Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88 - 92)

Tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá cũng là một loại tranh chấp liên quan đên tài sản, vì vậy cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục áp dụng đối với tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá cũng áp dụng trên cơ sở giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản nói chung. Những phân tích đánh giá của chúng tôi trong phần viết này chỉ nhằm làm rõ một số điểm riêng về giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá

1. Đánh giá về cơ sở pháp lý

Các tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá đã được pháp luật hiện hành giải quyết tương đối thoả đáng. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự qui định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án bao gồm "1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm... mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng. 2. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty...". Bên cạnh

đó, Điều 30 Pháp lệnh trọng tài cũng coi nội dung giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá và thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.

Giấy tờ có giá có thể được phát hành theo con đường riêng lẻ hoặc theo con đường ra công chúng. Nếu Luật Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về

nội dung, không đưa ra những tiêu chí chung để xác định việc giải quyết tranh chấp thì Luật Chứng khoán qui định về phát hành ra công chúng lại có khá

nhiều qui định nhằm hướng dẫn giải quyết các tranh chấp phát sinh, xác định thẩm quyền, các bước giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch liên quan đến chứng khoán. Điều 36 khoản 2 Luật chứng khoán xác định rõ nguy cơ có thể phát sinh những tranh chấp nội bộ và qui định Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán phải qui định những "nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ". Điều 37 đưa ra những tiên lượng về tranh chấp có thể sảy ra giữa các thanh viên của Trung tâm/Sở Giao dịch chứng khoán và các tổ chức này thực hiện hoà giải khi tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Tương tự như vậy là các qui định liên quan đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ cùng với các thành viên. Ngoài những đối tượng có hoạt động thường xuyên và trực tiếp trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhưng không phải là thành viên cũng

được quan tâm và nếu tranh chấp xảy ra, vụ việc được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu toà án, trọng tài giải quyết tranh chấp theo qui định của pháp luật (Điều 131 Luật Chứng khoán). Các giấy tờ có giá

là công cụ chuyển nhượng cũng được Điều 79 Luật Công cụ chuyển nhượng dẫn chiếu áp dụng theo Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc Pháp lệnh trọng tài tuy theo từng trường hợp cụ thể.

Mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự với ưu điểm nổi trội là thể hiện tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ đời sống kinh tế xã hội, tuy nhiên chính từ tính bao quát các vấn đề điều chỉnh nên trong thực tế, việc thực hiện và cơ sở pháp lý để thực hiện giải quyết các tranh chấp chuyên biệt lại có nhiều hướng dẫn cần phải đánh giá lại kỹ càng hơn. Theo qui định tại Nghị quyết 04/2005/HĐTP hướng dẫn thi hành một số qui định trong phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì "Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có

đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận". Như vậy, có thể hiểu, các tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế, toà án nhân dân tỉnh. Bên cạnh đó, tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá

được xác định "Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là

các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty;

Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty". Có thể nhận thức rằng, với hướng dãn xét xử trên, các tranh chấp liên quan đến giấy tờ xác nhận phần vốn góp luôn là các tranh chấp giữa công ty với thành viên hoặc tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau. Chúng tôi cho rằng, nếu qui định như vậy, chỉ xét ở góc độ tranh chấp giấy tờ có giá vốn, đã có rất nhiều điểm không thỏa đáng. Thứ nhất, rất nhiều hoạt động mua cổ phiếu mới phát hành của nhà đầu tư, các giao dịch cổ phiếu không xuất phát từ mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ cổ tức, không có ý định nắm giữ cổ phiếu lâu dài, họ sẵn sàng chuyển nhượng cho các chủ thể khác nếu có cơ hội về thu nhập. Nói khác đi, đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán như công ty chứng khoán, các công ty đầu tư, nếu có tranh chấp và ghi nhận tranh chấp này là tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc giữa thành viên công ty với nhau là không thỏa đáng. Thứ hai, không phải giấy tờ có giá vốn nào cũng có quyền thành viên đầy đủ, chẳng hạn cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

ở đây, việc nắm giữ các loại cổ phiếu này không phát sinh từ mục đích nắm quyền kiểm soát công ty mà hoàn toàn nhằm mục đích thu lợi tối đa từ đồng vốn đầu tư và tìm cách đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư.

Cũng liên quan đến những qui định nêu trên, việc phân định tranh chấp giữa thành viên cong ty với nhau hoặc giữa thành viên với công ty trong nhiều

trường hợp, lại là các tranh chấp dân sự với những giải thích không thoả đáng.

Nếu xác định tranh chấp về các quan hệ vay là tranh chấp dân sự thì tranh chấp phát sinh liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, các loại chứng chỉ tiền gửi, các loại chứng từ thanh toán (như séc) cho một quan hệ hợp đồng sẽ là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của toà dân sự hay toà kinh tế...? Nếu xét ở góc độ tranh chấp liên quan đến các loại giấy tờ có giá, loại tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của toà dân sự, loại tranh chấp khác thuộc thẩm quyền giải quyết của toà kinh tế, liệu như vậy có là hợp lý. Mặt khác, có những tranh chấp rất khó xác định thuộc thẩm quyền xét xử của toà nào. Chẳng hạn, 2005 Vietcombank phát hành trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi, theo đó, đến năm 2009, chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi sẽ là cổ đông của Vietcombank. Nếu có tranh chấp này sảy ra vào 2007, thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ được xác định như thế nào; mặt khác,

đây sẽ thuộc về loại tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty hay tranh chấp thuộc các trường hợp khác?

Như vậy, có thể đánh giá một cách khái quát, các tranh chấp phát sinh liên quan đến giấy tờ có giá đã được tiên liệu và đưa ra phương án giải quyết tương đối rõ ràng. Bộ Luật tố tụng dân sự là văn bản pháp luật áp dụng chung cho tất cả các tranh chấp phát sinh nếu các bên trước đó không có thoả thuận giải quyết theo con đường trọng tài. Bên cạnh đó, một số qui định hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự lại chưa thể hiện đúng bản chất và nguồn gốc phát sinh tranh chÊp.

2. Đánh giá về các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp

Khi giải quyết tranh chấp liên quan đến giấy tờ có giá, ngoài những nội dung thường gặp, có một số vấn đề sau đây được các bên quan tâm và hiện cũng chưa được giải quyết thỏa đáng

Thứ nhất, việc xác định giá trị của giấy tờ có giá. Tranh chấp liên quan

đến giấy tờ có giá luôn mang tính thương mại, vì vậy việc xác định giá trị của giấy tờ có giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các bên có liên quan.

Giá trị thực của giấy tờ có giá thấp hơn hoặc cao hơn giá trị được thoả thuận hoặc định trước đều làm tổn hại tới lợi ích của người trả tiền. Chẳng hạn, việc

đánh giá giá trị doanh nghiệp quá cao, làm nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá

ảo, phần sở hữu giá trị doanh nghiệp của cổ đông không tương xứng với phần vốn họ đã thực tế trả cho việc nắm giữ cổ phiếu của mình. Cũng có thể là cổ

phiếu, nhưng nếu chúng được sử dụng làm tài sản để góp vốn tại một công ty, hoặc làm tài sản bảo đảm cho một nghĩa vụ trả nợ mà đánh giá quá cao so với giá trị thật của chúng, lợi ích của các chủ thể khác tham gia góp vốn và bản thân công ty có vốn góp bằng cổ phiếu của một công ty khác hoặc bên thụ hưởng nghĩa vụ sẽ bị tổn hại. Về phía các cơ quan tài phán, việc định giá thấp lượng giấy tờ có giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khoản án phí cho vụ việc.

Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự qui định về định giá tài sản nói chung, nhưng

đối với giá trị của tài sản là giấy tờ có giá hoàn toàn không dễ dàng trong việc xác định. Đối với các loại giấy tờ xác nhận phần vốn góp, việc định giá trị thực cho các loại giấy tờ này phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, giá cả của các loại giấy tờ có giá cùng loại trên thị trường, mức độ thanh khoản của giấy tờ có giá... Tất cả những tiêu chí này đều chưa được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn. Nếu như một trong những yếu tố gây tranh chấp là giá, giá trị của giấy tờ có giá mà chưa giải quyết thỏa đáng, có lẽ mục

đích giải quyết vụ việc trong trường hợp này chưa đạt được.

Thứ hai, việc thực hiện cam kết của tổ chức phát hành. Khi phát hành bất kỳ giấy tờ có giá nào, tổ chức hoặc cá nhân phát hành đều cam kết thực hiện một/một số hành vi nhất định. Chẳng hạn như, đối với giấy tờ có giá là séc, hối phiếu đòi nợ được hiểu là một cam kết trả tiền vô điều kiện khi giấy tờ có giá được nộp vào tổ chức thanh toán trong thời gian có hiệu lực. Hoặc đối với các loại giấy tờ có giá là cổ phiếu ưu đãi cổ tức hoặc ưu đãi hoàn lại, theo

đó cổ đông sẽ được quyền vừa nhận cổ tức và có thể nộp cổ phiếu để đòi lại phần vốn góp vào bất kỳ thời điểm nào (cổ phiếu hoàn lại) hoặc nhận cổ tức theo tỷ lệ ổn định và tỷ lệ thưởng (ưu đãi cổ tức). Những cam kết này hoàn toàn có khả năng không được thực hiện. Chẳng hạn tình trạng phát hành séc quá số dư, không có khả năng thanh toán đối với các hối phiếu đòi nợ, không thực hiện cam kết mua lại cổ phiếu đã là vấn đề thường xuyên xảy ra trong thực tiễn đời sống kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện những cam kết này lại hoàn toàn chưa rõ ràng. Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự qui định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa thể hiện khả năng tiên liệu thực hiện những yêu cầu nêu trên.

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)