Hoàn thiện khung điều hành chính sách tiền tệ theo lãi suất

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 151 - 165)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI SUẤT

3.2.1. Hoàn thiện khung điều hành chính sách tiền tệ theo lãi suất

Để kênh truyền dẫn tác động CSTT qua lãi suất có hiệu quả, yêu cầu tiên quyết là NHNN cần xây dựng và hoàn thiện khung điều hành CSTT theo lãi suất mà ở đó NHNN có thể kiểm soát lãi suất thị trường một cách chủ động theo đúng thông lệ quốc tế. Các giả pháp cụ thể bao gồm:

3.2.1.1. Dần hạn chế các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, tiến tới tự do hóa lãi suất

Tự do hóa lãi suất là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả cơ chế điều hành về giá. Tuy nhiên tự do hóa lãi suất cũng ẩn chứa những rủi ro

nhất định nên để quá trình tự do hóa lãi suất đạt hiệu quả tốt nhất, NHNN cần quan tâm xem xét các khía cạnh:

Thứ nhất, tự do hóa lãi suất cần đi liền với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp. Thực tế kinh nghiệm ở Mỹ trong những năm 1980, nguyên tắc lãi suất cho vay cố định được nới lỏng, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh và sau đó là sự sụp đổ của nhiều các tổ chức huy động tiết kiệm và cho vay.

Theo chương trình của IMF, Hàn Quốc bỏ mức giá trần vào năm 1998. Việc Chính phủ dỡ bỏ các hạn chế về lãi suất làm cho lãi suất trên thị trường Hàn Quốc tăng lên và do đó, gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp Hàn Quốc càng ngày càng lớn. Sau khi Hàn Quốc chấp nhận khoản vay của IMF, lãi suất trên thị trường Hàn Quốc tăng 30%/năm đã làm cho một số chaebol phá sản, Chính phủ buộc phải tái cơ cấu các NHTM trước rồi mới tái cơ cấu các doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy tự do hóa lãi suất sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh giữa các TCTD tăng lên và điều này thường đem lại hiệu ứng tiêu cực hơn là tích cực khi hệ thống TCTD Việt Nam hiện nay còn yếu kém và chủ yếu cạnh tranh thông qua lãi suất thay vì cạnh tranh thông qua chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp cùng với khả năng tăng mức chấp nhận rủi ro của các ngân hàng khi trần lãi suất đƣợc dỡ bỏ sẽ tạo những hệ lụy không tránh khỏi sau này.

Thứ hai, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đặc biệt khẩn trương triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro. Thực tiễn tự do hóa lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2002-2006 và tại một số quốc gia cho thấy việc tự do hóa lãi suất thường dẫn tới chạy đua lãi suất thời điểm đầu và tăng trưởng tín dụng quá mức, gây hậu quả bất ổn cho nền kinh tế. Ví dụ như thời điểm năm 2002, chỉ trong vòng 1 tháng sau khi NHNN tuyên bố áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, Ngân hàng Ngoại thương đã liên tục tăng lãi suất huy động VND. Vào ngày 10/7/2002, ngân hàng này công bố, mức lãi suất tiết kiệm tiền đồng Việt Nam đƣợc tăng lên cao nhất trong số các ngân hàng quốc doanh và cao hơn nhiều ngân hàng cổ phần (3 tháng là 0,6%/tháng; 6 tháng 0,65%; 12 tháng 0,67%).

Kế hoạch huy động kỳ phiếu với lãi suất cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng được VCB công bố trước đó cũng khiến các đối thủ cạnh tranh thực sự choáng váng. Cho đến ngày 29/7, VCB bắt đầu tung ra loại kỳ phiếu 3 kỳ hạn (6, 9 và 12

tháng) này với mức lãi suất lần lƣợt là 0,67%, 0,69% và 0,7%/tháng. Với bối cảnh tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế ở mức rất thấp như hiện nay, khi NHNN và Chính phủ đang có các biện pháp nới lỏng các rào cản từ việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp thì đi liền với tự do hóa lãi suất, NHNN cần thực hiện tốt vai trò giám sát diễn biến tín dụng trên thị trường và có các biện pháp can thiệp kịp thời để bảo đảm mục tiêu ổn định vĩ mô luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

Thứ ba, NHNN cần quan tâm tới trình tự và đối tƣợng tự do hóa lãi suất.

Kinh nghiệm của các quốc gia đƣợc đánh giá thành công về tự do hóa lãi suất đã chỉ ra rằng lãi suất bán buôn sẽ được tự do trước, sau đó là đến lãi suất cho vay, và cuối cùng là lãi suất huy động nhằm bảo đảm mức độ lợi nhuận cho hệ thống TCTD cũng nhƣ cho phép các chủ thể trong nền kinh tế dần thích nghi với cơ chế lãi suất mới. Thực tế NHNN đã thực hiện tự do hóa lãi suất lần lượt theo hướng này. Lãi suất thị trường LNH được hình thành trên cơ sở cung-cầu VKD của hệ thống, dần dần gỡ bỏ trần lãi suất cho vay của hệ thống TCTD và trần lãi suất huy động đối với khoản vốn huy động có kỳ hạn dài. Hiện tại NHNN chỉ còn áp dụng trần lãi suất tiền gửi đối với khoản tiền có kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống và trần lãi suất cho vay 5 đối tƣợng ƣu tiên. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng vốn huy động mất ổn định khi thực hiện bỏ hoàn toàn trần lãi suất huy động, ngoài việc quan tâm đến kỳ hạn, NHNN cần quan tâm đến đối tượng gửi tiền. NHNN có thể ưu tiên thực hiện trước việc tự do hóa lãi suất đối với các khoản tiền gửi của các khách hàng lớn, của hệ thống các doanh nghiệp trước khi áp dụng đối với các khoản tiền gửi của cá nhân.

Giải pháp này hoàn toàn hợp lý trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp với tiền nhàn rỗi lớn gần nhƣ chỉ có giải pháp gửi tiền vào hệ thống TCTD.

Thứ tư, cần giảm dần tỷ trọng tín dụng hỗ trợ lãi suất. Với cấu trúc thị trường hiện nay, còn có một đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả của tự do hóa lãi suất, đó là thị phần tín dụng áp dụng mức lãi suất điều hành là không nhỏ.

Ngoài các khoản vay áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất trong thời gian qua, thì cũng có không ít các dự án, các lĩnh vực sản xuất đƣợc áp dụng lãi suất ƣu đãi đƣợc thực hiện thông qua Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, các dự án đầu tƣ phát triển đƣợc sử dụng các nguồn vốn ƣu đãi ODA khác nữa... Các chính sách

ƣu đãi này là cần thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế hiện nay, nhƣng ở chừng mực nào đó nó làm giảm hiệu quả của chính sách tự do hóa lãi suất, vì khi đó lãi suất hình thành trên thị trường chưa phản ánh đúng cung cầu vốn nên việc phân bổ nguồn vốn qua công cụ lãi suất cũng bị méo mó.

Thứ năm, tự do hóa lãi suất đƣợc phối hợp chặt chẽ với điều hành tỷ giá, quản lý thị trường ngoại tệ và quản lý thị trường vàng; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động mạnh của các luồng vốn nước ngoài và sự dịch chuyển từ kênh tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ.

3.2.1.2. NHNN cần xác định mục tiêu lãi suất và hệ thống mục tiêu trung gian nhất quán

Thứ nhất, lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động của CSTT. Việc lựa chọn cơ chế điều chỉnh về giá và lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động của CSTT tại Việt Nam dựa trên các căn cứ sau:

Một là, mức độ chi phối của MB vào các mục tiêu trung gian ngày càng giảm bởi sự biến động của các chỉ tiêu khối lượng M1, M2 bị ảnh hưởng bởi mạnh bởi các quyết định phi tiền tệ. Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính đang kéo theo sự di chuyển vốn giữa các quốc gia khiến cho việc kiểm soát khối tiền truyền thống bao gồm các khoản mục trên bảng cân đối tiền tệ toàn ngành thực sự không còn hiệu lực.

Hai là, theo kết quả phân tích định tính và định lƣợng cho thấy lãi suất LNH qua đêm có phản ứng cùng chiều và tương đối nhạy cảm với sự thay đổi các lãi suất chỉ đạo (lãi suất TCV và lãi suất TCK của NHNN). Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động ổn định, phần nào thể hiện vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính. Trước hết, với sự ra đời của các quy định, văn bản hướng dẫn của NHNN, đặc biệt là Thông tƣ số 21/2012/TT-NHNN đã hạn chế những tổ chức không đủ điều kiện tham gia trên thị trường LNH, đồng thời các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đƣợc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện vay vốn, nguyên tắc cho vay, đi vay, thời hạn và lãi suất giao dịch, hình thức thanh toán và dự phòng rủi ro… Động thái này làm tăng tính an toàn và ổn định của thị trường liên ngân hàng, tạo dựng một thị trường vốn cho các tổ chức lành mạnh về tài chính tham gia. Với những

thay đổi tích cực trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây cùng với các chính sách đồng bộ kiểm soát thị trường ngoại hối, thị trường vàng, lãi suất thị trường liên ngân hàng bước đầu đã thể hiện được vai trò dẫn dắt thị trường. Mặt bằng lãi suất của hệ thống các NHTM- đang dần "thoát" khỏi sự chi phối bởi những biến động của tỷ giá và giá vàng- có mối liên hệ khá chặt chẽ với các dấu hiệu của lãi suất chính sách và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt giai đoạn từ 2012 đến nay.

Ba là, lãi suất liên ngân hàng đã phản ánh thực trạng quan hệ cung cầu vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. Doanh số giao dịch trên thị trường ngày càng tăng lên nhanh chóng cả về nội tệ và ngoại tệ, tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống, đặc biệt là kỳ hạn qua đêm (doanh số giao dịch qua đêm luôn chiếm khoảng 40% tổng doanh số giao dịch), phù hợp với chức năng trao đổi vốn ngắn hạn của các thành viên tham gia. Điều này chứng tỏ các tổ chức tín dụng đã quan tâm và sử dụng thị trường LNH để giải quyết nhu cầu vốn khả dụng của mình, giao dịch thị trường đã dần thể hiện đúng nguyên lý hoạt động của thị trường LNH – nơi các tổ chức trao đổi VKD dƣ thừa là chủ yếu. Quan sát mối quan hệ giữa lãi suất LNH và doanh số giao dịch trên thị trường cũng cho thấy chiều hướng biến động của lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ và phản ánh tương đối chính xác cung- cầu của thị trường. Như vậy có thể thấy NHNN có thể sử dụng lãi suất LNH làm lãi suất mục tiêu hoạt động trong điều hành CSTT.

Thứ hai, chuyển đần mục tiêu trung gian từ điều tiết về lượng (M2) sang mục tiêu điều tiết duy nhất về giá (mặt bằng lãi suất thị trường). Điều này xuất phát từ:

(i)Nhận định tác động của M2 đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế còn lỏng lẻo, thể hiện ở diễn biến của tổng phương tiện thanh toán M2 không phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đặc biệt theo kết quả mô hình VAR trong chương 2, tác động của M2 tới lạm phát rất mờ nhạt; (ii) Sự khác biệt lớn giữa M2, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch với M2, tăng trưởng tín dụng thực hiện cho thấy sự không chắc chắn về mức độ chi phối của việc lựa chọn các mục tiêu này làm mục tiêu trung gian. Như vậy trước mắt NHNN tiếp tục lựa chọn mục tiêu điều hành theo khối lƣợng kết hợp với việc điều tiết lãi suất, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần sang điều tiết lãi suất để nâng cao hiệu lực trong điều hành chính sách tiền tệ.

3.2.1.3. Sử dụng “điều hành chính sách theo quy tắc” (policy rules) để xác định mức lãi suất mục tiêu trong hoạt động điều hành lãi suất của NHNN

Trong quá trình thực thi CSTT, NHTW có thể cân nhắc lựa chọn điều hành chính sách linh hoạt (discretion) hoặc điều hành theo quy tắc (policy rules). Điều hành linh hoạt có nghĩa là tùy theo điều kiện thực tế tại từng thời điểm, NHTW có thể ra các quyết định phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Trong khi đó, điều hành theo quy tắc có nghĩa là NHTW phải tuân thủ các quy tắc điều hành đã đƣợc đề ra từ trước, và nguyên tắc Taylor là một ví dụ điển hình. Đã có nhiều nghiên cứu tranh luận về ƣu nhƣợc điểm của hai chính sách này, trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thực thi CSTT theo nguyên tắc đem lại nhiều ƣu điểm hơn là so với CSTT dạng tùy nghi hay linh hoạt.

Thứ nhất, việc thực thi chính sách tiền tệ theo quy tắc sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong điều hành hơn so với chính sách linh hoạt. Kydland và Prescott (1977) đã chỉ ra rằng, nếu điều hành CSTT dạng tùy nghi sẽ dẫn đến sự không thống nhất việc theo đuổi mục tiêu cuối cùng, NHTW có thể thay đổi nhanh chóng thứ tự ƣu tiên giữa hai mục tiêu kiểm soát lạm phát và tạo công ăn việc làm. Hậu quả là làm giảm hiệu lực điều hành CSTT cũng nhƣ giảm độ tin cậy, uy tín của NHTW. Trong khi đó, nếu điều hành theo quy tắc nhất định, ví dụ mục tiêu lạm phát là 3% thì NHTW sẽ sử dụng các công cụ của mình để kiểm soát mức lạm phát mà không phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

Thứ hai, việc theo đuổi CSTT theo quy tắc sẽ giúp giảm thiểu những biến động trong sản lượng và lạm phát; và duy trì kỳ vọng ở mức vừa phải. Trong những nghiên cứu của mình, Barro và Gordon (1983) đã chứng minh rằng, một CSTT linh hoạt sẽ cho phép NHTW đƣợc in tiền để thực thi CSTT mở rộng nhằm kích thích hoạt động của khu vực tƣ nhân, từ đó tạo thêm công ăn việc làm. Chính sách này dường như cũng đem lại những lợi ích nhất định, nhưng lợi ích này chủ yếu để phục vụ cho khu vực tƣ nhân và cũng chỉ có bộ phận này là ủng hộ việc duy trì CSTT mở rộng linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ việc mở rộng tiền tệ, chính sách này cũng tác động đến kỳ vọng của dân chúng theo hướng tăng lên, kết quả là lạm phát thực sự xảy ra; và quan trọng hơn đó là động cơ của các nhà điều hành khi thực hiện chính sách này có thể liên quan đến việc phân chia lợi ích

với khu vực tư nhân. Chính vì vậy, việc thực thi CSTT theo hướng linh hoạt không nên đƣợc thực hiện bởi những tác động tiêu cực mà nó mang lại. Đồng quan điểm với Barro và Gordon, Alesina (1987), Moumni và Dasser cũng ủng hộ quan điểm rằng CSTT tuân theo nguyên tắc sẽ giúp đạt đƣợc kết quả tốt hơn dạng tùy nghi bằng việc giảm thiểu mức độ biến động trong sản lƣợng và lạm phát, duy trì mức lạm phát kỳ vọng và loại trừ các vấn đề về lợi ích nhóm.

Thứ ba, việc áp dụng nguyên tắc trong xác định lãi suất mục tiêu điều hành sẽ giúp NHNN tăng cường tính minh bạch và khả năng giải trình về việc điều hành CSTT. Nếu áp dụng nguyên tắc này, tính đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán không những giúp NHNN Việt Nam có thể tăng cường khả năng giải trình, gia tăng sự minh bạch trước công chúng mà còn giúp cho bản thân công chúng và những người tham gia hệ thống tài chính có một công cụ ƣớc lƣợng để dự báo đƣợc những động thái điều hành CSTT của NHNN. Bên cạnh đó, nếu áp dụng nguyên tắc Taylor, những thay đổi và kết quả trong điều hành CSTT của NHNN sẽ đƣợc công chúng thấu hiểu, đồng thời đánh giá đƣợc mức độ cam kết chính sách của NHNN, nâng cao đƣợc niềm tin của dân chúng vào CSTT. Với mục đích tăng cường hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành CSTT, luận án khuyến nghị NHNN Việt Nam nên áp dụng nguyên tắc Taylor nhằm xác định mức lãi suất liên ngân hàng mục tiêu.

Để áp dụng nguyên tắc Taylor hiệu quả, luận án khuyến nghị về cách thức áp dụng nhƣ sau:

Thứ nhất, áp dụng mô hình cho nền kinh tế mở có xét đến yếu tố tỷ giá và tham số làm mượt lãi suất.

Thứ hai, trong điều kiện công tác dự báo còn hạn chế, NHNN áp dụng phương pháp backward looking nhằm ước lượng mức lãi suất mục tiêu. Tuy nhiên khi công tác dự báo được cải thiện, việc áp dụng phương pháp forward looking là cần thiết nhằm điều hành CSTT hiệu quả hơn.

3.2.1.4. Thiết kế hệ thống công cụ điều hành lãi suất

Việc thiết kế các công cụ CSTT nhằm định hướng và điều tiết mức lãi suất thị trường cho phù hợp với mục tiêu hoạt động đã đề ra được NHTW các nước thực

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 151 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)