CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.3.3. Đặc điểm môi trường vận hành hệ thống tài chính
Mức độ cạnh tranh kém của hệ thống Ngân hàng làm giảm phản ứng của các ngân hàng đối với sự điều chỉnh lãi suất của NHTW, và do đó có thể làm giảm hiệu lực cơ chế truyền dẫn lãi suất. Thật vậy, lãi suất kinh doanh của các ngân hàng phản ứng với sự thay đổi lãi suất điều hành của NHTW phụ thuộc vào chi phí điều chỉnh phát sinh của các ngân hàng mà những chi phí này lại phụ thuộc vào độ co dãn của nhu cầu vay vốn ngân hàng. Độ co dãn của nhu cầu vay vốn ngân hàng lại chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc của hệ thống tài chính. Theo nghiên cứu của Cotarelli và Korelis (1994), De Bondt (2002) độ co giãn của nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ thấp hơn khi hệ thống ngân hàng có mức độ cạnh tranh kém hơn. Và do đó, khi các ngân hàng có sức mạnh thị trường đáng kể, sự thay đổi lãi suất điều hành của NHTW (và thay đổi đối với chi phí vốn của các ngân hàng) có thể ảnh hưởng tới chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng hơn là mặt bằng lãi suất thị trường. Khi NHTW giảm lãi suất điều hành, phản ứng của các ngân hàng trong điều kiện hệ thống ngân hàng có mức cạnh tranh thấp là duy trì lãi suất cho vay cố định và giảm lãi suất huy động, từ đó tăng lợi nhuận ngân hàng (Mishra, Montiel, và Splimbergo, 2010; và Dabla-Norris, et al, 2007). Ngƣợc lại, mức độ cạnh tranh cao trong hệ thống ngân hàng sẽ làm mức lãi suất tiền gửi, tiền vay phản ứng nhanh chóng với những động thái trong điều hành CSTT của NHTW.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có thể được đo lường thông qua cách tiếp cận truyền thống ở dạng tĩnh (static approach) dựa trên lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển hoặc tiếp cận ở dạng động (dynamic approach) dựa trên lý thuyết của trường phái Áo.
Phương pháp tiếp cận để đo lường sức mạnh thị trường theo cách tiếp cận truyền thống đƣợc biết đến nhiều nhất là chỉ số H, đƣợc Panzar và Rosse (1987) đề
xuất. Chỉ số H đo lường tổng của độ co giãn của sự sụt giảm các khoản thu đối với giá đầu vào. Về nguyên tắc, chỉ số thống kê H này dao động từ -∞ đến 1. H có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 0 có nghĩa thị trường là độc quyền hoặc có sự thông đồng hoàn hảo. H nhận giá trị giữa 0 và 1 chứng tỏ thị trường có độc quyền nhóm hay độc quyền của đối thủ cạnh tranh. H bằng 1 thể hiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Bên cạnh chỉ số H, chỉ số Lerner đƣợc xác định bởi tỷ lệ giữa chênh lệch của giá trung bình đầu ra của ngân hàng so với chi phí biên (margin cost) với giá trung bình đầu ra của ngân hàng cũng đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Tỷ lệ này bằng 0 cho thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo (giá trung bình đầu ra bằng chi phí biên) và bằng 1 cho thấy độc quyền tồn tại. Ƣu điểm của chỉ số Lerner là nó không chỉ đo lường sức mạnh thị trường của hệ thống ngân hàng mà còn cho phép phân tích sức mạnh thị trường theo từng nhóm ngân hàng phân chia theo tiêu chí tính chất sở hữu, quy mô, …
Phương pháp tiếp cận đo lường sức mạnh thị trường theo cách tiếp cận mới được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng là chỉ số Boone. Chỉ số này được đo lường trong mô hình cạnh tranh với công thức:
( ) Trong đó:
- : là lợi nhuận của ngân hàng i vào năm t - : là chi phí biên của ngân hàng i vào năm t - : chỉ số Boone
Boone có giá trị âm tức ngân hàng có chi phí biên càng cao, lợi nhuận càng thấp. Giá trị tuyệt đối của Boone càng lớn, cạnh tranh giữa các ngân hàng càng mạnh. Ưu điểm của đo lường cạnh tranh theo phương pháp này là có thể nắm bắt đƣợc sự thay đổi của cạnh tranh theo thời gian.
1.3.3.2. Mức độ phân cách giữa các bộ phận của hệ thống tài chính
Trong điều kiện thị trường tài chính thống nhất, sự biến đổi của mức lãi suất ngắn hạn sẽ chuyển tải ảnh hưởng của nó tới các mức lãi suất trung dài hạn theo cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (đường cong lãi suất dịch chuyển song song). Nói cách khác khả năng phản ứng của các mức lãi suất dài hạn hơn đối với sự biến động của lãi
suất ngắn hạn diễn ra một cách nhanh chóng và đƣợc giải thích bằng lý thuyết phần thưởng tính lỏng mà theo đó, mức lãi suất dài hạn int là trung bình cộng của các mức lãi suất ngắn hạn kỳ vọng có tính đến phần bù tính lỏng lnt
nt n
t t
t t
nt l
n i i
i
i i
1 2 ... 1
Trong đó: it, it+1, … là các mức lãi suất ngắn hạn dự tính, lnt là phần bù kỳ hạn nhằm bù đắp rủi ro liên quan đến thời hạn của các công cụ nợ. Thời hạn các công cụ nợ càng dài, lnt càng lớn. Sự biến động của mức lãi suất dài hạn int phụ thuộc vào những dự tính về mức lãi suất ngắn hạn trong tương lai hay kỳ vọng của thị trường mà những kỳ vọng này bị chi phối bởi biến động của lãi suất ngắn hạn hiện tại dưới tác động của NHTW và kỳ vọng của thị trường đối với hành vi của NHTW. Điều này xảy ra trong một thị trường tài chính thống nhất, các công cụ nợ với thời hạn khác nhau có thể thay thế cho nhau đƣợc.
Tuy nhiên, khi các bộ phận của hệ thống này không đảm bảo tính thống nhất, có sự phân cách, các mức lãi suất được quyết định bởi cung cầu của từng thị phần kỳ hạn và do đó, sự biến đổi lãi suất ngắn hạn do những thay đổi trong điều hành CSTT của NHTW sẽ được chuyển tải ảnh hưởng tới các mức lãi suất trung và dài hạn một cách rất hạn chế. Thay vì làm dịch chuyển cả đường cong lãi suất, sự thay đổi này chỉ làm thay đổi vị trí đầu của đường cong lãi suất.
Nhƣ vậy để cơ chế điều hành lãi suất của NHTW có hiệu lực, điều kiện tiên quyết là cần tạo tính thống nhất và cạnh tranh trong thị trường tài chính, đảm bảo sự biến động của lãi suất phản ánh chính xác các quan hệ cung cầu vốn và trở nên nhạy cảm với những tác động lãi suất điều hành của NHTW.
1.3.3.3. Sự phát triển của hệ thống tài chính
Năm chức năng chính của hệ thống tài chính là: (i) cung cấp thông tin về các lựa chọn đầu tƣ và phân bổ vốn; (ii) giám sát đầu tƣ và quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính; (iii) tạo điều kiện cho việc mua bán, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (iv) huy động và thúc đẩy tiết kiệm; và (v) giúp sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ trở lên dễ dàng hơn. Vì vậy sự phát triển khu vực tài chính đƣợc định nghĩa khi công cụ tài chính, thị trường tài chính, và các trung gian tài chính làm giảm bớt những ảnh hưởng của chi phí thông tin, chi phí thực hiện hợp đồng, và chi phí giao
dịch, do đó thực hiện tốt hơn việc cung cấp các chức năng quan trọng hệ thống tài chính. Sự phát triển của hệ thống tài chính làm tăng cường hiệu lực cơ chế truyền dẫn tác động của CSTT qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, khi thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng phát triển, sự lan truyền từ các lãi suất điều hành của NHTW đến lãi suất liên ngân hàng gia tăng - đây là bước đầu tiên trong cơ chế dẫn truyền lãi suất, và do đó lan truyền từ lãi suất điều hành đến lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đƣợc cải thiện (Yang, Davies, Wang, Dunn, và Wu, 2011).
Thứ hai, khi thị trường tài chính mỏng và kém phát triển đáp ứng lại việc tăng cung ứng tiền hoặc giảm lãi suất của NHTW, các NHTM lại tăng lượng dự trữ dư thừa hoặc tăng trích lập dự phòng, điều này làm giảm tính linh hoạt, sự phát triển tính sôi động của thị trường liên ngân hàng. Và do đó làm giảm hiệu lực kênh lãi suất (IMF, 2010). Ngoài ra việc nắm giữ nhiều khoản cho vay xấu trên bảng cân đối tài sản có thể dẫn đến hiệu ứng “chèn lấn” các khoản vay mới và hạn chế ảnh hưởng của chính sách giảm lãi suất mà NHTW đưa ra.
Thứ ba, khi hệ thống ngân hàng và nền kinh tế còn yếu, lo ngại rủi ro và chi phí thông tin tăng có thể khiến các ngân hàng không muốn cho vay (Archer và Turner, 2006). Trong trường hợp này, sự hạn chế tín dụng tăng lên và sự không co dãn trong nhu cầu vay vốn tăng khiến sự lan truyền lãi suất trở lên kém hiệu quả.
Thứ tư, sự phát triển của thị trường vốn tạo nhiều nguồn vốn thay thế, làm tăng tính co dãn của nhu cầu vay vốn ngân hàng, và do đó làm tăng cường cơ chế truyền dẫn lãi suất (Cotarelli, et al., 1994). Ngoài ra, thị trường vốn trong nước phát triển hơn, bao gồm cả thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chính phủ và chứng khoán nội tệ dài hạn cũng tăng cường tính hiệu lực của cơ chế lan truyễn lãi suất vì nó có thể khuyến khích làm giảm hiện tƣợng đô la hóa (Leiderman et al., 2006).
Trên thực tế rất khó để đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính vì nó là một khái niệm rộng. Các nghiên cứu cho đến nay thường sử dụng các chỉ số định lƣợng tiêu chuẩn có sẵn theo chuỗi thời gian dài nhƣ tỷ lệ tín dụng cho khu vực tƣ nhân trên GDP, tỷ lệ tổng tài sản của tổ chức tài chính trên GDP, tỷ lệ tiền gửi trên GDP, …. Các tỷ lệ này càng lớn tức hệ thống tài chính càng phát triển. Tuy nhiên các tỷ lệ này không phản ánh đƣợc tất cả các khía cạnh của hệ thống tài chính. Vì
vậy Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một khuôn khổ tương đối đơn giản nhưng toàn diện để đo lường sự phát triển tài chính. Khuôn khổ này xác định một bộ 4 biến số đặc trƣng cho một hệ thống tài chính hoạt động tốt, bao gồm: độ sâu tài chính, khả năng truy cập, tính hiệu quả và tính ổn định. Bốn biến số này sau đó đƣợc sử dụng để đo cho hai thành phần chính trong lĩnh vực tài chính là các tổ chức tài chính và thị trường tài chính.
1.3.3.4. Mức độ can thiệp hành chính của các chủ thể điều tiết vào thị trường tài chính
Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ thường phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp nhƣ: qui định hạn mức tín dụng mà hệ thống ngân hàng có thể cung ứng cho nền kinh tế; ấn định lãi suất kinh doanh của hệ thống ngân hàng (trần/sàn lãi suất huy động, cho vay); các khoản tín dụng ưu đãi,… Về tổng quát, kiểm soát lãi suất dường như được áp đặt với mục đích khuyến khích đầu tƣ. Lãi suất cho vay đƣợc giữ ở mức thấp (khi áp dụng trần lãi suất cho vay) đƣợc cho rằng sẽ gia tăng số lƣợng các dự án có giá trị hiện tại ròng dương khi được chiết khấu ở mức lãi suất đi vay, và do đó sẽ gia tăng tỉ lệ đầu tƣ. Áp dụng trần lãi suất tiền gửi đƣợc cho là tạo ra tác động trên một cách gián tiếp khi các ngân hàng có nguồn vốn rẻ cũng sẽ cho vay với lãi suất thấp. Tuy nhiên, lập luận này dựa trên cơ sở giả định rằng luôn có đủ vốn từ những người tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ, cho dù có trần lãi suất (trực tiếp hay gián tiếp) đối với tiền gửi. Trên thực tế nếu cung tiết kiệm và cầu vốn đầu tƣ đều phụ thuộc vào lãi suất thực, tác động có thể tăng cầu vốn cao hơn mức cân bằng, và đẩy cung vốn xuống dưới mức cân bằng. Hình 1.9 minh họa hàm tiết kiệm (S) và đầu tƣ (I), cả hai đều đƣợc quyết định bởi lãi suất thực (r). Để thuận tiện, lãi suất thực minh họa là dương, nhưng tác động của trần lãi suất thường khiến chúng trở nên âm. Khi không có kiểm soát lãi suất, thị trường ở trạng thái cân bằng e, với Ie = Se và re là lãi suất cân bằng thị trường. Nếu chính phủ cố định lãi suất tiền gửi thấp hơn re, chẳng hạn ở mức rc, khi đó lƣợng tiền tiết kiệm gửi vào các tổ chức tài chính sẽ giảm xuống Sc. Do đó lƣợng vốn sẵn có cho đầu tƣ là Ic,và lãi suất cho vay để cân bằng thị trường là ri. Tác động của việc kiểm soát là hạ thấp cả tiết kiệm lẫn đầu tƣ bằng một lƣợng (Ie – Ic). Do đầu tƣ là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ
tăng trưởng, nên tác động của lãi suất bị kiểm soát là hạn chế tốc độ tăng trưởng.
Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và đi vay, ri – rc, sẽ mang lại cho các trung gian tài chính lợi nhuận cao hơn, mặc dù khối lƣợng cho vay của họ sẽ thấp hơn khi ở trạng thái cân bằng. Ngoài ra nếu lãi suất cho vay đƣợc kiểm soát ở mức rl, thấp hơn ri, khi đó các trung gian tài chính sẽ không có đủ tiền gửi để đáp ứng cầu đi vay ở mức lãi suất rl. Cầu đi vay để đầu tƣ sẽ là Il và sẽ là mức cầu không đƣợc thỏa mãn (Il-Ic).
Trường hợp cực đoan là lãi suất cho vay được cố định sao cho bằng với suất đi vay, rc (hay, thực tế, hơi cao hơn nhằm bù đắp các chi phí quản lý của ngân hàng). Trong những tình huống này, cầu vốn đầu tƣ không đƣợc thỏa mãn sẽ là Id – Ic. Với suất cho vay bị kiểm soát, các trung gian tài chính phải định mức tín dụng bằng những phương tiện khác ngoài lãi suất. Do đó họ có khuynh hướng ưu ái những người đi vay có độ an toàn cao hay với uy tín đã đƣợc thiết lập, đây có thể là những dự án có vốn, công nghệ, hay quản lý nước ngoài. Thứ hai, các tổ chức này sẽ thiên về những dự án có rủi ro thấp, với suất sinh lợi tương đối thấp, vì họ không thể tính một khoản phí rủi ro nhằm bù lại rủi ro của dự án. Kết quả là các dự án có suất sinh lợi cao hơn, rủi ro cao hơn và các dự án đƣợc các doanh nghiệp trẻ (và có khả năng sáng tạo trong kinh doanh hơn) đề ra sẽ khát vốn. Tóm lại, yếu tố vốn mạo hiểm của việc tài trợ có thể đã biến mất và chất lƣợng chung trong đầu tƣ có thể đã bị giảm, số lƣợng cũng vậy.
Hình 1.7: Ảnh hưởng của lãi suất đến tiết kiệm và đầu tư
Như vậy có thể thấy sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào lãi suất này sẽ ảnh hưởng tới cơ chế hình thành giá, khối lượng và sự phân bổ tín dụng, từ đó làm giảm hiệu lực cơ chế tác động bằng lãi suất.
1.3.3.5. Chất lượng điều hành hệ thống pháp lý
Chất lƣợng quản lý điều hành thể chế phản ánh nhận thức về khả năng của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định hợp lý, đáng tin cậy nhằm cho phép và khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển. Những điểm yếu về thể chế có xu hướng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi so với các nước phát triển, bao gồm hiệu quả của chính phủ, chất lƣợng cơ quan giám sát, các quy định của pháp luật, và kiểm soát tham nhũng.
Chất lượng của hệ thống thể chế có thể ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT do nó tác động đến hoạt động của các tác nhân tham gia vào nền kinh tế vĩ mô. Những tác nhân chủ yếu là các ngân hàng, các nhà đầu tƣ. Với cùng một động thái chính sách, các ngân hàng và nhà đầu tƣ sẽ có phản ứng theo những cách khác nhau tùy thuộc sự hạn chế của môi trường thể chế, và do đó ảnh hưởng đến hiệu lực điều hành chính sách. Ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến hiệu lực tác động CSTT qua kênh lãi suất cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, chất lượng điều hành hệ thống pháp lý yếu kém ảnh hưởng đến hiệu lực cơ chế lan truyền lãi suất vì chúng gây ra các vấn đề thông tin bất cân xứng và tăng chi phí của việc thực hiện hợp đồng, do đó làm tăng chi phí của các trung gian tài chính (Mishra, et al., 2010). Thật vậy, theo trình tự ảnh hưởng của kênh lãi suất, sự gia tăng lãi suất điều hành của NHTW sẽ có tác động lan truyền và ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, và sau đó đến sản lượng và mức giá cả thực tế. Ngân hàng và các chủ thể kinh tế (nhà đầu tƣ) tham gia vào quá trình này sẽ hành động theo sự hạn chế hay khuyến khích đƣợc đƣa ra bởi hành lang pháp lý này. Sự gia tăng lãi suất sẽ làm tăng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tín dụng ở cả các quốc gia có chất lượng điều hành hệ thống pháp lý kém và các quốc gia có chất lƣợng điều hành hệ thống pháp lý tốt, tuy nhiên vấn đề này trở lên trầm trọng hơn ở các quốc gia có chất lƣợng điều hành hệ thống pháp lý kém do việc thực thi các hợp đồng kém hơn. Kết quả là các ngân hàng tại các quốc gia này sẽ hạn chế việc cung ứng tín dụng hoặc tăng lãi suất nhiều hơn so với dự