Nâng cao chất lƣợng bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 165 - 171)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI SUẤT

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại

Cơ cấu lại bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại theo hướng nâng cao chất lƣợng tài sản và tính ổn định của nguồn vốn.

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng:

Thực trạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng có tác động mạnh đến hiệu lực kênh lãi suất trong điều hành CSTT ở Việt Nam. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng tài sản, việc trước mắt là phải xử lý nợ xấu triệt để đi liền với nâng cao khả năng quản trị của hệ thống ngân hàng và tăng cường thanh tra giám sát của NHNN.

Thứ nhất, giải quyết vấn đề nợ xấu

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, số lƣợng nợ xấu theo báo cáo đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 2,7% tổng dƣ nợ, chủ yếu thông qua việc chuyển nợ xấu từ các NHTM

cho VAMC. Trên thực tế VAMC là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý đƣợc 548.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, chủ yếu là do các các tổ chức tín dụng tự xử lý là 57,2%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng -VAMC và tổ chức cá nhân khác) chiếm 42,8%. Từ năm 2013 đến 8/2016, VAMC đã mua đƣợc 25.062 khoản nợ tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dƣ nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng.

Việc mua lại nợ xấu của VAMC đem lại lợi ích đối với nhà nước là góp phần khơi thông nguồn vốn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tạo sự ổn định kinh tế - xã hội. Đối với các tổ chức tín dụng, việc VAMC mua lại nợ xấu sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng đƣa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro, giảm áp lực về tài chính cho tổ chức tín dụng và có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành vay tái cấp vốn của NHNN. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của VAMC, ngày 31/3/2015, Nghị định 34/2015/NĐ-CP ra đời về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 trong đó vốn điều lệ của VAMC đƣợc tăng từ 500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng. Ngày 28/8/2015, NHNN ban hành Thông tƣ số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty VAMC. Thông tƣ này cụ thể hóa những thay đổi trong Nghị định 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015 và chính thức quy định việc VAMC mua lại nợ xấu theo giá thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ xấu, bên cạnh trái phiếu đặc biệt với cơ chế đã có. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, so với khối lƣợng nợ xấu đã mua, kết quả xử lý nợ của VAMC còn rất hạn chế, chưa như mong muốn của VAMC cũng như kỳ vọng của thị trường. Dù tổ chức thu hồi nợ dưới nhiều hình thức như: bán nợ, bán tài sản bảo đảm… khối lượng nợ thu hồi của VAMC tính đến tháng 8/2016 chỉ đạt 37.983 tỷ tương đương 15% dư nợ

gốc nội bảng. Nguyên nhân chính là do: (i) Nợ xấu đã mua từ các tổ chức tín dụng phần lớn là các khoản nợ xấu khó thu hồi; (ii) Nguồn vốn của VAMC còn hạn chế (dù đã đƣợc tăng lên 2.00 tỷ) và chƣa phù hợp với yêu cầu xử lý nợ theo chức năng, nhiệm vụ của VAMC, đặc biệt trong công tác mua bán nợ theo giá thị trường; (iii) Thị trường mua bán nợ chưa phát triển, trên thị trường, mặc dù nguồn cung về nợ xấu khá lớn nhƣng số lƣợng công ty chuyên về mua bán nợ xấu rất hạn chế. Ngoài VMAC, đang có hơn 20 AMC của các NHTM và DATC thuộc Bộ Tài chính;

(iv)VCAM còn gặp khó khăn về xử lý tài sản bảo đảm, nghị định 53/2013/NĐ-CP chƣa quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ đối với các cấp, các ngành trong việc thu giữ tài sản; (v) Hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường mua - bán nợ do hầu hết các khoản nợ đã mua đều có tài sản bảo đảm là bất động sản (chiếm tỷ lệ hơn 65%). Vì các lý do trên, các giải pháp cơ bản giúp VAMC giải quyết tốt số lƣợng nợ xấu mua từ các NHTM cần tập trung vào các khía cạnh sau:

Một là, có lộ trình tăng vốn điều lệ cho VAMC để tăng cường năng lực tài chính trong việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Đối với những khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, cần tiến hành đánh giá, phân loại từng khoản nợ và tài sản đảm bảo để phát mại cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hai là, nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ trong nước, đặc biệt chú trọng thúc đẩy phạm vi hoạt động của các AMC, khuyến khích các AMC tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác, ngoài việc xử lý nợ của ngân hàng mẹ, để giảm bớt gánh nặng cho VAMC.

Ba là, phát triển thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua, cũng như tạo lối ra cho thị trường nợ sơ cấp với VAMC. Giải pháp này cũng giúp các TCTD thấy đƣợc triển vọng trong xử lý đầu ra các khoản nợ đã bán cho VAMC và giảm đƣợc áp lực phải nhận lại khoản nợ xấu sau 5 năm bán, do đó, giúp đẩy nhanh tiến độ bán nợ của các TCTD đối với VAMC. Thêm vào đó, cần khắc phục các trở ngại về mặt pháp lý gây hạn chế việc chuyển nhƣợng hay cho thuê quyền sử dụng đất hoặc công trình xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài và việc đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc là thành lập quỹ

đóng với vai trò là trung gian, thay mặt nhà đầu tư nước ngoài quản lý hoặc nắm giữ tài sản đó tại Việt Nam.

Bốn là, xây dựng quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản, cho phép VAMC định giá nợ xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượng phần lãi hoặc lỗ với các TCTD, đồng thời quy định các công ty tƣ vấn định giá tài sản hay các công ty kiểm toán tham gia định giá phải là các công ty hoạt động độc lập.

Năm là, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa VAMC với các TCTD và nhà đầu tƣ để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin của bên vay nợ. Đồng thời, VAMC có thể yêu cầu giảm giá mua nợ xấu trong trường hợp TCTD từ chối tạo điều kiện cung cấp các thông tin về bên vay nợ.

Tuy nhiên việc bán nợ xấu cho VAMC đƣợc xem là giải pháp cứu cánh, nhƣng nếu sau 5 năm, nếu các khoản nợ xấu đó không đƣợc xử lý triệt để, ngân hàng khó có thể trút đƣợc gánh nợ, vòng luẩn quẩn nợ xấu sẽ lặp lại và xấu hơn. Nhƣ trên đã đề cập đến 8/2016, công ty VAMC mới chỉ bán lại hoặc thu hồi đƣợc khoảng 15% số nợ xấu mình đã mua về, còn hơn 85% nợ xấu vẫn còn nguyên trên sổ sách của VAMC và có khả năng sẽ quay lại với các ngân hàng. Mặt khác các khoản nợ xấu xử lý bằng DPRR tăng lên cho thấy quy mô các khoản nợ không có khả năng thu hồi ngày càng tăng. Vì vậy bên cạnh bán nợ cho VAMC, các NHTM cũng cần chủ động tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lƣợng tài sản thông qua các biện pháp cụ thể sau:

Một là, thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN để xác định đúng thực trạng nợ xấu để từ đó có kế hoạch và lộ trình xử lý.

Hai là, thực hiện trích lập DPRR theo văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH của cơ quan thanh tra giám sát NHNN.

Ba là, trên cơ sở các khoản nợ đƣợc phân loại theo Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN, các Ngân hàng chủ động xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Với các khoản nợ xấu đƣợc đánh giá không có khả năng thu hồi, NHTM nhanh chóng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay hoặc sử dụng DPRR để xóa nợ. Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc

do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tƣ đang triển khai chƣa đi vào hoạt động… thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Phương thức này không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn đƣợc nguồn vốn của các NHTM.

Trong quá trình cơ cấu lại nợ, chuyển nợ cho khách hàng, ngân hàng cần chú ý đến công tác đánh giá, kiểm tra năng lực của khách hàng tránh trường hợp tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng không có khả năng thu hồi vốn

Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng của các ngân hàng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai. Quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt hoạt động kinh doanh của NHTM. Chất lƣợng tài sản của ngân hàng suy giảm cũng bắt nguồn từ nguyên nhân công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian tới các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của mình trên cơ sở các nội dung nhƣ sau:

Một là, cần xác định rõ khẩu vị rủi ro trong hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng. Khẩu vị rủi ro phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định, trong giới hạn đó ngân hàng có khả năng và sự sẵn sàng (có chuẩn bị trước) để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Vì vậy xác định và tuyên bố về khẩu vị rủi ro sẽ giúp ngân hàng xây dựng đƣợc các quy định phù hợp để phòng ngừa sớm và có phương án đối phó với những rủi ro, đảm bảo không có những tổn thất bất ngờ ngoài dự kiến đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hai là, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phục vụ cho việc nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng. Tiến tới lượng hóa rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của ủy ban Basel theo khung giá trị Var thay vì đo lường rủi ro tín dụng truyền thống hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn. Tuy nhiên để áp dụng đƣợc điều này, các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hà tầng công nghệ thông tin đồng bộ.

Ba là, đảm bảo quy trình cho vay đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt ở tất cả các bước. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng.

Bốn là, nâng cao vị thế của bộ phận kiểm toán nội bội trong các NHTM thông qua việc đẩy mạnh tuân thủ quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNNg (theo Thông tƣ 04/2011-TT-NHNN của NHNN). Tính độc lập, khách quan và làm việc theo hệ thống quốc tế của bộ phần này cần đƣợc đảm bảo. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ góp phần làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, tăng cường năng lực thanh tra giám sát của NHNN

Để đảm bảo chính sách tiền tệ và chính sách giám sát an toàn vĩ mô đạt hiệu quả thì NHNN cần phải nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát đối với các NHTM. Tập trung chủ yếu vào các nội dung:

Một là, NHNN cần nhanh chóng thực hiện chuyển đổi từ mô hình thanh tra giám sát chủ yếu dựa trên tuân thủ sang mô hình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro theo đúng tinh thần của Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng của Quyết định số 1976/QĐ-NHNN năm 2007.

Hai là, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai minh bạch về phương pháp và quy trình quản trị và khẩu vị rủi ro của ngân hàng cũng nhƣ các chính sách quản lý rủi ro nội bộ. Điều này giúp nhận biết sớm những dấu hiệu và yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM để đƣa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.

3.2.2.2. Cơ cấu lại tài sản nợ theo hướng nâng cao tính ổn định của nguồn vốn Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn không chỉ giúp đảm bảo cung ứng nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế mà còn giảm chênh lệch kỳ hạn và do đó giảm rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Từ đó tăng cường hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành CSTT của NHNN. Hệ thống NHTM cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm huy động tiền gửi phù hợp. Cụ thể:

Thứ nhất, phát triển các sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi gắn với một trong hai yếu tố là lạm phát hoặc tỷ giá (USD). Mục đích của việc đƣa ra sản phẩm này là nhằm đảm bảo mức sinh lời thực tế cho người gửi tiền, giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền VNĐ, và do đó ngân hàng sẽ huy động đƣợc vốn nhiều hơn với thời hạn dài hơn. Ngoài ra nếu ngân hàng đƣa ra một mức bù rủi ro kì hạn hợp lý

cũng sẽ giúp ngân hàng tăng khối lượng tiền gửi có kỳ hạn và tránh trường hợp rút tiền trước hạn của khách hàng. Việc điều chỉnh lãi suất khi có biến động cũng cần đƣợc thông báo kịp thời và có độ giãn nhất định đối với khách hàng.

Thứ hai, tăng cường phát hành các chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn và mệnh giá khác nhau, đáp ứng đƣợc các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Việc phát hành các công cụ nợ không chỉ giúp ngân hàng chủ động trong việc huy động vốn mà còn tạo sự ổn định cho nguồn vốn của các ngân hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa phương thức trả lãi. Tùy theo đối tƣợng khách hàng, với điều kiện làm việc, thu thập và mục đích vay, ngân hàng cần có phương thức trả nợ gốc và lãi phù hợp. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và cả chính ngân hàng.

Bên cạnh các giải pháp trên, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tình trạng canh tranh huy động vốn không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng cũng là biện pháp tốt để tạo sự ổn định của lƣợng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 165 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)