ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 148 - 151)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN NĂM 2020

Sau giai đoạn bất ổn kinh tế 2007-2010, ngay từ đầu năm 2011, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 10/2011/QH13, thông qua kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Theo đó xác định trong giai đoạn tới, ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý, đi kèm với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Vấn đề chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tƣ, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống NHTM, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTG ngày 1 tháng 3 năm 2012 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Mục tiêu của đề án là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, định hướng điều hành CSTT 5 năm tới (2016-2020) sẽ tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và về cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của CSTT thời gian tới là: (i) ổn định kinh tế vĩ mô, loại bỏ nguy cơ mất an toàn hệ thống; (ii) thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởn kinh tế; (iii) góp phần thực hiện hiệu quả đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát

Một là, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng

trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lƣợng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Hai là, NHNN triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, giám sát để bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng; tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ Việt Nam.

Nhiệm vụ cụ thể

Một là, NHNN rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó tập trung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tiếp tục rà soát và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với nội dung của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Bộ luật dân sự...

Hai là, NHNN bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kết hợp với các công cụ, biện pháp khác để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra và hỗ trợ phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ƣu tiên của Chính phủ, trong đó chủ yếu tập trung: (i) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng để định hướng lãi suất thị trường phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, hỗ trợ ổn định thị trường

tiền tệ và ngoại tệ.; (ii) Thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lƣợng, lãi suất và thời hạn hợp lý đối với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ giải quyết nợ xấu; (iii) Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; (iv) Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. (v) Điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt trên cơ sở tham chiếu diễn biến trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu CSTT.

Ba là, NHNN điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng: (i) Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng; (ii) Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả; Thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ; (iii) Thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Bốn là, NHNN theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để chủ động có các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định thị trường ngoại tệ. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại tệ, hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, thu hút các dòng vốn nước ngoài và nguồn ngoại tệ trong nước để cải thiện dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế. Tiếp tục thực hiện quản lý thị trường vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Năm là, NHNN tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát trong việc phân tích, đánh giá, phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro, vi phạm pháp luật trong

hoạt động của từng TCTD cũng nhƣ của hệ thống các TCTD.

Sáu là, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020; Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Bảy là, NHNN điều hòa linh hoạt lượng tiền mặt trong lưu thông đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo yêu cầu dự trữ tiền mặt; Tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác thống kê, dự báo phục vụ hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ.

Tám là, NHNN thực hiện xây dựng Chiến lƣợc phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đồng bộ và hài hòa khu vực ngân hàng và thị trường vốn, thị trường bảo hiểm Việt Nam hướng đến Mục tiêu phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Chín là, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông kịp thời các cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành của QH, CP, NHNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, kết quả hoạt động của ngành Ngân hàng.

Như vậy có thể thấy các định hướng hoạt động của NHNN Việt Nam đều nhấn mạnh vai trò ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc xây dựng một CSTT chủ động và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)