năm 2009. Bài viết này sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) để mô hình hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ của một nền kinh tế thị trường với độ mở lớn như Việt Nam. Kết quả cho thấy cung tiền M2 có tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy nhiên, mức độ tác động của cung tiền M2 tới khu vực sản xuất công nghiệp còn chưa lớn mặc dù cung tiền M2 và tín dụng đã tăng trong một thời gian từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Kết quả cũng cho thấy sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào công tác điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ lãi suất và lượng tiền cung ứng ra lưu thông, các nhân tố bên ngoài nền kinh tế cũng tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng không quá lớn.

Ngoài ra, lãi suất thị trường chịu tác động bởi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu mà NHNN sử dụng trên thị trưởng mở.

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) nghiên cứu sự dịch chuyển của tỷ giá vào các mức giá tại Việt Nam, đề tài sử dụng các biến số vĩ mô như tỷ giá hối đoái, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng…, dữ liệu được lấy theo quý từ quí 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá ở Việt Nam trong dài hạn thông qua việc sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen, mô hình véc tơ điều chỉnh sai số và mô hình véc tơ tự hồi quy. Trong đó tập trung vào sự chuyển dịch bất cân xứng từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong dài hạn, sự chuyển dịch là hoàn toàn. Điều này có nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% (đồng nội tệ mất giá 1%) thì giá nhập khẩu tăng 1%. Kết quả cũng chỉ ra được bằng chứng cho thấy sự chuyển dịch vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Bài nghiên cứu cũng phát hiện không có sự chuyển dịch bất cân xứng (sự chuyển dịch là như nhau) vào giá nhập khẩu trong trường hợp thay đổi tỷ giá hối đoái lớn so với thay đổi tỷ giá hối đoái nhỏ.

Trần Ngọc Thơ & cộng sự (2013), bằng cách tiếp cận mô hình SVAR, đã nghiên cứu ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 1998 đến 2012, dữ liệu được lấy theo quí. Các kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được phân tích để xác định độ lớn và thời gian chính sách tiền tệ truyền dẫn đến các biến mục tiêu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số “Puzzle” tồn tại trong đó có “Price Puzzle”. Kênh

lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng ngay tức thì trước cú sốc tỷ giá hối đoái.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) xem xét cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam và sự tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 7 năm 2012 bằng cách sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen kết hợp với mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM). Mô hình sử dụng các biến là giá dầu, lãi suất cơ bản Mỹ đóng vai trò là các cú sốc khu vực ngoại sinh, biến sản lượng công nghiệp, lạm phát, cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương và chỉ số giá chứng khoán đại diện cho nền kinh tế trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khoán hơn so với các kênh còn lại.

Phạm Thị Tuyết Trinh (2013), nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 1999 đến quí 4 năm 2012. Đề tài sử dụng phương pháp SVAR và RVAR trong việc ước lượng mô hình hồi qui đa biến. Kết quả cho thấy kênh lãi suất vẫn là kênh truyền dẫn chủ đạo trong điều hành chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó kênh tỷ giá có tác động đáng kể đến các mức giá và sản lượng. Cụ thể cú sốc của tỷ giá tác động mạnh đến giá nhập khẩu, giá xuất khẩu và giá tiêu dùng.

Chu Khánh Lân (2013), nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu được lấy theo quý từ năm 2000 đến 2011. Đề tài sử dụng phương pháp VAR để nghiên cứu cơ chế truyền tải từ kênh tín dụng đến tăng trưởng và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, ngoài ra tín dụng cũng tác động đến cung tiền là lãi suất thực. Kết quả chưa cho thấy có mối quan hệ nào từ tín dụng đến lạm phát, nhưng thông qua thực trạng, đề tài cho thấy có mối quan hệ giữa tín dụng và lạm phát

Nguyễn Phúc Cảnh (2014), nghiên cứu truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh giá cả tài sản tài chính tại Việt Nam, dữ liệu được lấy theo tháng từ năm 2000 đến 2012. Đối với biến giá cả tài sản tài chính, đề tài sử dụng dữ liệu giá lịch sử tại hai sàn chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng mô hình cấu trúc SVAR từ mô hình VAR rút gọn, sử dụng ma trận phần dư trong việc xây dựng cấu trúc của phân rã Cholesky. Kết quả cho thấy tại Việt Nam, chính sách tiền tệ truyền dẫn mạnh đến thị trường chứng

khoán thông qua cung tiền, trong khi đó lãi suất tác động yếu đến thị trường chứng khoán ở cả hai chỉ số HNX-Index và VN-Index và làm thay đổi yếu đến giá cả cổ phiếu. Phạm Thị Hoàng Anh (2013) cũng cho kết quả tương tự đối với chỉ số giá chứng khoán bên cạnh giá cả bất động sản. Kết quả tại Việt Nam, chính sách tiền tệ có truyền dẫn mạnh qua thị trường chứng khoán thông qua cung tiền, trong khi đó lãi suất không có tác động lớn đến thị trường chứng khoán ở cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index và làm cho giá cả thay đổi.

Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước

STT Tác giả Kênh truyền dẫn Phương pháp Dữ liệu nghiên cứu 1 Le Viet Hung

& Wade D.

Pfau. (2008)

Kênh lãi suất, tỷ giá Phương pháp VAR Việt Nam, quí giai đoạn 1996 đến 2005 2 Nguyễn Phi

Lân (2010),

Chính sách tiền tệ Phương pháp SVAR Việt Nam, từ năm 1998 đến năm 2009

3 Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012)

Kênh tỷ giá Mô hình VECM, SVAR

Việt Nam, quí 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011

4 Trần Ngọc Thơ & cộng sự (2013)

Chính sách tiền tệ Phương pháp SVAR Việt Nam, quí giai đoạn 1998 đến 2012 5 Nguyễn Khắc

Quốc Bảo (2013)

Chính sách tiền tệ Phương pháp VECM Việt Nam,Tháng 1/2001 đến tháng 7/2012

6 Phạm Thị Tuyết Trinh (2013)

Kênh tỷ giá Phương pháp SVAR và RVAR

Việt Nam, quý 1 năm 1999 đến quí 4 năm 2012

7 Chu Khánh Lân (2013)

Kênh tín dụng Phương pháp VAR Việt Nam, quý từ năm 2000 đến 2011

8 Nguyễn Phúc Cảnh (2014)

Kênh cho vay, kênh giá cả tài sản

Phương pháp SVAR Việt Nam, tháng từ năm 2000 đến 2012 Nguồn: Tác giả tổng hợp Các nghiên cứu trong nước cho đến bây giờ đã giải quyết được một số nội dung cơ bản trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua các kênh riêng lẽ tại Việt Nam. Một số bài nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ tập trung giải thích một kênh nào đó chứ chưa có bài nào nghiên cứu tổng hợp các kênh, phân tích cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Ngoài ra chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ về kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn

chính sách tiền tệ tại Việt Nam ngoại trừ nghiên cứu của Chu Khánh Lân (2013), tuy nhiên nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình VAR với cấu trúc đơn giản. Dữ liệu nghiên cứu trong các nghiên cứu gần nhất chỉ cập nhật đến 2012 và đa phần là dữ liệu theo quý nên chưa phản ảnh kịp thời các tác động trước những thay đổi thường xuyên tại Việt Nam.

Kết luận chương 1

Quá trình phát triển của lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ cho thấy tác động đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh truyền dẫn. Để đạt đến mục tiêu cuối cùng thì chính sách tiền tệ phải đạt được nhiều mục tiêu trung gian. Việc thực thi chính sách tiền tệ trước hết cần phải hướng đến mục tiêu cuối cùng.

Chính sách tiền tệ thông qua chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá tác động trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng. Thông qua các công cụ điều hành và đặc biệt thông qua các kênh truyền dẫn sẽ giúp cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ được hiệu quả hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua nhiều kênh truyền dẫn, chính sách tiền tệ đạt mục tiêu phụ thuộc vào việc vận hành các công cụ phù hợp từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kênh lãi suất là kênh quan trọng nhất, tiếp đến là kênh tỷ giá, kênh tín dụng và kênh giá cả tài sản. Các kênh truyền dẫn có mối quan hệ tương quan lẫn nhau và điều tác động đến tăng trưởng và lạm phát.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)