Hệ thống mục tiêu CSTT

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 2: HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1. Hệ thống mục tiêu CSTT

Mục tiêu cuối cùng: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Khác với tư duy ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước đó, cam kết duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định trong cả ngắn và dài hạn đƣợc thể hiện rõ trong Luật NHNN năm 2010. Theo tinh thần khoản 1, điều 3, Luật NHNN 2010, mục tiêu duy nhất của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát: „CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra“. Tuy nhiên trên thực tế, mục tiêu CSTT của NHNN Việt Nam đƣợc điều chỉnh linh hoạt, thể hiện rõ trong những nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của NHNN ban hành hàng năm.

Trước tình hình lạm phát cao vào cuối năm 2010 và tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2011, nhiều văn bản quan trọng đƣợc Đảng, Quốc hội, và Chính phủ ban hành kịp thời nhƣ Nghị quyết số 59/2011/QH12, Kết luận số 02/KL-TW ngày 16/03/2011 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011, và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Sang năm 2012 và 2013 mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội vẫn được ưu tiên đi đôi với việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011 – 2015. Trong thời kỳ này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP về tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường, Nghị quyết số 01/NQ-CP

về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Năm 2014, 2015 mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế đƣợc tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2014 và Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2015.

Bám sát các Nghị quyết trên, NHNN Việt Nam điều hành và thực thi CSTT vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định tỷ giá thông qua nhiều định hướng cụ thể. Đặc biệt giai đoạn 2011 đến nay, dù phải đối mặt với bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động và cùng lúc hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau, nhƣng có thể thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô giữ vai trò chủ đạo trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện rõ từ thông điệp của Chính phủ tới thông điệp của NHNN Việt Nam từ các văn bản chỉ đạo tới công tác điều hành mục tiêu xuyên suốt trong quá trình điều hành CSTT.

Bảng 2.1: Lạm phát và tăng trưởng: Mục tiêu và thực hiện

Đơn vị: %/năm Năm Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện

2006 < GDP 6,6 8 8,17

2007 < GDP 12,63 8,2-8,5 8,48

2008 < GDP 22,97 7 6,23

2009 <15 6,88 6,5 5,32

2010 <7 11,75 7-7,5 6,78

2011 <7 18,52 7-7,6 5,9

2012 <10 6,81 6-6,5 5,03

2013 6-6,5 6,6 5,5 5,42

2014 7 1,84 5,8 5,89

2015 5 0,63 6,2 6,68

Nguồn: TCTK Việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng phù hợp cho thấy kết quả ổn định tương đối trong nền kinh tế, lạm phát phần nào được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế dần đƣợc cải thiện. Với mục tiêu điều hành CSTT thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn, CSTT của

NHNN giai đoạn 2006-2015 đã góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhất định trong điều kiện vĩ mô nhiều bất ổn. Dù chịu áp lực mở rộng tín dụng từ nhiều phía để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thoái, NHNN vẫn kiên trì định hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế theo nguyên tắc bảo đảm chất lƣợng tín dụng, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực không khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát cao và tăng trưởng thiếu bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, NHNN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu…; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với năm nhóm lĩnh vực ƣu tiên; kiểm soát tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế tuy không phục hồi mạnh mẽ nhƣng đã đƣợc cải thiện dần qua thời gian.

Mục tiêu trung gian: kiểm soát mục tiêu tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng, hướng vào giảm lãi suất thị trường

Thực tế điều hành CSTT thời gian qua cho thấy NHNN lựa chọn tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm làm mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên, giai đoạn cuối 2011 - nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng cung tiền, NHNN còn hướng vào mục tiêu lãi suất thị trường.

Tổng phương tiện thanh toán (M2)

Từ 1996, NHNN Việt nam đã sử dụng chỉ tiêu “Tổng phương tiện thanh toán (M2)” làm mục tiêu trung gian của CSTT. Căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự tính, tỷ lệ lạm phát dự tính và sự thay đổi của vòng quay tiền tệ dự tính vào đầu kỳ kế hoạch, NHNN xác định nhu cầu tiền dự kiến của nền kinh tế. Sự thay đổi của của mức cung tiền phải phù hợp với sự thay đổi của mức cầu tiền và sự thay đổi của khối tiền cơ sở MB được xác định bằng cách loại trừ ảnh hưởng của việc mở rộng tiền gửi qua hệ thống NHTM theo công thức MB = MS/m. Bên cạnh đó NHNN cũng dự báo những biến đổi liên quan đến nguồn cung ứng MB thông qua các chỉ tiêu NFA, NDC trên bảng cân đối của NHNN. Các kết quả trên đƣợc so sánh và cân đối để xác định giá trị mục tiêu tiền cơ sở.

Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế

Bên cạnh lựa chọn chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng là một mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT của Việt Nam. Đây là chỉ tiêu quan trọng đƣợc NHNN, Chính phủ và các Bộ ngành rất quan

tâm bởi tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho phát triển, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng cường tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN được thực hiện theo cơ chế:

Đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng hàng năm thống nhất (một chỉ tiêu chung) cho toàn hệ thống (thời kỳ trước năm 2012) hoặc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (các chỉ tiêu riêng) cho từng TCTD đƣợc phân loại theo 3 nhóm bắt đầu từ năm 2012 (NHNN phân bổ tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD theo các tiêu chí: Chất lƣợng tài sản nợ, tài sản có, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lƣợng nguồn nhân lực và tuân thủ các quy định. Ba nhóm đƣợc phân bổ tăng trưởng tín dụng theo các mức khác nhau: Nhóm 1 tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%; Nhóm 2 tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 15%; Nhóm 3 tăng trưởng tín dụng tối đa 8%, các nhóm khác thuộc diện cơ cấu lại không được tăng trưởng tín dụng.).

Bảng 2.2. Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

M2 Mục tiêu 23-25 20-23 32 18-20 25 15-16 14-16 14-16 16-18 15-20 Thực hiện 33,6 46,1 20,3 29 33,3 12,4 22,4 18,5 17,6 14*

Tín dụng

Mục tiêu 18-20 17-21 30 30 25 20 15-17 12 12-14 18-20 Thực hiện 25,4 53,9 25,4 37,5 31,2 14,4 8,9 12,5 14,1 18

Nguồn: NHNN Qua bảng trên có thể thấy từ 2006 đến 2012 có sự khác biệt lớn giữa M2, tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch với M2 và tăng trưởng tín dụng thực hiện, điều này cho thấy sự không chắc chắn của việc lựa chọn các mục tiêu này làm mục tiêu trung gian. Tuy nhiên từ 2013 đến nay tăng trưởng cung tiền và tín dụng đã thấp và ổn định, mức độ chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện cũng giảm xuống đáng kể.

Mục tiêu trung gian hướng vào giảm lãi suất thị trường (năm 2012 đến nay) Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ đã có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất.

Từ năm 2012 đến nay, bên cạnh lựa chọn mục tiêu trung gian là mức cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng, NHNN còn hướng chủ yếu vào mục tiêu giảm lãi suất thị trường nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo chủ trương

của Chính phủ. Để đạt đƣợc mục tiêu này, NHNN đã triển khai quyết liệt và sử dụng đồng bộ nhiều công cụ nhƣ trần lãi suất cho vay và huy động, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi … Kết quả là tính đến cuối năm 2015, NHNN đã giảm 9 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm khoảng 8,5%/năm; quy định trần lãi suất cho vay bằng VND đối với các lĩnh vực ƣu tiên thấp hơn khoảng 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thường và điều chỉnh giảm từ mức 15% xuống còn 7%/năm; quy định và điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động bằng VND từ mức 14%/năm xuống còn 5,5%/năm. Đối với ngoại tệ, NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đƣa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống mức lãi suất đồng nhất 0%/năm. Thêm vào đó, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành.

Mặt bằng lãi suất cho vay năm 2015 giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm 2014, giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011; dƣ nợ của những khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm còn 6,4%, giảm mạnh so với tỷ lệ 10,1% vào cuối năm 2014 và so với tỷ lệ hơn 30% vào cuối tháng 6-2013.

Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất nhƣ trên, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí vay vốn. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh. Nhờ giám sát và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động, đồng thời với các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng yếu kém, tình trạng một số TCTD phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng đã đƣợc phần nào khắc phục.

Việc hướng vào mục tiêu lãi suất thị trường là phù hợp trong điều kiện kiểm soát mức cung tiền và tín dụng không đạt đƣợc kết quả nhƣ mục tiêu đề ra (thể hiện ở chênh lệch lớn giữa mục tiêu và thực hiện) và đã cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012-2015.

Mục tiêu hoạt động: Kiểm soát lượng tiền cơ sở MB

Trong thực tế điều hành, kể từ năm 1995, NHNN chủ yếu hướng vào mục tiêu điều tiết lƣợng tiền cơ sở MB tăng thêm do Chính phủ phê duyệt hàng năm theo các mục đích mua ngoại tệ, tái cấp vốn cho các NHTM và các mục đích khác. Về

mặt lý thuyết, việc lựa chọn này là hợp lý khi mục tiêu trung gian đƣợc lựa chọn là mức cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng.

Khối lƣợng tiền cơ sở MB tăng thêm dự kiến hàng năm đƣợc tính toán dựa trên tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2, phù hợp với mức độ tăng trưởng GDP dự kiến, chỉ số lạm phát dự kiến và hệ số tạo tiền dự kiến. Sau đó khối lượng tiền cơ sở tăng thêm hàng năm được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

NHNN sẽ sử dụng các công cụ CSTT để kiểm soát, điều hành lƣợng tiền cơ sở tăng thêm trong phạm vi đã đƣợc phê duyệt này.

Bên cạnh việc kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cơ sở MB, từ 2012 khi có sự chuyển hướng mục tiêu trung gian sang giảm lãi suất thị trường, NHNN cũng có những động thái tác động mạnh vào lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng thông qua sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, mối quan hệ giữa lại suất liên ngân hàng và mặt bằng lãi suất cho vay, lãi suất huy động của các NHTM cũng trở lên rõ ràng hơn. Sự chuyển hướng trong điều hành này là phù hợp với xu hướng quốc tế.

Bảng 2.3: Lƣợng tiền cơ sở MB giai đoạn 2006 - 2015

(Đơn vị: triệu đồng) Năm Lƣợng tiền

cơ sở MB

Chênh lệch tuyệt số so với năm trước (∆MB)

Chênh lệch tương đối so với năm trước (%∆MB)

2006 230,756,242 56,250,940 32.23%

2007 315,711,820 84,955,578 36.82%

2008 378,989,071 63,277,251 20.04%

2009 422,253,124 43,264,053 11.42%

2010 439,621,685 17,368,561 4.11%

2011 522,809,225 83,187,540 18.92%

2012 655,511,076 132,701,851 25.38%

2013 695,652,931 40,141,855 6.12%

2014 825,687,422 130,034,491 18.69%

2015 985,307,417 159,619,995 19.33%

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực tác động của kênh lăi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)