Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản vô hình cũng như quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ nhiều thế kỷ trước, các quốc gia đã có chính sách, chiến lược thích hợp cho việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tụê. Hiện nay, đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, cơ sở pháp lý cho sở hữu trí tuệ đã ở mức độ hoàn thiện. Tuy vậy, ở Việt nam, văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ được ban hành rất muộn và những quy định pháp luật hiện hành về quyền sở hữu trí tuệ bộc lộ quá nhiều hạn chế.
Trước hết, phải khẳng định rằng ở nước ta, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ được ban hành trước đây và những quy định hiện hành đã tạo được cơ sở pháp lý cho hoạt động sáng tạo trí tuệ, khuyến khích sự sáng tạo của cá
nhân, tổ chức; đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Chưa xác định đúng vị trí
của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật; Các quy định rất tản mạn, chưa có tính hệ thống và tính thống nhất; Còn nhiều quy định chưa rõ ràng; Còn nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh; Nhiều quy định chưa tương thích với các Công ước quốc tế...
Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995, tiếp
đó Luật Sở hữu trí tuệ ra đời và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2006. Tuy nhiên, trong các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005còn tồn tại những bất cập:
- Theo điểm a khoản 1 Đ25 Luật sở hữu trí tuệ, nếu sao chép 01 bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vậy trong một nhóm nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả
không?
-Khoản 2 Đ46 Luật sở hữu trí tuệ quy định việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của BLDS. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2005 không quy
định về hợp đồng này.
- Đ. 213 Luật sở hữu trí tuệ quy định hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, theo đó, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ nhãn hiệu hoặc của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. “Khó phân biệt” có phải là “tương tự” hay không? Hơn nữa, mặc dù điều 213 có tên gọi là
“hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” nhưng khoản 1 của điều luật lại quy định rằng “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý”. Vậy nếu hàng hoá
được sản xuất theo quy trình đã được bảo hộ là sáng chế có phải là hàng hoá
giả mạo về sở hữu trí tuệ hay không ?
Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được chú trọng, trong đó tập trung những vấn đề cụ thể sau:
- Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, các quy
định pháp luật cụ thể về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, xem xét để loại bỏ, sửa
đổi, bổ sung quy định nào, văn bản nào.
- Xây dựng và ban hành ngay hai Nghị định: Nghị định hướng dẫn các quy
định về quyền tác giả trong BLDS và Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong BLDS và Luật sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh những vần đề cơ bản nhưng lại chỉ được quy định chung chung trong BLDS, Luật sở hữu trí tuệ và
đang phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.
- Quy định về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công
ước Paris và Hiệp định TRIPs.
- Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hành chính.
- Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sù.
- Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua thương lượng, hoà giải./.
11. KÕt luËn
- Tài sản với tư cách là của cải tồn tại gắn liền với xã hội loài người và
để đáp các nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, tổ chức và của cả xã hội;
- Tài sản là khách thể của quyền sở hữu, là đối tượng trong các giao lưu dân sự, kinh tế, là đối tượng đặc biệt được điều chỉnh bởi các quy định của cả
hệ thống pháp luật;
- Có rất nhiều cách phân loại tài sản khác nhau và mỗi cách phân loại
đều có ý nghĩa về chính trị - xã hội; kinh tế - pháp lý và thực tiễn nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản tại những thời điểm lịch sử khác nhau;
- Việc phân loại tài sản chỉ mang tính tương đối, vì vậy một tài sản có thể thuộc nhiều loại khác nhau. Trong các điều kiện khác nhau có thể một tài sản được chuyển hoá từ loại hình này sang loại hình khác.
PHầN THứ HAI
CáC BáO CáO CHUYÊN Đề
KHáI NIệM CHUNG Về TàI SảN
Và CáCH PHÂN LOạI TàI SảN TRONG PHáP LUậT DÂN Sự TS. Phạm Công Lạc Trường ĐH Luật Hà Nội Trong pháp luật dân sự, vật nói riêng và tài sản nói chung được phân loại theo những tiêu chí khác nhau với những ý nghĩa khác nhau về lý luận cũng như về thực tiễn. Cơ sở của các cách phân loại vật có thể dựa vào các căn cứ khác nhau như: tôn giáo; giá trị tài sản; bản chất của tài sản (tự nhiên, xã
hội); chế độ pháp lý của tài sản...
Tài sản hiểu theo nghĩa thông thường nhất là: “Của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”. Với nghĩa này tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định. Do đó quan niệm về tài sản cũng thay
đổi theo xã hội đối với của cải trong xã hội đó. Do các quan niệm về vật, tài sản, ý nghĩa, cũng như giá trị của tài sản trong xã hội khác nhau có thể khác nhau đối với xã hội và cá nhân tại những thời điểm lịch sử nhất định, không
đồng nhất, cho nên các tiêu chí để phân định tài sản cũng khác nhau. Tuy nhiên mỗi cách phân định tài sản đều có những ý nghĩa nhất định phục vụ cho những mục đích nhất định.
Một trong cách phân loại vật (tài sản) được xem là chính thống, quan trọng nhất cũng bắt nguồn từ cổ luật La Mã và cho đến nay vẫn được ghi nhận trong các BLDS của nhiều nước trên thế giới: Tài sản được phân chia thành
động sản và bất động sản. Tuy nhiên, tiêu chí để phân loại cũng như quan
điểm phân loại trong các BLDS của các nước có những điểm khác nhau, dẫn
đến những tài sản nào được coi là bất động sản, động sản cũng khác nhau.
Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội thời cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do giá trị của đất đai trong cuộc sống nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Với tính ổn định của đất đai về vị trí địa lý và cùng với các tài sản khác gắn liền với đất đai tạo thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu.
Bởi vậy, đất đai được coi là bất động sản và tài sản có giá trị và xem "của di
động là thấp hèn" (res mobilis, res vilits). Trong luật La Mã, bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những thứ khác
được tạo ra do sức lao động của con người trên đất. Bất động sản bao gồm các
công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng và tất cả những gì liên quan đến
đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng những bộ phận cấu thành nên lãnh thổ (khoảng không, lòng đất).
Việc phân tài sản thành động sản và bất động sản được hình thành từ thời Principát (năm 27 Tr.CN), và việc dịch chuyển các bất động sản đã có những quy định riêng nhằm công khai hóa các giao dịch liên quan đến bất
động sản.
Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản được hình thành trong quá trình lịch sử do giá trị đặc biệt của đất đai về kinh tế - xã hội cùng với vị trí tự nhiên của nó. Giá trị đặc biệt quan trọng của bất động sản mà trước tiên là đất đai được xác định bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, bất động sản trước hết là đất đai, là một phần, bộ phận quan trọng nhất, đầu tiên của lãnh thổ quốc gia. Chính vì có đất đai mới có vùng trời, vùng biển, do đó mọi quyết định về đất đai phải do cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước thực hiện. Chế độ, chính sách về đất đai luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội. Đất đai là không gian sinh tồn của một quốc gia, một cộng đồng và có vị trí đặc biệt quan trọng đối với từng cá
nh©n;
Việc quy định các chính sách và chế độ pháp lý về đất đai liên quan
đến quyền lợi của quốc gia (an ninh quốc gia, phân bố dân cư, tổ chức sản xuất, khai thác tài nguyên...). Vì vậy, cần thiết phải có quy chế đặc biệt về đất
®ai.
Thứ hai, được coi là bất động sản những tài sản gắn liền với đất đai. liên quan đến đất đai, dựa vào đất đai để sinh tồn và tồn tại như nhà ở, công trình xây dựng, thực vật cấy trồng trên đất đai
Thứ ba, các tài sản gắn liền các công trình xây dựng. Mặc dầu về bản chất, những tài sản này không phải là bất động sản nhưng con người đã đặt vào, gắn vào nhà ở, công trình xây dựng thành một chỉnh thể để phục vụ cho nhà ở, các công trình xây dựng đó nếu thiếu nó nhà ở, công trình xây dựng không thể trở thành một chỉnh thể hoàn chỉnh để bảo đảm mục đích sử dụng nhà ở, công trình xây dựng đó.
Thứ tư, các quyền trên bất động sản, kể cả các tố quyền trên bất động sản.
Pháp luật của các nước trên thế giới đều tiếp nhận cách phân loại tài sản có từ thời cổ đại, đó là cách phân tài sản thành động sản và bất động sản.
Quan niệm chung về động sản và bất động sản đều có những nét tương đồng, nhưng ở các hệ thống pháp luật khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau sự phân biệt này cũng có những đặc thù riêng biệt, từ đó dẫn đến sự khác nhau về quan niệm về bất động sản và động sản.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam trước đây cũng tiếp nhận cách phân loại này.
Điều174 BLDS 2005 định nghĩa bất đông sản theo dạng liệt kê những tài sản nào được coi là bất động sản
Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) §Êt ®ai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Đất đai và quyền sử dụng gắn liền với nó là đối tượng đặc biệt trong lưu thông dân sự, người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế …Cũng cần phải thấy rằng, không phải tất cả
những người có quyền sử dụng đất đều có đầy đủ các quyền trên mà tùy từng chủ thể, loại đất, điều kiện, hoàn cảnh... mà họ có thể có tất cả hay một số các quyền đó. Với mỗi hình thức chuyển quyền sử dụng đất, ngoài những quy
định về điều kiện chung về chuyển quyền sử dụng đất còn cần những điều kiện tương ứng đối với từng hình thức chuyển quyền sử dụng đất.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận các hình thức sở hữu khác về đất đai ngoài hình thức sở hữu toàn dân. Đây là sự khác biệt căn bản của pháp luật Việt Nam với các hệ thống pháp luật khác, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu về đất đai. Có thể coi quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai gần đồng nghĩa với chủ quyền quốc gia bởi ý nghĩa chính trị, pháp lý của nó.
Vì vậy, mặc dù những quyền của người sử dụng đất có nội dung tương đồng với quyền sở hữu với đất đai, nhưng đã bị hạn chế rất nhiều so với quyền sở hữu các loại tài sản khác, bởi vậy đất đai được coi như đối tượng bị hạn chế trong lưu thông dân sự. Với tư cách là đối tượng trong giao lưu dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ nói riêng: "Đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ
định đích xác", vì vậy, cũng như các đối tượng khác, đất đai phải được xác
định trước khi nó trở thành đối tượng trong giao lưu dân sự. Đất đai được xác
định bằng diện tích đất cùng vị trí, kích thước, hình dáng của mảnh đất đó.
Việc xác định diện tích đất có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau với những đơn vị đo diện tích khác nhau theo tiêu chuẩn hoặc theo tập quán.
Khoảnh đất được xác định trên thực địa cũng như trên bản đồ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với đất đai được coi là bất
động sản phái sinh từ bất động sản ban đầu là đất đai, bởi trên đó tọa lạc nhà ở và các công trình xây dựng. Chỉ có đất đai mới được coi là tài sản "không di, dời" được. Nhà ở, các công trình xây dựng chiếm khoảng không cũng như
phần chiều sâu trong lòng đất của mảnh đất đó. Khoảng không và phần lòng
đất mà nhà ở, công trình xây dựng đã choán chỗ không làm mất đi tính chất
"không di, dời" của đất đai. Không có đất đai thì cũng không tồn tại nhà ở, công trình xây dựng. Có thể xem đất đai là vật chính còn nhà ở, công trình xây dựng là vật phụ. Nhưng điều ngược lại không được suy đoán mặc nhiên, không có nhà ở, công trình xây dựng trên đất thì đất đai vẫn tồn tại.
Công trình xây dựng là những vật do con người tạo ra gắn liền với đất
đai tọa lạc tại những vị trí xác định. Bất cứ công trình ở dạng nào, ở đâu như
đập nước, mương máng, hệ thống thủy lợi, giao thông... trên mặt đất, trong lòng đất, dưới nước... đều được coi là công trình xây dựng và là bất động sản.
Các tài sản khác gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đều coi là bất
động sản. Với quy định này, phạm vi bất động sản đã được mở rộng gần như
vô hạn định bởi việc "gắn" một tài sản vào "nhà ở, công trình xây dựng" là công việc của một chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, không phải bất cứ một việc
"gắn" nào cũng đều được coi là bất động sản mà việc "gắn" đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
+ Thứ nhất: Việc gắn một động sản vào nhà ở, công trình xây dựng phải có mục đích nhằm hoàn chỉnh nhà ở, công trình xây dựng đó tạo thành một chỉnh thể thống nhất, phục vụ mục đích sử dụng nhà ở, công trình xây dựng đúng với tính năng sử dụng khi xây dựng nhà ở, công trình nhằm để hoàn thiện nó tốt hơn. Vật gắn vào được coi là vật phụ thuộc, phục vụ cho vật