BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 108 - 114)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

Dựa vào mô hình nghiên cứu cũng như mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Các biến sử dụng trong mô hình điều có căn cứ dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2. Hành động của chính sách tiền tệ tại Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, sự biến đổi của nền kinh tế khá phức tạp. Hành động của chính sách tiền tệ đến các mục tiêu của nền kinh tế thường có độ trễ, tuy nhiên việc xác định biến theo thời gian khá thuận lợi khi phân tích, chính vì vậy mà đề tài lựa chọn dữ liệu cho các biến vĩ mô theo tháng. Dựa theo mô hình nghiên cứu, các biến vừa là biến độc lập đồng thời cũng là biến phục thuộc, các biến được thu thập và tính toán như sau:

- Tăng trưởng giá trị sản lương công nghiệp (IPGt): Vì biến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không thống kê theo tháng nên đề tài chọn biến tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp (IPGt) làm đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế (GDP), vì giá trị sản lượng công

nghiệp đóng góp lớn trong giá trị sản phẩm của quốc gia và biến này đại diện cho thu nhập.Hơn nữa kiểm tra dữ liệu theo quý và theo năm cho thấy giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp biến thiên cùng chiều. Cushman và Zha (1997), Fung (2002), Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Philip Ifeakachukwu và NWOSA (2012), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) đã sử dụng biến này trong mô hình nghiên cứu của mình.. Biến tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp được tính bằng cách lấy giá trị sản lượng công nghiệp năm t trừ cho giá trị sản lượng năm t-1 chia cho giá trị sản lượng năm t-1. Dữ liệu được lấy từ trang thống kê IMF.

IPGt = IPt – IPt-1 IPt

- Lãi suất tái cấp vốn (IRDt): là lãi suất mà NHNN dùng để tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng, các NHTM. Khi NHTM cần vốn để cấp tín dụng cho nền kinh tế, NHTM có thể vay từ NHNN, hoặc khi NHNN muốn cung ứng vốn cho nền kinh tế, NHNN đi vay và tái cấp vốn lại thông qua hệ thống NHTM. Đây là hình thức cấp tín dụng gián tiếp từ NHNN đến các NHTM. Lãi suất tái cấp vốn được NHNN dùng để điều tiết lưu thông tiền tệ (Theo luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010) và dữ liệu IRDt tác giả lấy trên trang web NHNN Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng lãi suất tái chiết khấu làm đại diện cho lãi suất chính sách trong nghiên cứu trong truyền dẫn chính sách tiền tệ. Bernanke và Gertler (1999), Elbourne và de Haan (2006), Minea và Rault (2008), Minea và Rault (2011), Pirovano (2011), Kumar và Rajeev (2012), Cocris và Nucu (2013).

- Lãi suất cho vay bình quân (IRLt): là lãi suất cho vay bình quân của các NHTM, lãi suất cho vay bình quân thay đổi theo lãi suất chính sách, khi lãi suất chính sách thay đổi sẽ kéo theo lãi suất cho vay thay đổi và khi lãi suất cho vay thay đổi sẽ tác động đến chi phí sử dụng vốn vay từ đó tác động đến các yếu tố khác trong nền kinh tế như tăng trưởng, cung tiền, lạm phát. Dữ liệu này tác giả thu thập và tính bình quân từ các NHTM (ACB, VCB, STB, CTG, ABI).

- Lãi suất của Mỹ (IRUt): là lãi suất liên bang Mỹ (FED), sử dụng lãi suất của Mỹ nhằm đại diện cho thay đổi lãi suất nước ngoài. Thay đổi lãi suất FED có tác động đến lãi suất

và các yếu tố khác trong nền kinh tế hay không. Dữ liệu được thu thập từ trang thống kê IMF. Biến này được các nghiên cứu trước đây sử dụng như: Cushman and Zha (1997), Dungey and Pagan (2000), Fung (2002), and Tang (2006), Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Abdul Aleem (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013).

- Giá dầu thế giới (OILt): đại diện cho giá cả khu vực bên ngoài tác động vào giá cả yếu tố bên trong. Khi giá cả bên ngoài thay đổi tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến giá cả trong nước. Tác động trực tiếp thông qua giá nhập khẩu, tác động gián tiếp thông qua yếu tố đầu vào từ khâu nhập khẩu để sản xuất hoặc các mặt hàng có quan hệ từ khâu đầu vào.

Dữ liệu được lấy từ trang thông tin quản lý năng lượng www.eia.gov. Các nghiên cứu trước đây đã sữ dụng biến này trong nghiên cứu là Carlos Cortinhas (2007), Aslanoğlu (2008), Türsoy, Günsel, Rjoub (2008), Kandir (2008).

- Lạm phát (CPIt): Đại diện cho lạm phát, là biến mục tiêu của chính sách tiền tệ, lạm phát có thể là kết quả cũng có thể là nguyên nhân của điều hành chính sách. Dữ liệu theo tháng, năm gốc so sánh là năm 2000, được thu thập từ trang thông kê IMF. Nhiều nghiên cứu sử dụng biến CPI trong mô hình truyền dẫn, là biến muc tiêu cuối cùng. Mishkin, F.

S. (2003), Raghavan và Param Silvapulle (2007) Atif Ali Jaffri (2010), Besnik Fetai và Izet Zeqiri (2010), Tulin Anlas (2012), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012), Phạm thị Tuyết Trinh (2013).

CPIt = CPIt CPIt-1 - 1

Trong đó: CPIt chỉ số giá tháng này, CPIt-1 là chỉ số giá tháng này cùng kỳ năm trước - Tăng trưởng cung tiền tệ (M2t): Biến đo lường lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tăng trưởng cung tiền M2t được đo lường bằng M1+ những tài sản tương đương tiền. Như vậy biến M2 sử dụng để đánh giá trong mối tương quan với các biến số vĩ mô khác, khi M2t thay đổi sẽ tác động đến lưu thông tiền tệ và tác động đến nền kinh tế mà điển hình là tăng trưởng và lạm phát. Dữ liệu được lấy từ trang thống kê IMF. Các nghiên cứu trước đã sử dụng biến cung tiền trong nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ như: Blanchard, O., Quah, D (1989), Mishkin, F. (1995), Abel (2003), Bernanke và Smith, 2003 Ribnikar, I. (2004).

Atif Ali Jaffri (2010), Besnik Fetai và Izet Zeqiri (2010), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) Rim Khemiri và Mohamed Sami Ben Ali (2013).

MG2t = M2t M2t-1 - 1

Trong đó: M2t là tăng cung tiền tháng này, M2t-1 là cung tiền tháng này cùng kỳ năm trước.

- Tăng trưởng tín dụng tư nhân (CPSt): Biến đo lường tăng trưởng tín dụng tư nhân. Khả năng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế được đo lường bằng tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Tuy nhiên biến tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế không thể thu thập theo tháng nên tác giả sử dụng tăng trưởng tín dụng tư nhân làm đại diện để đánh giá tăng trưởng tín dụng. Dữ liệu được lấy từ trang thống kê của NH Châu Á Thái Bình Dương (ADB). Các nghiên cứu trước sử dụng biến này là Bernanke, B.S. và Gertler, M. (1995), Bayoumi và Ola Melander (2008), Veronica B. Bayangos (2010)…

CPSt = Dt Dt-1 - 1

Trong đó: Dt doanh số cho vay khu vực tư nhân tháng này, Dt-1 là doanh số cho vay khu vực tư tháng này cùng kỳ năm trước.

- Tỷ giá hối đoái (EXUt): Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng ngoại tệ trong mối tương quan với đồng nội tệ. Việt Nam là nước có nền kinh tế mở, có quan hệ đa phương với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tài chính quốc tế thì đồng USD là đồng đại diện trong hầu hết các giao dịch. Chính vì vậy tác giả sử dụng tỷ giá giữa USD và VND để đánh giá trong mối tương quan với các biến số vĩ mô khác. Dữ liệu được lấy từ trang web NHNN Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây sử dụng biến này như Fama, E., (1984), Soyoung Kim (2000), Kasajima, S., &

Lewis, S. (2001), Jon Faust, John H. Rogers (2002), Piti Disyatat và Pinnarat Vongsinsirikul (2003), Heiko Hesse (2007), Atif Ali Jaffri (2010), Tulin Anlas (2012), Phạm thị Tuyết Trinh (2013), Nasha Ananchotikul và Dulani Seneviratne (2015).

- Tăng trưởng xuất khẩu (MXGt), tăng trưởng nhập khẩu (MIGt) biến này vừa đại diện cho thay đổi giá trị nhập khẩu đồng thời cũng đại diện cho thay đổi trong giá nhập khẩu.

Chính sách tiền tệ thông qua kênh tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Biến này sử dụng để đánh giá hiệu quả điều hành của chính sách tỷ giá. Dữ liệu được lấy từ trang thống kê của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Biến MXGt được một số tác giả đã sử dụng trong mô hình nghiên cứu như: Carlos Cortinhas (2007), Türsoy, Günsel, Rjoub (2008), Tulin Anlas (2012).

MXGt(MIGt)= MXt(MIt) MXt-1(MIt-1) - 1

Trong đó: MXt (MIt) là giá trị xuất (nhập khẩu) tháng này, MXt-1(MIt-1) là giá trị xuất (nhập khẩu) tháng này cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá chứng khoán (VNIt) là biến đại diện cho hiệu quả cũng như sự ổn định của thị trường tài chính. Đồng thời chỉ số giá cũng đánh giá hiệu quả của các công ty niêm yết, là kết quả của chính sách tiền tệ thông qua giá cả các tài sản tài chính. Dữ liệu được lấy theo giá đóng cửa vào ngày cuối tháng từ trang web sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Các nghiên cứu trước sử dụng chỉ số giá chứng khoán làm đại diện để phân tích kênh giá cả tài sản như Sellin, P., (2001), Ben S. Bernanke and Kenneth T Kuttner (2005), Stavarek D (2005), Erdem, C., Arslan C.K., Erdem M.S (2005), Büyükşalvarcı, A (2010).

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu

STT Biến Diễn giải Nguồn Được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây 1 IPGt Tăng trưởng giá trị

sản lượng công nghiệp, biến đại diện tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Quỹ tiền tệ thế giới IMF

Cushman và Zha (1997), Fung (2002), Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Philip Ifeakachukwu, NWOSA (2012), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013)

2 CPIt Lạm phát giá tiêu dùng, đại diện lạm phát tại Việt Nam

Quỹ tiền tệ thế giới IMF, tổng cục thống kê Việt Nam

Mishkin, F. S. (2003), Raghavan và Param Silvapulle (2007) Atif Ali Jaffri (2010), Besnik Fetai và Izet Zeqiri (2010), Tulin Anlas (2012), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Nguyễn Thị

Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012), Phạm thị Tuyết Trinh (2013).

3 IRDt Lãi suất tái cấp vốn, đại diện lãi suất chính sách tại Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Bernanke và Gertler (1999), Elbourne và de Haan (2006), Minea và Rault (2008), Minea và Rault (2011), Pirovano (2011), Kumar và Rajeev (2012), Cocris và Nucu (2013).

4 IRLt Lãi suất cho vay bình quân (Bình quân của NHTM lớn tại Việt Nam: (ACB, VCB, STB, CTG, ABI) đại diện lãi suất cho vay trên thị trường tài chính Việt Nam

Quỹ tiền tệ thế giới IMF

Piti Disyatat, Pinnarat

Vongsinsirikul (2003), Abdul Aleem (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013)

5 M2t Tăng trưởng cung tiền M2

Quỹ tiền tệ thế giới IMF, NH Châu Á Thái Bình Dương (ADB)

Blanchard, O., Quah, D (1989), Mishkin, F. (1995), Abel (2003), Bernanke và Smith, 2003 Ribnikar, I (2004), Atif Ali Jaffri (2010), Besnik Fetai và Izet Zeqiri (2010), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) Rim Khemiri và Mohamed Sami Ben Ali (2013)

6 EXUt Tỷ giá hối đoái USD/VND

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Fama, E., (1984), Soyoung Kim (2000), Kasajima, S., & Lewis, S.

(2001), Jon Faust, John H. Rogers (2002), Piti Disyatat và Pinnarat Vongsinsirikul (2003), Heiko Hesse (2007), Atif Ali Jaffri (2010), Tulin Anlas (2012), Phạm thị Tuyết Trinh (2013), Nasha Ananchotikul và Dulani Seneviratne (2015).

7 CPSt Tăng trưởng tín dụng tư nhân, đại

Ngân hàng châu Á thái

Bernanke, B.S. và Gertler, M.

(1995), Bayoumi và Ola Melander

diện tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế

bình dương (ADB)

(2008), Veronica B. Bayangos (2010)

8 VNIt Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam

Sở giao dịch chứng hoàng HCM

(HOSE)

Sellin, P., (2001), Ben S. Bernanke and Kenneth T Kuttner (2005), Stavarek D. (2005), Erdem, C., Arslan C.K., Erdem M.S (2005), Büyükşalvarcı, A (2010).

9 MIGt Tăng trưởng Nhập khẩu

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)

Carlos Cortinhas (2007), Türsoy, Günsel, Rjoub (2008), Tulin Anlas (2012), Phạm Thị Tuyết Trinh (2013)

10 MXGt Tăng trưởng xuất khẩu

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)

Carlos Cortinhas (2007), Türsoy, Günsel, Rjoub (2008), Tulin Anlas (2012), Phạm Thị Tuyết Trinh (2013)

11 IRUt Lãi suất liên bang FED, đại diện lãi suất chính sách bên ngoài nền kinh tế

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)

Cushman and Zha (1997), Dungey and Pagan (2000), Fung (2002), and Tang (2006), Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007), Abdul Aleem (2010), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013)

12 OILt Giá dầu thế giới, đại diện giá cả bên ngoài nền kinh tế

Lấy từ trang thông tin quản lý năng lượng

www.eia.gov.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)