II. Các đặc điểm và bản chất pháp lý của quyền yêu cầu
4. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
Việc thông qua Luật sở hữu trí tuệ thể hiện sự thành công của Việt nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt nam. Đây cũng là tiền đề
để Việt nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá thoả mãn với thành công này. Bởi vì, như đã chỉ ra ở trên, những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong BLDS năm 2005 cũng như Luật sở hữu trí tuệ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần phải khắc phục.
4.1 Phương phướng chung
Trước hết, phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, phải coi sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ là điều bắt buộc các quốc gia phải thực hiện trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, chúng ta có sự đầu tư
thích đáng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Pháp luật sở hữu trí tuệ cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt nam.
Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý không phải chỉ là hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn bao gồm cả pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật tố tụng dân sự...Tức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp.
Cần phải thấy rằng, khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ vô
cùng quan trọng, ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ bị giảm sút rất nhiều nếu
chúng ta đặt sở hữu trí tuệ ngoài quan hệ thương mại. “Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không thoả đáng bị coi là thực tiễn thương mại thiếu lành mạnh và là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa”27. Nội dung của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) đã chứng tỏ điều này.
Thứ hai, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ phải khắc phục được những bất cập, hạn chế còn tồn tại đã được đề cập tại phần 2. Đó là, pháp luật sở hữu trí tuệ phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta đã và sẽ là thành viên, đặc biệt là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Bởivì, đây là những công
ước xương sống của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Hơn nữa, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả
các chủ thể sáng tạo và các chủ thể có liên quan khác chứ không được gây phiền hà cho họ.
4.2 Một số kiến nghị cụ thể
- Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, các quy
định pháp luật cụ thể về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, xem xét để loại bỏ, sửa
đổi, bổ sung quy định nào, văn bản nào.
- Xây dựng và ban hành ngay hai Nghị định: Nghị định hướng dẫn các quy
định về quyền tác giả trong BLDS và Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong BLDS và Luật sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh những vần đề cơ bản nhưng lại chỉ được quy định chung chung trong BLDS, Luật sở hữu trí tuệ và
đang phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả; Việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ Cần chấm dứt tình trạng quy định trong Bộ luật và Văn bản luật rằng “Chính phủ quy định chi tiết ” nhưng sau đó Chính phủ không ban hành văn bản hướng dẫn. Đây chính là trường hợp quy định tại
27 Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong qúa trình hội nhập. Nhà xuất bản Bản đồ. Hà nội, tháng 7-2002.
Trang 1.
Đ748 BLDS năm 1995. Theo điều luật này, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được nhà nước bảo hộ theo quy định riêng, tuy nhiên cho đến nay BLDS năm 1995 đã được thay thế bằng BLDS năm 2005 nhưng nhà nước chưa quy
định cụ thể về vấn đề này!
- Quy định phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình. Cho đến nay, vẫn còn nhiều người cho rằng không thể xác định được chính xác giá của tài sản vô
hình, việc xác định giá tài sản vô hình là điều không tưởng. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, hoàn toàn có thể xác định được giá trị tài sản vô hình. Theo Hướng dẫn số 4 của Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, có ba loại phương pháp để thẩm định giá trị tài sản vô hình. Cụ thể là: Phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thị trường. Trong từng loại phương pháp này lại có nhiều phương pháp cụ thể phục vụ cho việc xác định giá trị tài sản vô hình28. Dựa trên những phương pháp này, nhãn hiệu Coca-Cola được
định giá là 69,637 tỉ USD, Microsoft trị giá 64,091 tỉ USD29 Tuy nhiên, việc
áp dụng những phương pháp này chưa thích hợp với điều kiện kinh tế của nước ta. Bởi vậy, chúng ta cần phải xây dựng những phương pháp xác định giá
trị tài sản vô hình cho tương thích với hướng dẫn của Uỷ ban thẩm định giá
quốc tế và thông lệ quốc tế, nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt nam.
Để làm được điều này, đòi hỏi sự đóng góp công sức của các chuyên gia tài chính cùng với các cơ quan xây dựng pháp luật.
- Quy định về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công
ước Paris và Hiệp định TRIPs. Cụ thể, quy định bảo hộ quyền sở hưũ trí tuệ
đối với công nghệ sinh học; mở rộng phạm vi bảo hộ đối với kiểu dáng hàng dệt; quy định phạm vi rộng hơn những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá như: không gian ba chiều, âm thanh, thậm chí cả các dấu hiệu mùi, vị.
28 Xem thêm “Sở hữu trí tuệ, một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, Kamil Idris, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Trang 59. “Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình”, Đoàn Văn Trường. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà nội, năm 2005.
29 Theo Tạp chí Business Week năm 2003.
- Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hành chính.
Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ
đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp
đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng.
Ban hành những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho Toà án cho phù hợp với Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).
Nhanh chóng ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hoạt động kiểm soát biên giới nhằm chống lại việc vi phạm quyền sở hưũ trí tuệ gắn liền với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nước ta.
- Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật h×nh sù.
Quy định những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mới xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như: phá hoại thông tin trên mạng, ăn cắp thông tin trên mạng bằng cách mã hoá, phá khoá
hoặc sử dụng bất hợp pháp các thiết bị nhận tín hiệu, đầu đọc tín hiệu.
Tăng mức chế tài hình sự đối với những tội danh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, cần phải tăng mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền quy định hiện nay chỉ là 200 triệu đồng.
Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các tội xâm phạm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xét xử của các Toà án trong phạm vi cả
nước. Bởi vì, đây là một lĩnh vực mới trong hoạt động xét xử của Toà
án, các thẩm phán và cán bộ không có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Quy định rõ ràng về hai tội: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và Tội sản xuất và buôn bán hàng giả với yêu cầu phải phân biệt được hai tội này. Trong đó, cần phân biệt hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Để có thể xác định được một sản phẩm là hàng giả hay hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, có thể căn cứ vào chủ thể mà các Đ156 và Đ171 BLHS bảo vệ. Đ156 bảo vệ các chủ thể kinh doanh hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Còn Đ171 trước tiên bảo vệ cho chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân định như sau:
Nếu hàng được sản xuất, kinh doanh do sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp để tăng lợi nhuận chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, nên coi đó là hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải là hàng giả. Trong trường hợp này, quyền lợi của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp bị ảnh hưởng lớn nhất.
Nếu hàng được sản xuất, kinh doanh do sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì nên coi là hàng giả. Hàng giả cần phải xác định theo nội dung chứ không phải theo hình thức. Như vậy, không còn khái niệm hàng giả
về hình thức mà chỉ có hàng giả về nội dung. Cho nên, cần phải sửa đổi hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua thương lượng, hoà giải.
Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua thương lượng, hoà giải là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức thông qua vai trò trung gian hoà giải của những người có kiến thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đó là luật sư và các chuyên gia sở hữu trí tuệ. Trên thế giới, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Còn ở nước ta, mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng trong thực tế biện pháp này đã được áp dụng hiệu quả ở một số thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay cần được khuyến khích. Bởi vì, hiện nay, ở nước ta, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của các cán bộ trong những cơ quan chuyên trách chưa tốt, trong khi đó những người có trình độ cao trong lĩnh vực này lại hoạt động chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh như các công ty/văn phòng tư vấn sở hữu trí tuệ, công ty/văn phòng tư vấn luật và các đại diện sở hữu trí tuệ.
4.3 Điều kiện cần thiết để thực hiện thành công những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, cần phải đầu tư vật chất thích đáng cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào những công việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Nhà nước cần có kế hoạch rõ ràng về việc đầu tư tài chính cho việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Bởi vì, hoạt động này không thể thực hiện được nhanh chóng
“một sớm một chiều” và nó đòi hỏi sự góp sức của nhiều cá nhân, tổ chức khác chứ không phải chỉ cơ quan lập pháp. Đó là: giảng viên các trường đại học, cán bộ sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ như cơ
quan bản quyền, cơ quan sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan, cảnh sát kinh tế, cán bộ Toà án
Thứ hai, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật hữu trí tuệ. Chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về vai trò sở hữu trí tuệ và pháp luật hữu trí tuệ, chúng ta mới có được pháp luật sở hữu trí tuệ tốt. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cũng khẳng định vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng là mấu chốt để nâng cao chất lượng của pháp luật sở hữu trí tuệ và hiệu quả thực thi trong Chiến lược hành động của mình30. Đồng thời, cần nâng cao trình độ pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của các cán bộ xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế. Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta, trong khi đã từ lâu được quan tâm và đầu tư thích đáng ở hầu hết các nước khác trên thế giới. Cho nên, thông qua quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta tham khảo pháp luật cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các nước phát triển (như Châu Âu, Mỹ, Nhật) và của các nước có bối cảnh kinh tế-xã
hội “gần” với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nên dập khuôn một cách máy móc mà cần xem xét kỹ lưỡng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thứ tư, cần đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong những công việc nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Phải coi việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ không chỉ là việc của các cơ quan lập pháp mà phải coi đó là việc của toàn dân, của các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các đại diện sở hữu trí tuệ, những người sáng tạo…Chỉ như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta mới thực sự khuyến khích sự sáng tạo, là cơ sở pháp vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và có tính khả thi cao.
5. KÕt luËn
30 Xem thm môc Strategies ca website:
Không phải chỉ ở những nước kém phát triển và nước đang phát triển như Việt nam, pháp luật mới tồn tại hạn chế, bất cập mà ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện nhất thế giới, chúng ta vẫn tìm thấy những lỗ hổng, những khiếm khuyết. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc, thận trọng và khách quan khi nhìn nhận những khiếm khuyết đó và có phương hướng, cách thức hoàn thiện nó. Pháp luật sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật mới ở nước ta, bởi vậy không tránh khỏi hạn chế. Chúng ta cần phải tích cực hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ với mục tiêu lĩnh vực pháp luật này phải “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ” (Điều 7 Hiệp định TRIPs)./.