Phân phản ứng sốc

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 150 - 155)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.4 Kênh tín dụng trong truyền dẫn CSTT tại Việt Nam

4.2.4.2 Phân phản ứng sốc

Phản ứng của tăng trưởng (IPGt), lạm phát (CPIt), cung tiền(M2t) trước cú sốc của tăng trưởng tín dụng (CPSt)

Hình 4.20: Phản ứng của IPGt, CPIt trước cú sốc của CPSt

-.025 -.020 -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. CPS_SA Innovation

-.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. CPS_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Khi tín dụng tư nhân tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhanh – 0.67% vào tháng thứ 2, sau đó tăng nhanh trở lại đạt mức dương là

etIPG etCPI etVNI etM2

etIRL

etEXU etCPS etIRD

=

1 0 0 0 0 0 0 0

a21 1 0 0 0 0 0 0

a31 a32 1 0 0 0 0 0 a41 a42 a43 1 a45 a46 0 a48

a51 a52 a53 a54 1 0 a57 0 a61 a62 a63 a64 0 1 0 0 a71 a72 a73 a74 a75 0 1 a78 a81 a82 a83 a84 a85 a86 a87 1

εtIPG

εtCPI

εtVNI εtM2 εtIRL

εtEXU

εtCPS

εtIRD

0.22% vào tháng thứ 3. Dưới tác động của tăng trưởng tín dụng góp phần làm cho IPGt tiếp tục tăng vào đạt mức cao nhất là 0.44% vào tháng thứ 5. Sau một thời gian ngắn, tín dụng tư nhân không đảm bảo giúp nền kinh tế tăng trưởng, có thể do tín dụng tư nhân tại Việt Nam chưa đủ lực để tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Thời gian qua Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng khu vực công và khu vực đầu tư nước ngoài, do vậy tăng trưởng tín dụng tư nhân chưa thật sự là đòn bẩy kích thích nền kinh tế phát triển và ổn định. Mặc dù vậy, kết qủa vẫn cho thấy cú sốc của tín dụng tư nhân có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của tăng trưởng tín dụng tư nhân khá chậm và kéo dài. Cụ thể khi tín dụng tư nhân tăng 1% làm cho lạm phát tăng chậm và kéo dài, đạt mức cao nhất là 0.85% vào tháng thứ 9, sau đó giảm dần và đạt như trạng thái ban đầu vào tháng thứ 18. Lạm phát tiếp tục giảm cho đến tháng thứ 24 đạt mức giảm là – 0.44%, sau đó ổn định ở mức này. Kết quả này cho thấy tín dụng tư nhân có tác động tích cực tới lạm phát nhưng không ổn định. Điều này cho thấy tín dụng tư chỉ là một nhân tố góp phần làm lạm phát gia tăng bên cạnh các nhân tố khác. Tuy nhiên, đây cũng là phát hiện có thể giúp đánh giá được tác động của khu vực tư, khi tín dụng tăng, việc sử dụng nguồn tín dụng không hiệu quả sẽ đẩy chi phí gia tăng và dẫn đến lạm phát. Như vậy có thể cho rằng tín dụng tư nhân chưa góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, nhưng lại làm cho lạm phát tăng do sử dụng tín dụng chưa hiệu quả. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Lawrence Christiano, Cosmin Ilut, Roberto Motto, and Massimo Rostagno (2010) cho rằng lạm phát có mối quan hệ mạnh với tăng trưởng tín dụng, kết quả của nhóm tác giả này chỉ ra tăng trưởng tín dụng góp phần gia tăng lạm phát và tín dụng góp phần trong việc dự báo lạm phát khá hiệu quả.

Phản ứng của cung tiền (M2t) trước cú sốc của tín dụng tư nhân (CPSt)

Hình 4.21 cho thấy cung tiền M2 phản ứng rất yếu trước 1% thay đổi của tăng trưởng tín dụng. Cụ thể tăng trưởng tín dụng tăng 1% làm cho cung tiền tăng chậm và chỉ đạt ở mức rất thấp là 0.06% vào tháng thứ 2, sau đó giảm dần kéo dài và đạt mức cao làm – 0.11%

vào tháng thứ 11, từ tháng thứ 11 trở đi cung tiền lại chuyển hướng tăng chậm trở lại.

Hình 4.21: Phản ứng của M2t trước cú sốc của CPSt

-.025 -.020 -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of M2_SA to Cholesky One S.D. CPS_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả cho thấy phản ứng của cung tiền trước tăng trưởng tín dụng tư nhân là không ổn định, như vậy rất khó để nhận ra tác động tích cực từ tăng trưởng tín dụng đến cung tiền.

Mặc dù cung tiền là biến trung gian, nhưng tăng trưởng tín dụng tác động trực tiếp đến cung tiền và có thể góp phần làm tăng lạm phát khi tăng trưởng tín dụng góp phần làm cung tiền tăng vượt nhu cầu sử dụng của nền kinh tế.

Phản ứng của tăng trưởng tín dụng (CPSt) trước cú sốc của lãi suất cho vay (IRLt) Tín dụng tư nhân có mối quan hệ trực tiếp với lãi suất cho vay, khi lãi suất tăng tìn dụng giảm và ngược lại. Trong phần này, đề tài kiểm chứng xem cú sốc của lãi suất cho vay tác động đến tăng trưởng tín dụng tư nhân như thế nào.

Hình 4.22: Phản ứng của CPSt trước cú sốc của IRLt

-.03 -.02 -.01 .00 .01 .02

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPS_SA to Cholesky One S.D. IRL_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 4.22 cho thấy phản ứng tăng của tín dụng tư nhân trước cú sốc của lãi suất cho vay, cụ thể khi lãi suất cho vay tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, tín dụng tư nhân tăng nhẹ đạt mức 0.6% tại tháng thứ 2 và giữ nguyên mức này cho đến tháng thứ 3. Sau đó tác động trễ từ cú sốc đã làm cho tín dụng tư nhân giảm mạnh và kéo dài, mức giảm đạt cao nhất vào tháng thứ 11 là – 0.9%. Từ tháng 11 trở về sau, tín dụng tư nhân đổi chiều tăng trở lại, đạt mức tăng dương là 0.6% vào tháng 24, sau đó ổn định ở mức này. Kết quả cho thấy khi có cú sốc của lãi suất không những làm cho tín dụng tư nhân giảm mà còn làm tín dụng tư nhân tăng nhanh trong giai đoạn đầu, rất ngắn. Điều này thể hiện sự không hiệu quả về mặt thông tin, cũng như quản lý chưa tốt liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Khi có dấu hiệu lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp tiến hành giải ngân các khoản vay, điều này làm cho tín dụng tăng lập tức, sau đó tác động của lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp hạn chế vay làm cho tín dụng giảm. Nhưng một thời gian dài lãi suất cho vay không điều chỉnh, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cao hoặc các khoản vay ngắn hạn sẽ đáo hạn, các doanh nghiệp buộc phải vay làm cho tín dụng tăng trở lại.

Nghiên cứu trước về chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng của các nước có thu nhập thấp của Prachi Mishra, Peter J. Montiel, and Antonio Spilimbergo (2010) cho rằng cạnh tranh không hoàn hảo giữa các ngân hàng làm cho lãi suất cho vay không cân xứng ảnh hưởng đến tín dụng cho khu vực tư nhân.

Phản ứng giữa tăng trưởng tín dụng (CPSt) và lãi suất tái cấp vốn (IRDt) Hình 4.23: Phản ứng giữa IRDt và CPSt

-.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of CPS_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation

-.004 -.002 .000 .002 .004 .006 .008

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of IRD_SA to Cholesky One S.D. CPS_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 4.23 cho thấy cú sốc của lãi suất tái cấp vốn tác động tức thời đến tín dụng tư nhân, tuy nhiên rất yếu. Cụ thể khi lãi suất tăng 1%, tín dụng tư nhân giảm nhẹ - 0.1%, sau đó cú sốc không còn tác dụng làm cho tín dụng tư nhân tăng trở lại và đạt cao nhất vào tháng thứ 6 là 0.34%. Từ tháng 6, tín dụng tư nhân bắt đầu giảm và đạt mức giảm mạnh nhất là – 0.28% vào tháng thứ 18, sau đó tăng trở lại. Kết quả này cho thấy phản ứng của tín dụng tư nhân không ổn định trước cú sốc của lãi suất chính sách. Như vậy điều hành chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái cấp vốn vẫn có tác dụng làm giảm tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhưng rất yếu. Điều này cho thấy lãi suất chính sách chưa tác động mạnh đến tín dụng tư nhân, qua đó cho thấy tín dụng khu vực công đóng vai trò lớn hơn tín dụng tư nhân trong điều tiết mục tiêu của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Islam, M.S. and Rajan, R.S. (2011) đưa ra kết luận kênh tín dụng ngân hàng tác động khác nhau rõ ràng đối với tín dụng tư nhân và tín dụng khu vực công. Khác biệt là lãi suất RBI tác động mạnh và nhanh đến tín dụng khu vực tư. Ahmed, Shamim và Md. Ezazul Islam (2004) nghiên cứu chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng cho rằng tín dụng tác động yếu đến nền kinh tế Bangladesh giai đoạn 1979 đến 2005.

Phản ứng của chỉ số giá chứng khoán (VNIt) trước cú sốc của tín dụng (CPSt)

Tín dụng tư nhân góp phần gia tăng đầu tư tư nhân, kể cả đầu tư sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính. Vì vậy mà tín dụng tư nhân và chỉ số giá chứng khoán có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau. Tín dụng tư nhân gia tăng góp phần tăng cầu đầu tư, cũng có thể góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Nếu khai thác vốn có hiệu quả, tín dụng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Hình 4.24: Phản ứng của VNIt trước cú sốc của CPSt

-.12 -.10 -.08 -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of LNVNI_SA to Cholesky One S.D. CPS_SA Innovation

Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 4.24 cho thấy khi tín dụng tư nhân tăng 1% làm cho chỉ số giá chứng khoán giảm nhanh – 0.21% điểm vào tháng thứ 2, sau đó tiếp tục giảm chậm và đạt mức giảm cao nhất là – 0.57% điểm vào tháng 12. Phát hiện này cho thấy việc gia tăng tín dụng không những không làm cho chỉ số giá tăng mà còn làm cho chỉ số giá giảm kéo dài. Điều này đưa ra kết luận trong thời gian khoản 12 tháng, việc gia tăng tín dụng góp phần làm cho doanh nghiệp gánh nặng thêm chi phí và do vậy thua lỗ. Thêm nữa tại Việt Nam thời gian qua, việc sử dụng đòn bẩy tài chính chưa thật sự tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, chính vì vậy mà làm cho giá chứng khoán giảm. Ngoài ra, đối tượng vay mượn để sử dụng đòn bẩy tài chính cá nhân đầu tư chứng khoán trong thời điểm mà thị trường chứng khoán Việt nam chưa ổn định dẫn đến thua lỗ, do vậy kéo theo chỉ số giá chứng khoán giảm.

Tuy nhiên sau một thời gian, khi thị trường chứng khoán trở nên ổn định hơn, tín dụng lại góp phần làm cho thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 150 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)