Hướng hoàn thiện các loại tài sản trong Bộ luật Dân sự việt nam

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

sản. Phân biệt rõ ràng các loại tài sản có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng của các giao lưu dân sự và phương thức thực hiện nghĩa vụ.

- Phân biệt tài sản là bất động sản, trước hết căn cứ vào bản chất là

“không di dời ”. Tài sản không tự nó di chuyển được từ chỗ này đến chỗ khác hoặc do ngoại lực tác động cũng thể dịch chuyển được như đất đai. Hoặc cây lâu năm gắn liền với đất như cây lấy gỗ hoặc lấy quả. Về nguyên tắc những cây này không chuyển dịch được từ chỗ này đến chỗ khác, nó gắn liền với đất

đai. Nếu chuyển dịch cây thì phải thay đổi hình dáng kích thước ban đầu của nó, có nghĩa là không còn giữ nguyên bản chất ban đầu của cây đó. Hoặc một tài sản do con người tạo ra gắn liền với đất đai như nhà ở, công trình xây dựng, không thể chuyển dịch từ nơi này đến nơi khác một cách tự do. Trường hợp tháo dỡ để chuyển đến nơi khác thì nó không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Mặc dù công dụng không thay đổi nhưng giá trị bị tiêu hao.

- Căn cứ thứ hai để phân loại tài sản là bất động sản là dựa vào công dụng của tài sản. Một tài sản căn cứ vào đặc điểm di dời được là động sản.

Tuy nhiên khi nó gắn với một bất động sản như là một yếu tố cần thiết cho việc khai thác bất động sản, làm tăng giá trị nghệ thuật giá trị tiêu dùng của bất động sản. Nếu di dời động sản này sẽ làm cho việc khai thác sử dụng bất

động sản không bình thường, kém hiệu quả, thì cần phải coi động sản đó là một bộ phận không thể tách khởi bất động sản. Ví dụ như quạt trần, đèn điện, cánh cửa của ngôi nhà...Nếu chủ sở hữu bán ngôi nhà mà tháo dỡ quạt, cánh cửa...chủ sở hữu mới sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng nhà ở, hay nói cách khác không sử dụng bình thường ngôi nhà mới mua. Do vậy, khi bán nhà phải chuyển giao cho người mua ngôi nhà và tài sản được coi là bộ phận không thể thiếu của ngôi nhà đó.

Vậy, bất động sản do công dụng là tài sản phục vụ cho việc khai thác công dụng của bất động sản mà tài sản gắn liền theo ý chí của chủ sở hữu bất

động sản. Việc khai thác công dụng của bất động sản phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu. Chủ sở hữu muốn khai thác bất động sản có hiệu quả và thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hay nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên chủ sở hữu dùng các tài sản là động sản có công dụng chung với bất động sản và gắn với bất động sản và phải coi đây là một bộ phận của bất động sản.

- Bất động sản là quyền tài sản có đối tượng gắn liền với một bất động sản. Tài sản có thể quyền tài sản, quyền này gắn liền với một bất động sản

hoặc động sản. Nếu đối tượng của quyền là một bất động sản, vì vậy quyền tài sản không thể tách dời khỏi bất động sản và khi chuyển dịch bất động sản cho chủ thể khác thì phải chuyển quyền trên bất động sản đó. Ví dụ: quyền sở hữu tài sản, khi chủ sở hữu chuyển tài sản cho chủ thể khác mặc nhiên chuyển quyền sở hữu của mình cho chủ sở hữu mới. Ngược lại khi chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu bất động sản thì phải chuyển bất động sản cho chủ sở hữu mới.

Vì vậy các quyền tài sản gắn liền với bất động sản là bất động sản.

Ngoài các tiêu chí trên, để tạo điều kiện cho chủ sở hữu khai thác tài sản của mình có hiệu quả, pháp luật có thể qui định một số bất động sản là

động sản và ngược lại nhưng cần qui định cụ thể trong bộ luật dân sự, làm cơ

sở pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản.

Trong Chương XI của Bộ luật Dân sự qui định các loại tài sản cần phải cơ cấu lại theo hướng tách làm hai chương.

Tên chương: Các loại tài sản

Tên điều: Tài sản phân chia thành bát động sản và động sản Tên điều: Bất động sản theo các tiêu chí

Tên điều: Động sản theo bản chất, theo pháp luật qui định.

Tên chương: Các loại vật ( gồm các Điều từ 175 đến 180)./

VậT - BảN CHấT Và CHế Độ PHáP Lý CủA VậT VớI TƯ CáCH Là MộT LOạI TàI SảN

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)