Mô hình kiểm chứng truyền dẫn chính sách tiền tệ trước và sau WTO

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 156 - 161)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.5 Mô hình kiểm chứng truyền dẫn chính sách tiền tệ trước và sau WTO

Kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy các chuỗi dữ liệu không dừng ở chuỗi gốc nhưng dừng ở sai phân bậc 1. Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Johansen Test cho ta thấy có bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình. Gujarati (1999) cho rằng, mặc dù các chuỗi thời gian không dừng nhưng rất có thể vẫn tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng nếu các chuỗi thời gian đó đồng liên kết- nghĩa là phần dư từ mô hình hồi qui của chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng.

4.2.5.2 Xác định bước trễ tối ưu

Kết quả kiểm định bằng mô hình VAR thì kết quả phụ thuộc vào việc chọn độ trễ tối ưu, vì vậy việc tìm ra được độ trễ tối ưu là vô cùng quan trọng. Theo kết quả kiểm định bằng các tiêu chuẩn AIC, SC và HQ, độ trễ tối ưu cho chuỗi dữ liệu cho mô hình trước WTO là 2 và sau WTO là 4.

4.2.5.3 Kết quả ước lượng mô hình

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng ma trận A0

Mô hình a21 a26 a31 a32 a36 a41 a42 a46 a51 a52

Trước WTO (4,87) (4,942) (7,562) 0,088 6,708 (1,139) 0,054 (1,706) 3,953 0,006 Sau WTO ( 1,82) 2,257 2,203 (0,097) (2,885) 0,014 (0,020) (2,406) (0,461) 0,043

Mô hình a54 a56 a61 a64 a65 a71 a72 a73 a74 a76

Trước WTO (0,39) 9,999 (0,00) (0,00) (0,00) (0,00) (0,000) 0,000 0,000 0,083 Sau WTO 0,113 (3,73) 0,00 (0,00) 0,00 (0,00) 0,00 0,00 (0,00) 0,033

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả kiểm định ma trận A0 được tổng hợp theo bảng 4.5 cho ta thấy các giá trị trong ma trận A0 có sự khác nhau rõ rệt trong 2 giai đoạn trước và sau WTO. Hiện tượng

“Puzzle” đã xuất hiện ở nhiều biến, cụ thể kỳ vọng a26 mang dấu âm, nhưng kết quả lại mang dấu dương, có nghĩa trong giai đoạn sau WTO lạm phát tăng thì giá chứng khoán tăng. Liên hệ với thực tế ta thấy rằng giai đoạn năm 2007 khi lạm phát tăng và giá chứng khoán cũng tăng (tháng 6/2007 CPI là 16,81% và VNI là 1024,68 điểm). Giai đoạn sau WTO hiện tượng “Puzzle” còn xuất hiện ở các giá trị a46, a51. Có thể thấy giai đoạn sau WTO mặc dù chính sách tiền tệ được ổn định hơn. Nhưng do thị trường tài chính chưa ổn định, sự tác động đến các biến số kinh tế do nhiều nguyên nhân. Chính sách tiền tệ điều hành không mang tính chủ động mà còn phụ thuộc nhiều vào chuyển biến của thị trường, do vậy hiện tượng “Puzzle” là không tránh khỏi.

4.2.5.4 Phân tích phản ứng sốc

Hình 4.25: Phản ứng của IPGt trước lãi suất IRDt.

Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.25 ta thấy phản ứng của tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp đối với lãi suất có sự khác biệt trước và sau WTO. Cụ thể giai đoạn đầu khoản 2 tháng, tác động của cú sốc lãi suất làm cho IPGt trước tăng nhanh hơn sau WTO. Tuy nhiên từ tháng thứ 2- 3 thì hai giai đoạn có sự trái ngược nhau khá rõ rệt. Trong khi cú sốc lãi suất làm cho IPGt giảm mạnh ở giai đoạn trước WTO thì giai đoạn sau WTO lại tăng. Từ tháng thứ 4 trở đi tác động của cú sốc lãi suất giai đoạn trước WTO đến IPGt không ổn định thì giai đoạn sau WTO giảm đều. Hiện tượng này cho thấy nền kinh tế càng về sau chính sách lãi suất điều hành được linh hoạt và ổn định hơn.

Hình 4.26: Phản ứng của IPGt trước cú sốc cung tiền M2

Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.26 ta thấy sự khác biệt trong phản ứng của IPGt trước cú sốc cung tiền thời gian đầu (từ 1-4 tháng) trước và sau WTO. Thời gian sau từ tháng thứ 5 trở đi, cú sốc

cung tiền tác động đến IPGt giữa hai giai đoạn có sự giống nhau. Tuy nhiên giai đoạn sau khá ổn định và đều hơn so với giai đoạn trước WTO. Chính sách lãi suất tác động gián tiếp thông qua cung tiền đến tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn hậu WTO đã được cải thiện.

Hình 4.27: Phản ứng của lạm phát trước cú sốc của lãi suất

Nguồn: Tính toán của tác giả Cú sốc của lãi suất tác động đến lạm phát giá tiêu dùng khác biệt nhau rõ rệt giữa hai giai đoạn ở những tháng đầu tiên (tháng 1-5). Trong khi lạm phát giai đoạn trước WTO giảm khi lãi suất thay đổi kéo dài từ tháng 1-5 sau đó tăng dần thì giai đoạn hậu WTO thì ngược lại. Cú sốc lãi suất tác động đến CPIt và làm cho CPIt tăng kéo dài tứ tháng 1-8, sau đó ổn định và giảm nhẹ. Mặc dù chính sách tiền tệ giai đoạn sau được đánh giá là hợp lý hơn so với giai đoạn trước. Lạm phát vẫn tồn tại và khó kiểm soát trong thời gian 2007-2009 và đầu 2011 đến giữa 2012. Với việc lạm phát không ổn định cho thấy chính sách tiền tệ trong giai đoạn sau WTO vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Hình 4.28: Phản ứng của lạm phát (CPIt) trước cù sốc của cung tiền M2t

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 4.28 cho thấy phản ứng của CPIt đối với cung tiền M2t giữa hai giai đoạn trước và sau WTO gần giống nhau ở thời kỳ đầu (từ tháng 1-5), nhưng mức độ tác động khác nhau. Giai đoạn hậu WTO cú sốc cung tiền M2t tác động đến CPIt mạnh hơn giai đoạn trước. Kết quả này cho thấy nếu cung tiền tiếp tục tăng sẽ làm cho lạm phát tăng nhanh.

Cụ thể số liệu cho thấy giai đoạn sau WTO, khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh từ 2006 đến 2008. Giá cổ phiếu liên tục tăng làm cho cung tiền trong giai đoạn này tăng mạnh và kéo theo lạm phát tăng nhanh và cao nhất trong khoản 10 năm gần nhất (CPI tháng 8/2008: 28.32%). Chính sách tiền tệ được đưa ra trong giai đoạn này chủ yếu là giảm đà tăng của lạm phát, tuy nhiên 2 năm sau lại tiếp tục chu kỳ của lạm phát. Đó là giai đoạn mà thị trường bất động sản phát triển quá nóng, cung tiền cho bất động sản tăng cao kéo theo lạm phát tăng mạnh (CPI tháng 8/2011: 23.02%). Qua đây cho thấy ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế khi gia nhập WTO, không chỉ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chu chuyển vốn, nguồn cung ứng vốn cho hoạt động đầu tư và hoạt động đầu cơ. Chính vì vậy mà làm cho nền kinh tế tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

4.2.5.5 Phân tích phân rã phương sai

Phân rã phương sai được tổng hợp từ (PL 2.5) cho thấy có sự khác biệt đáng kể trước và sau WTO. Đối với biến IPGt, giai đoạn trước WTO cho thấy ngoài tác động của chính nó còn có sự tác động từ các biến khác, khoảng 35% thay đổi trong IPGt được giải thích bởi các biến khác trong mô hình trong đó mạnh nhất là tăng trưởng tín dụng tư nhân (CPS) (tháng 24: 18.44%). Giai đoạn sau WTO có sự thay đổi, tác động từ các biến khác lên IPG thấp hơn giai đoạn trước WTO (khoản 24%) trong đó mạnh nhất là tỷ giá hối đoái (tháng 48: 7.45%).

Đối với lạm phát (CPI): Có sự khác biệt đáng kể khi phân tích phân rã phương sai. Giai đoạn trước WTO cho thấy tác động lên CPIt ngoài chính nó còn có sự tác động từ các biến khác trong mô hình. Tác động của các biến khác lên CPIt kéo dài qua các tháng giai đoạn trước WTO mạnh hơn giai đoạn sau WTO. Thực tế thì giai đoạn sau WTO diễn biến lạm phát khá phức tạp và chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Khác biệt thứ nhất là trước WTO, càng về sau các biến khác càng tác động mạnh đến CPI trong khi giai đoạn

sau WTO thì không đáng kể (từ tháng thứ 24 đến 48). Khác biệt thứ 2 là trong các nhân tố tác động đến CPIt thì sự khác biệt rất rõ là nhân tố CPSt. Giai đoạn trước WTO tác động rất thấp trong khi giai đoạn sau WTO tác động của biến này lên CPIt mạnh hơn nhiều, kéo dài và mạnh nhất là tháng thứ 24 đến 36 (23.6%).

Phân tích phân rã phương sai đối với chỉ số giá chứng khoán (VNIt) ta thấy có sự khác biệt rất lớn từ biến này. Cụ thể tác động từ các biến khác lên VNIt giai đoạn sau WTO là khác biệt so với giai đoạn trước WTO. VNIt chịu sự tác động tăng dần từ các biến IPGt, CPSt và M2t, trong khi tác động yếu hơn từ các biến CPIt, IRDt và EXUt. Cần phân biệt rõ là thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh bắt đầu từ đầu năm 2006 và giai đoạn mạnh nhất là giai đoạn sau WTO (năm 2007- 2009). Kết hợp với thời kỳ phát triển nóng cùng với kết quả phân rã phương sai cho thấy các biến tác động trực tiếp và mạnh đến VNI là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng và cung tiền. Cụ thể tín dụng tư nhân tác động đến VNI từ mức cao nhất trước WTO là 5.9 % nhưng mãi đến tháng thứ 48, trong khi giai đoạn sau số này lại là 18%, cao hơn rất nhiều. Tương tự như tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp từ mức cao nhất là 0.2% giai đoạn trước thì tăng đến 1.6- 5.1% giai đoạn sau WTO.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)