Phát triển lành mạnh và ổn định thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 196 - 200)

CHƯƠNG 5: GỢI Ý GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CSTT TỆ TẠI VIỆT NAM

5.4 GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

5.4.6 Phát triển lành mạnh và ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính đóng vai trò rất quan trong trong việc phát triển và cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ thị trường đi đúng hướng, bền vững và an toàn. Một khi thị trường tài chính không lành mạnh thì rất khó để nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Để làm được điều này thì chính sách vĩ mô liên quan đến môi trường pháp lý phải phù hợp và phát triển theo xu hướng của thị trường và thế giới.

Để thị trường tài chính phát triển thì hàng hóa trên thị trường phải đa dạng và đủ lớn, từ đó mới có thể thu hút nhiều chủ thể tham gia. Khi thị trường có nhiều chủ thể tham gia mà đặc biệt là những nhà đầu tư thì hàng hóa trên thị trường sẽ có tính thanh khoản cao hơn, do vậy hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Để làm được điều này thì hàng hóa cần phải đa dạng như phát triển thêm các loại trái phiếu như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ. Phát triển nhanh các sản phầm phái sinh như hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn bằng việc hình thành sàn giao dịch giao sau, sàn giao dịch quyền chọn bên cạnh sàn giao dịch chứng khoán.

5.4.7 Nâng cao hiệu quả về mặt thông tin trong điều hành chính sách tín dụng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng tư nhân phản ứng trước cú sốc của lãi suất rất rõ ràng, điều này cho thấy tính chưa hiệu quả về mặt thông tin trong điều hành chính sách lãi suất trong mối quan hệ với tín dụng. Việc thay đổi lãi suất đột ngột, không báo trước góp tác động không tốt đến hoạt tín dụng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy việc điều hành lãi suất trong mối quan hệ với tín dụng cần phải cảnh báo hoặc cung cấp đầy đủ thông tin. Khi NHNN muốn thay đổi lãi suất cần phải đưa ra thông báo trước một thời gian cụ thể để giúp cho các Doanh nghiệp kịp phản ứng, tránh trường hợp tác động sốc gây hậu quả đến nền kinh tế.

Vẫn biết nền kinh tế Việt Nam là nên kinh tế mới nổi, tính không hiệu quả về mặt thông tin trên thị trường vốn cũng như thị trường khác. Nhưng tương lai, NHNN cần phải có

giải pháp để dự báo tốt các hoạt động của nền kinh tế từ đó đưa ra chiến lược điều hành chính sách tiền tệ theo lãi suất mục tiêu, hướng đến minh bạch thông tin để giúp cho các loại giá cả trong đó có lãi suất trung gian đã phản ảnh đầy đủ thông tin trong đó. Từ đó một sự thay đổi lãi suất chính sách điều đã được các tổ chức, cá nhân dự báo trước, do vậy không gây tổn hại đến nền kinh tế và tiến đến góp phần ổn định và phát triển bền vững.

5.5 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai chính sách rất quan trong trong điều hành kinh tế vĩ mô của quốc gia. Hai chính sách này có cùng mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát và tạo công ăn việc làm. Chính sách tiền tệ được thực thi hiệu quả cần có sự kết hợp với chính sách tài khóa.

Để nền kinh tế phát triển và chính sách tiền tệ thực thi hiệu quả thì chính sách tài khóa phải

- Bộ Tài chính và NHNN và cần có sự phối hợp trong việc xác định mục tiêu vĩ mô ưu tiên trong từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung cho mục tiêu đó. Trong thời gian tới, Chính phủ nên xem xét đến việc chuyển đổi khung mục tiêu chính sách theo hướng thực hiện chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt - mục tiêu lạm phát linh hoạt nhằm hướng hai chính sách vào mục tiêu chung. Theo đuổi chính sách này, cả NHNN và Bộ Tài chính sẽ cùng tham gia xác định khung mục tiêu chính sách cho giai đoạn trung hạn, tạo thế chủ động và linh hoạt trong quá trình phối hợp để đạt mục tiêu. Mặt khác, chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt cho phép quan tâm cả mục tiêu kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng thông qua chỉ số độ lệch sản lượng. Ðiều chỉnh này rất tương thích với việc lựa chọn mục tiêu của các nước đang phát triển như Việt Nam. Chủ trương cũng như sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô của Chính phủ trong thời gian qua là dấu hiệu quan trọng cho phép triển khai chính sách mục tiêu lạm phát linh hoạt ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Bộ Tài chính và NHNN cần tiếp tục chi tiết hóa thêm các nội dung ưu tiên triển khai trong quá trình điều hành. Theo đó, nên xây dựng các phương án phối hợp cụ thể, bám sát

các diễn biến khác nhau của tình hình vĩ mô. Cũng cần khắc phục tình trạng phần nhiều nội dung phối hợp điều hành mới chỉ dừng lại ở cấp Trung ương mà chưa sâu rộng đến cấp địa phương. Nội dung phối hợp nên được cụ thể hóa bằng các quy chế, quy định mạch lạc, khả thi giữa hai ngành tài chính và ngân hàng. Đặc biệt, hai bên cần thường xuyên trao đổi trước thời điểm mỗi ngành bắt đầu triển khai các chính sách mới có khả năng tác động qua lại lẫn nhau. Việc phối hợp chặt chẽ như vậy mới tạo thuận lợi cho tính toán tổng thể, kỹ lưỡng các giải pháp triển khai, sao cho khi thực hiện CSTT phải đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực lên CSTK và ngược lại.

- Tăng cường và hoàn thiện việc thu thập, phân tích, trao đổi thông tin để việc thông qua và thực hiện các CSTK, CSTT được chuẩn xác, phù hợp với tình hình thực tế. Để ổn định thị trường tiền tệ, CSTK và CSTT cần được thực hiện theo hướng ổn định lãi suất, ổn định thanh khoản của hệ thống tài chính, phát triển các phân khúc của thị trường tài chính và phối hợp cung cấp thông tin.

- Tăng cường sự phối hợp để thực hiện huy động nguồn bù đắp bội chi ngân sách, cũng như việc huy động trái phiếu chính phủ cho các công trình giao thông, thủy lợi trong thời gian tới, nhất là thời hạn huy động, hình thức, lãi suất và thời điểm huy động thông qua hình thức trao đổi, lấy ý kiến, để tránh diễn biến không có lợi trên thị trường tiền tệ, tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.

- Trong bối cảnh kinh tế những năm tới được dự báo còn tiếp tục khó khăn, sẽ tác động không thuận đến thu ngân sách. Để đảm bảo duy trì các khoản chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển không bị hụt lớn, đáp ứng mục tiêu tăng tưởng GDP cao, đòi hỏi không thể cắt giảm mạnh chi ngân sách. Trong bối cảnh đó, CSTT sẽ phải hỗ trợ CSTK nhiều hơn, nhằm đảm bảo cân đối thu - chi hợp lý cho nền kinh tế. Theo đó, CSTT cần tính đến phương án ứng vốn cho nền kinh tế trong những thời điểm cụ thể, để phần nào bù đắp nguy cơ hụt thu ngân sách. NHNN nên linh hoạt sử dụng các công cụ điều hành, để hướng khả năng dồi dào thanh khoản của hệ thống ngân hàng vào tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu trái phiếu Chính phủ.

5.6 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Hạn chế của đề tài: Mặc dù đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên vần còn hạn chế trong nghiên cứu.

Hạn chế thứ nhất là dữ liệu trong nghiên cứu. Việc thu thập số liệu vĩ mô gặp nhiều khó khăn, nhất là biến tăng trưởng kinh tế và biến tăng trưởng tín dụng toàn bộ nền kinh tế.

Số liệu theo cục thống kê của Việt Nam và các trang thống kê trên thế giới chỉ cung cấp theo năm. Trong khi tác động của chính sách là thường xuyên và liên tục, nên dữ liệu theo năm rất khó để đánh giá tác động từ các biến số vĩ mô. Do vậy trong mô hình tác giả không sử dụng biến tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế mà thay vào đó là tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp và tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân.

Hạn chế thứ hai là đề tài chưa phân tích riêng biệt về truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh giá cả tài sản. Chỉ mới dừng ở chỉ số giá chứng khoán đại diện cho giá cả tài sản tài chính chứ chưa phân tích về các loại giá như giá bất động sản, giá vàng, giá cả sản xuất công nghiệp lẫn nông nghiệp…

Hạn chế thứ ba là bài viết chưa nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua các loại lãi suất bán lẽ, tín dụng ngân hàng đối với hệ thống NHTM Việt Nam, tín dụng thương mại quốc tế, tín dụng doanh nghiệp nước ngoài, tín dụng ngân sách nhà nước.

Hướng nghiên cứu tiếp theo là lựa chọn đầy đủ các biến vĩ mô trong nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất. Phân tích cơ chế truyền dẫn thông qua kênh giá cả của các loại tài sản. Có thể kết hợp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian liên quan đến các biến vĩ mô và dữ liệu bảng trong phân tích vi mô của các ngân hàng nhằm đưa ra những kết luận tin cậy nhất về lãi suất, tăng trưởng tín dụng và tác động của tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và việc làm.

Một phần của tài liệu Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 196 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)