CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.3 Kênh tỷ giá trong truyền dẫn CSTT tại Việt Nam
4.2.3.2 Phân tích phản ứng sốc
Phản ứng của tăng trưởng (IPGt), lạm phát (CPIt) trước cú sốc của tỷ giá (EXUt) Hình 4.12: Phản ứng của IPG, CPI trước cú sốc của EXUt
-.020 -.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
-.010 -.008 -.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.12 cho thấy khi tỷ giá tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp giảm nhanh trong 2 tháng đầu và đạt mức giảm cao nhất là -0.49%
vào tháng thứ 2, sau đó cú sốc không còn nữa lập tức giá trị sản xuất công nghiệp tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng trở lại vào tháng 3, nhưng vẫn còn thấp so với trước đây không có cú sốc là -0.34%. Các tháng tiếp theo tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ổn định và giữ nguyên ở mức – 0.36%. Kết quả này cho thấy thông qua kênh tỷ giá, tỷ giá tăng làm cho sản lượng giảm, như vậy có thể đưa ra kết luận rằng nền kinh tế còn phụ thuộc vào dòng vốn bên ngoài, nếu tỷ giá tăng, dòng vốn bên ngoài sẽ đổ vào trong nước nhiều hơn, tuy nhiên việc sử dụng dòng vốn bên ngoài chưa hiệu quả nên chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế.
Đối với lạm phát, tỷ giá tăng gây ra áp lực lạm phát, nhìn vào hình 4.12 ta thấy khi tỷ giá tăng 1% làm cho lạm phát tăng chậm và đạt mức cao nhất là 0.2% vào tháng 4, sau đó giảm dần kéo dài cho đến tháng 16 mới dừng. Như vậy cú sốc của tỷ giá tác động đến lạm phát hai giai đoạn khác nhau, giai đoạn đầu làm cho lạm phát tăng, giai đoạn sau lại làm cho lạm phát giảm. Có thể nói khi tỷ giá tăng, việc huy động vốn bằng ngoại tệ hoặc nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đã gây lạm phát tăng, nhưng trong dài hạn không còn tác dụng làm cho lạm phát tăng, có lẽ trong dài hạn lạm phát chịu tác
động bởi các chính sách khác nhiều hơn. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang (2012), tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy cú sốc rõ ràng hơn. Trong khi đó phát hiện của Rania Al-Mashat and Andreas Billmeier (2007) cho rằng khi tỷ giá tăng làm cho lạm phát giảm đối với Ai cập.
Phản ứng sốc giữa cung tiền (M2t) và tỷ giá (EXUt)
Phần này đề tài phân tích phản ứng của cung tiền trước cú sốc của tỷ giá và ngược lại, khi tỷ giá thay đổi tác động đến dòng vốn ra vào trong và ngoài nước thông qua mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ và giá cả. Cụ thể khi tỷ giá tăng có thể thu hút dòng tiền từ ngoài vào trong nhiều hơn, tạo ra sức ép tăng đối với cung tiền nội tệ.
Hình 4.13: Phản ứng sốc giữa cung tiền và tỷ giá
-.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of M2_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
-.004 -.002 .000 .002 .004 .006 .008 .010
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LNEXU_SA to Cholesky One S.D. M2_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 4.13 cho thấy phản ứng của cung tiền trước cú sốc của tỷ giá rất nhanh và mạnh, cụ thể khi tỷ giá tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn làm cho cung tiền giảm nhanh, kéo dài và đạt đến 0.81% vào tháng 6. Phát hiện này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở khá lớn, thay đổi tỷ giá cũng góp phần làm thay đổi cung tiền và điều này góp phần trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên nếu chúng ta cứ thay đổi tỷ giá theo chiều hướng tăng tỷ giá thì nguy cơ xảy ra đó là đồng tiền trong nước càng ngày càng mất giá cao gây ảnh hưởng đến vị thế của nền kinh tế trong tương lai và có thể gây ra áp lực lạm phát cao.
Thực tế trong thời gian này cho thấy dòng vốn ngoài vào Việt Nam như vốn ODA, vay nợ trực tiếp, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Theo Cục xúc tiến Thương Mại Việt Nam, “nguồn vốn FDI chính là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nhìn chung, đóng góp của FDI qua các giai đoạn đều chiếm khoảng 16% tổng
vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn giai đoạn 2001-2006, thì giai đoạn 2007-2014, với sự gia tăng đáng kể về vốn giải ngân, khu vực ĐTNN có sự cải thiện về đóng góp. Cụ thể từ năm 2007 cho đến 2014, vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng từ 21-30% trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội”. Phát hiện này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), tuy nhiên có sự khác biệt là sau 7 tháng cung tiền tăng chậm trở lại sau đó mới ổn định.
Ngược lại, phản ứng của tỷ giá trước cú sốc của cung tiền gần như không có, việc thay đổi của tỷ giá vì cú sốc của cung tiền mà do cú sốc khác như lạm phát, tăng trưởng xuất nhập khẩu…Kết quả này cho thấy việc thay đổi tỷ giá, đặc biệt là cơ chế điều hành tỷ giá không dựa vào cung tiền trong nền kinh tế mà dựa vào mục tiêu trực tiếp đó là xuất nhập khẩu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc điều hành tỷ giá chưa thật sự hiệu quả trong thời gian qua, đặc biệt là điều phối cung tiền tệ trong nền kinh tế, hoặc cách nào đó mà NHNN điều hành tỷ giá dựa vào công cụ trực tiếp đó là dự trữ ngoại tệ để điều phối tỷ giá. Ngoài ra điều hành tỷ giá trong thời gian qua NHNN dựa vào cung cầu ngoại tệ của từng thời kỳ chứ chưa quan tâm đến cung tiền trong nền kinh tế như thế nào.
Phản ứng sốc giữa lãi suất tái cấp vốn (IRDt) và tỷ giá (EXUt)
Lãi suất và tỷ giá có quan hệ với nhau, theo lý thuyết ngang giá lãi suất của Fisher, một sự thay đổi trong lãi suất tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Hình 4.14: Phản ứng sốc giữa IRDt và EXUt
-.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of IRD_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LNEXU_SA to Cholesky One S.D. IRD_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.14, phản ứng của tỷ giá trước cú sốc lãi suất IRDt rất thấp trong giai đoạn ngắn, có nghĩa khi lãi suất tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, tỷ giá tăng rất thấp khoản
0.01% vào tháng thứ 3, sau đó giảm dần đạt mức cao nhất -0.13% và tiến đến ổn định kéo dài. Kết quả này cho thấy lãi suất tác động rất hạn chế đến tỷ giá, hay nói cách khác chính sách tỷ giá mà NHNN điều hành ít dựa vào thay đổi của lãi suất. Thực tế thời gian qua cho thấy điều hành tỷ giá dựa nhiều vào cung cầu ngoại tệ là chính, bằng chứng tại hình 4.15 cho thấy tỷ giá và lãi suất tái cấp vốn không thấy rõ mối quan hệ. Lãi suất thay đổi khá phức tạp trong khi tỷ giá tăng nhanh trong giai đoạn năm 2008 đến 2011.
Hình 4.15: Mối quan hệ giữa tỷ giá (EXUt) và lãi suất tái cấp vốn (IRDt)
Nguồn: Web Ngân hàng nhà nước Việt Nam Điều hành lãi suất có quan tâm đến biến động của tỷ giá hay không, hay nói cách khác cú sốc của tỷ giá tác động đến việc điều hành lãi suất như thế nào. Hình 4.15 cho thấy lãi suất thay đổi rất chậm trước cú sốc của tỷ giá, cụ thể khi tỷ giá thay đổi 1%, lãi suất tăng rất chậm và đạt cao nhất là 0.13% vào tháng thứ 3, sau đó cú sốc hết tác dụng làm cho lãi suất giảm dần.
Phản ứng của tăng trưởng (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của tăng trưởng nhập khẩu (MIGt)
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00
2001M12 2002M9 2003M6 2004M3 2004M12 2005M9 2006M6 2007M3 2007M12 2008M9 2009M6 2010M3 2010M12 2011M9 2012M6 2013M3 2013M12
EXU IRD
Hình 4.16: Phản ứng của IPGt, CPIt trước cú sốc của MIGt
-.020 -.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. MIG_SA Innovation
-.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. MIG_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Phản ứng của IPGt trước cú sốc của tăng trưởng nhập khẩu tương đối nhanh, tuy nhiên trong thời gian rất ngắn. Cụ thể khi nhập khẩu tăng 1%, tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp giảm 0.36% vào tháng thứ 2, sau đó tác động sốc không còng làm cho IPGt tăng trở lại, đạt đến mức dương 0.19% vào tháng thứ 3 và bắt đầu ổn định từ tháng này.
Kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn chịu tác động tiêu cực khi nhập khẩu tăng trong giai đoạn đầu, tuy nhiên tác động này không kéo dài mà ngược lại dưới tác động của nhập khẩu sau một thời gian lại đẩy nền kinh tế tăng trưởng cho các giai đoạn sau đó. Phát hiện này tương tự với Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) trong giai đoạn trung và dại hạn, nhưng khác trong giai đoạn ngắn hạn. Nhập khẩu vẫn còn là đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ổn định trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê từ Bộ công thương, từ năm 2001 đến 2014 đa số nền kinh tế rơi vào tình trạng nhập siêu rất cao, cao nhất là năm 2008 lên đến 18 tỷ USD. Số liệu này càng chứng minh thêm rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Cú sốc của nhập khẩu có tác động đến lạm phát trong nước hay không? Hình 5.16 cho thấy khi nhập khẩu tăng 1% làm cho lạm phát giảm, tuy nhiên giảm rất chậm 0.03% vào tháng thứ 2 và trong một khoản thời gian rất ngắn là 2 tháng, sau đó tăng nhanh trở lại, nhưng thời gian tăng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7 và mức tăng khá cao là 0.39% vào tháng thứ 7. Kết quả này cho thấy thời gian đầu, nhập khẩu làm giảm áp lực khan hiếm hàng hóa, góp phần làm giảm lạm phát, nhưng thời gian sau, do mức tăng giá của hàng
hóa nhập khẩu do tỷ giá hoặc giá cả các mặt hàng thiết yếu khác tăng như xăng dầu, sắt thép kéo dài làm cho lạm phát tăng nhanh trở lại. Phát hiện này cho thấy sự khác biệt với nghiên cứu của Phạm thị Tuyết Trinh (2013), Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) trong ngắn hạn. Hình 4.17 cho thấy nhập khẩu tăng không làm giảm lạm phát mà ngược lại nhập khẩu giảm làm cho lạm phát giảm.
Hình 4.17: Tăng trưởng nhập khẩu và lạm phát
Nguồn: Quỹ tiền tệ thế giới IMF Phản ứng của tăng trưởng (IPGt) và lạm phát (CPIt) trước cú sốc của tăng trưởng xuất khẩu (MXGt)
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, giá trị hàng hóa xuất khẩu góp phần làm tăng giá trị trong GDP. Lý thuyết về mối quan hệ trên được các nhà kinh tế học nổi tiếng trước đây đưa ra như Adam Smith và David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học nổi danh khác như Romer, Grossman, Helpman, Baldwin, Feder. Trong giới hạn phạm vi này, đề tài kiểm định cú sốc của xuất khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp hay không.
-40.00%
-20.00%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
2001M12 2002M8 2003M4 2003M12 2004M8 2005M4 2005M12 2006M8 2007M4 2007M12 2008M8 2009M4 2009M12 2010M8 2011M4 2011M12 2012M8 2013M4 2013M12
MIG CPI
Hình 4.17: Phản ứng của IPGt, CPIt trước cú sốc của MXGt.
-.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of IPG_SA to Cholesky One S.D. MXG_SA Innovation
-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 .008 .010 .012
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of CPI_SA to Cholesky One S.D. MXG_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Nhìn vào hình 4.17 ta thấy phản ứng của IPGt rất chậm trước cú sốc của xuất khẩu, tuy nhiên giá trị tăng của IPGt ổn định và kéo dài. Cụ thể khi xuất khẩu tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn, giá trị sản lượng công nghiệp tăng chậm và đạt mức cao nhất là 0.34% vào tháng thứ 4, sau đó giảm rất nhẹ và ổn định ở mức tăng là 0.31%. Kết quả này cho thấy xuất khẩu vẫn đóng góp làm cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên vẫn còn hạn chế tại Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh tác động đến IPGt, cú sốc của xuất khẩu gần như không tác động đến lạm phát trong giai đoạn đầu khoản 2 tháng, sau đó tác động xuất khẩu tăng làm cho lạm phát giảm, tuy nhiên giảm rất thấp, mức giảm cáo nhất là -0.06% vào tháng thứ 4. Từ tháng thứ 4 trở đi, lạm phát gia tăng chậm trở lại và đến tháng thứ 7, lạm phát đã tăng với mức dương. Phát hiện này cho thấy không có sự tác động ổn định từ xuất khẩu lên lạm phát, điều này cho thấy rằng diễn biến lạm phát tại Việt Nam khá phức tạp trong thời gian qua. Xuất khẩu mặc dù có tác động đến tăng trưởng, nhựng lại tác động yếu đến lạm phát. Phát hiện này có sự khác biệt với Phạm Thị Tuyết Trinh (2013) trong ngắn hạn khoản 2 tháng đầu.
Phản ứng của tăng trưởng xuất khẩu (MXGt) và nhập khẩu (MIGt) trước cú sốc của tỷ giá (EXUt)
Tỷ giá và xuất nhập khẩu có mối liên quan đến yếu tố ngoại thương do tỷ giá phản ánh giá trị của đồng ngoại tệ thông qua đồng nội tệ. Do vậy mà giá trị xuất nhập khẩu tính
bằng đồng nội tệ chịu tác động khi tỷ giá thay đổi. Trong phạm vi của đề tài, đề tài kiểm định xem cú sốc của tỷ giá tác động như thế nào đến xuất nhập khẩu
Hình 4.18: Phản ứng của MIGt và MXGt trước cú sốc của EXUt
-.025 -.020 -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of MIG_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
-.015 -.010 -.005 .000 .005 .010
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of MXG_SA to Cholesky One S.D. LNEXU_SA Innovation
Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả tại hình 4.18 cho ta thấy khi tỷ giá tăng 1% làm cho nhập khẩu giảm chậm trong 2 tháng đầu và đạt mức giảm cao nhất là – 0.21% vào tháng thứ 2, sau đó tăng lên và đạt mức tăng dương là 0.09% vào tháng thứ 3 và ổn định được 1 tháng. Nhập khẩu bắt đầu giảm từ tháng thứ 5 trở đi và đạt mức giảm cao nhất vào tháng thứ 12 là – 0.106%, sau đó tăng trở lại. Phát hiện này cho thấy nhập khẩu rất nhạy cảm trước cú sốc của tỷ giá, tuy nhiên không ổn định trong ngắn hạn, phản ứng rất ngắn trước cú sốc của tỷ giá. Qua đây ta thấy tăng tỷ giá để hạn chế nhập khẩu không có tác dụng trong dài hạn.
Đối với xuất khẩu, phản ứng của xuất khẩu trước cú sốc của tỷ giá khá nhanh và mạnh, tuy nhiên rất ngắn. Cụ thể khi tỷ giá tăng 1%, xuất khẩu giảm nhanh và mạnh nhất vào tháng 2 là - 0.55%, sau đó không còn tác động sốc của tỷ giá nữa nên làm cho xuất khẩu tăng trở lại. Quá trình tăng trở lại kéo dài đến tháng thứ 9 và đạt mức giảm so với ban đầu là – 0.04%, sau đó giảm nhẹ kéo dài đến tháng thứ 16 đạt mức giảm so với ban đầu là - 0.26%, xuất khẩu tăng trở lại từ tháng thứ 17 trở về sau. Kết quả này cho thấy tỷ giá cũng chỉ tác động đến xuất khẩu mạnh trong ngắn hạn, trong dài hạn vẫn có tác động nhưng ở mức thấp.
Như vậy điều hành chính sách tiền tệ thông qua tỷ giá có tác động đến xuất nhập khẩu với tác động khác nhau. Tuy nhiên do nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, tỷ giá
có nhiều giai đoạn điều hành mang tính chất hành chính do vậy mà tác động đến xuất nhập khẩu chưa tuân theo quy luật của thị trường. Hơn nữa do Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, nên tự do cạnh tranh hàng hóa trong và ngoài nước chưa cao, bên cạnh đó hàng hóa nhập khẩu do nhiều tập đoàn là công ty nhà nước nên ít chịu tác động bởi tỷ giá. Xuất khẩu chưa đạt mức cao, hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhận gia công… do vậy mà trong dài hạn xuất khẩu lại ít tác động bởi thay đổi tỷ giá.