Phân loại quyền tài sản

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 103 - 109)

III. Phương hướng hoàn thiện qui định pháp luật về giấy tờ có giá

2. Phân loại quyền tài sản

Phân loại quyền tài sản nhằm xác định rõ các loại quyền tài sản, để phục vụ cho việc nghiên cứu và giải quyết các tranh chấp về quyền tài sản;

xác định đầy đủ các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của các bên chủ thể trong quan hệ tài sản nhất định, đồng thời còn nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba (nếu có) trong quan hệ về quyền tài sản.

Tiêu chí để phân loại quyền tài sản có thể được dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Những tiêu chí cơ bản dựa theo nội dung của quyền tài sản, theo tính chất, theo các căn cứ phát sinh, theo chủ thể, đối tượng của quyền tài sản

để phân loại.

- Nếu quyền tài sản được dựa trên đối tượng để phân loại, thì có quyền tài sản liên quan đến bất động sản và quyền tài sản liên quan đến động sản;

- Nếu căn cứ theo gía trị sử dụng tài sản, thì quyền tài sản có đối tượng là tư

liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;

- Nếu căn cứ vào thời điểm quyền tài sản được hình thành, thì quyền tài sản có

đối tượng là vật đang tồn tại và quyền tài sản có đối tượng là vật được hình thành trong tương lai

- Nếu quyền tài sản được xác định theo căn cứ phát sinh thì có căn cứ theo thoả thuận và có căn cứ theo qui định của pháp luật;

- Nếu xét về mối quan hệ của chủ thể trong quan hệ về quyền tài sản, thì có chủ thể mang quyền tài sản và chủ thể mang nghĩa vụ về tài sản.

- Nếu xác định theo trách nhiệm bồi thường thiêt hại về tài sản, thì bên có quyền tài sản là bên bị gây thiệt hai, thì bên có trách nhiệm về tài sản là bên phải bồi tường thiệt hại.

Mỗi tiêu chí phân loại quyền tài sản nêu trên đều có những đặc điểm khác nhau và không phải là những tiêu chí cơ bản, tổng quát trong việc phân loại quyền tài sản. Vì tính chất của quyền tài sản cũng là tài sản theo qui định tại Điều 163 BLDS, do vậy tài sản mang giá trị thanh toán, đều có thể dùng để trao đổi trong các quan hệ về tài sản, do vậy việc phân loại quyền tài sản theo những tiêu chí trên, không giải quyết hết được các loại quyền tài sản là một quan hệ pháp luật dân sự, có đặc điểm của quan hệ về quyền sở hữu tài sản.

Với những lý do trên, chúng tôi phân loại quyền tài sản theo ba tiêu chí:

Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản, quyền tài sản gắn với quyền nhân thân và quyền tài sản không gắn với quyền nhân thân. Xuất phát từ các căn cứ làm phát sinh quyền tài sản và căn cứ vào các đặc điểm của các đối tượng do pháp luật dân sự điều chỉnh, hai nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, được lấy làm tiêu chí để phân loại quyền tài sản.

a) Quyền nhân thân gắn với quyền với tài sản

Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản, được xác định theo những căn cứ, quyền tài sản của chủ thể được xác định trên mối quan hệ nhân thân nhất

định. Nếu không có quyền nhân thân, thì quyền tài sản của chủ thể không thể

được xác lập. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản, là sự thể hiện mối liên hệ hữu cơ, mật thiết giữa quyền nhân thân liên quan đến quyền tài sản, nếu thiếu quyền này thì không thể có quyền kia.

- Trong lĩnh vực sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học quyền nhân thân của tác giả tác phẩm là tiền đề của quyền tài sản. Khi tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhất định được tác giả sáng tạo và được hình thành dưới hình

thức vật chất nhất định, quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả được xác lập. Tác giả có các quyền nhân thân là quyền đặt tên tác phẩm (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng hoặc vô đề), quyền đứng tên tác giả (tên thật, bút danh), quyền thay đổi nội dung tác phẩm, quyền công bố hoặc không công bố tác phẩm, quyền khởi kiện dân sự khi tác phẩm bị xâm phạm. Những quyền nhân thân của tác giả là tiền đề của quyền tài sản. Trong trường hợp tác phẩm, công trình của tác giả được công bố, tác giả được hưởng các quyền tài sản do có việc công bố tác phẩm đó, gồm tiền thù lao, tiền nhuận bút theo qui định của pháp luật hoặc theo thoả thuận và tiền thưởng… Tác giả có quyền chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho người khác theo một giao dịch có đền bù, quyền tài sản của tác giả được xác lập từ giao dịch đó.

- Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp do tác giả sáng tạo và được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá , khi các đối tượng đó

được áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tác giả được trả thù lao trên cơ sở hợp

đồng hoặc theo qui định của pháp luật.

Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản còn được thể hiện trong các quan hệ về quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

- Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, trình tự chuyển dịch tài sản của một người đã chết cho những người khác còn sống theo điều kiện, trình tự hàng thừa kế, được xác định trên cơ sở diện thừa kế theo pháp luật. Các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế là dựa trên các quan hệ nhân thân giữa những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật. Quyền thừa kế theo pháp luật của cá nhân được xác định dựa trên quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản khi còn sống và những người thừa kế theo hàng.

Nhằm bảo vệ quyền tài sản của những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, Điều 669 Bộ luật dân sự đã qui

định những người là bố, mẹ, vợ, chồng, các con dưới mười tám tuổi của người

để lại di sản và các con của người để lại di sản tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động, thì người để lại di sản có thể truất quyền thừa kế của họ hoặc chỉ để cho họ hưởng một phần di sản thấp hơn 2/3 của một suất thừa kế được chia theo pháp luật, thì mỗi người trong số họ vẫn được hưởng một phần di sản thừa kế tối thiểu bằng 2/3 của suất thừa kế được chia theo

pháp luật. Như vậy, quyền thừa kế của những người nói trên được bảo đảm thực hiện là căn cứ vào họ có quan hệ nhân thân với người để lại di sản.

Trong quan hệ thừa kế thế vị, quyền thừa kế là quyền tài sản của các cháu hoặc của các chắt được bảo đảm thực hiện trong trường hợp con hoặc cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu hoặc chắt được nhận phần di sản thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc của các cụ nội, cụ ngoại phần mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt được hưởng nếu còn sống.

Quyền thừa kế theo pháp luật là quyền tài sản được xác định dựa trên quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản khi còn sống với những người có quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Quyền được thừa kế theo di chúc của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cũng là quyền tài sản của người thừa kế, nhưng quan hệ nhân thân trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc, không có tính quyết định đến quyền tài sản của người được thừa kế theo di chúc.

b) Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân

Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân được hiểu là quyền tài sản của một người được thực hiện theo một sự kiện pháp lý nhất định và quyền đó không thể chuyển giao cho người khác. Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân không phải là tài sản không chuyển giao được, nhưng theo qui định của pháp luật khi quyền tài sản gắn với quyền nhân thân của chủ thể, thì không

được chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch.

Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân, thường phát sinh trong trường hợp một người bị gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư, người có quyền được cấp dưỡng, thì quyền hưởng bồi thường thiệt hại, quyền được cấp dưỡng (quyền tài sản) chỉ thuộc về họ, không thể là người khác.

Quyền tài sản của một người phát sinh trong trường hợp người đó bị gây thiệt hại, những thiệt hại đó là những thiệt hại về quyền nhân thân của cá

nhân, người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người có quyền nhân thân bị gây thiệt hại. Quyền tài sản gắn liền với quyền nhân thân của chủ thể, không được chuyển giao.

Quyền tài sản gắn liền với quyền nhân thân của chủ thể, trong trường hợp một người bị gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín có

quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật gây thiệt về các quyền nhân thân của họ, phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Quyền được cấp dưỡng là quyền tài sản liên quan đến quyền nhân thân của chủ thể, được pháp luật qui định và quyền đó cũng không thể chuyển giao cho người khác. Người được cấp dưỡng là người có quyền tài sản, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho mình.

c) Quyền tài sản không gắn với quyền nhân thân

Trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền tài sản không gắn với nhân thân là quyền tài sản được thực hiện một cách độc lập và quyền tài sản này có thể chuyển giao được theo thoả thuận. Hay nói cách khác, quyền tài sản không gắn với quyền nhân thân, các bên trong quan hệ có thể thoả thuận làm thay

đổi được nội dung của quan hệ pháp luật có đối tượng là quyền tài sản đó.

Trong tất cả các giao dịch dân sự có đối tượng là tài sản, thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của các bên được xác lập theo hoả thuận.

Quyền tài sản của một bên được đáp ứng theo sự thực hiện nghĩa vụ của bên kia giao dịch. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại về tài sản không gắn với quyền nhân thân của một hoặc hai bên chủ thể. Các quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng dân sự hợp pháp như: Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê koán tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản , các biện pháp bảo đảm thực hiện nghiã vụ dân sự, các bên của quan hệ đều có quyền thoả thuận để chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản cho người thứ ba hoặc thoả thuận làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của một hoặc các bên hoặc thoả thuận làm thay đổi chủ thể của quyền và chủ thể của nghĩa vụ hoặc thoả thuận làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của một hoặc các bên trong giao dịch dân sự. Các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh theo thoả thuận, không có mối liên hệ với quyền nhân thân của một hoặc các bên chủ thể tham gia giao dịch. Quyền tài sản phát sinh từ giao dịch dân sự hợp pháp, có tính chất độc lập với quyền nhân thân của các chủ thể tham gia giao dịch đó. Trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản thì quyền tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, có mối quan hệ hữu cơ với quyền sở hữu tài sản. Vì chủ sở hữu thực hiện quyền tài sản của mình theo chính nội dung quyền sở hữu và thực hiện quyền đó trong giao lưu dân sự với tư cách chủ sở hữu của tài sản. Chủ sở hữu thực hiện quyền tài sản của mình

một cách trực tiếp, đồng thời chủ sở hữu quyền tài sản có thể chuyển giao quyền tài sản cho chủ thể khác hoặc yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với mình, tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó, là quyền tài sản của chủ sở hữu.

Kết luận: Nghiên cứu quyền tài sản, đặc điểm của quyền tài sản và phân loại quyền tài sản là việc cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của quyền tài sản – là tài sản. Xác định sự khác biệt và mối liên hệ tương đồng giữa quyền tài sản và vật, tiền, giấy tờ có giá cũng là tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Qua nghiên cứu đề tài, nhằm xác định tính chất của quyền tài sản trong mối liên hệ với quyền sở hữu tài sản, để xác định quyền tài sản là khách thể của quyền sở hữu tài sản và là

đối tượng của các giao dịch dân sự, để có sự thống nhất trong việc nhận thức về quyền tài sản trong quan hệ về quyền sở hữu, phục vụ cho công tác giảng dậy, áp dụng pháp luật, học tập và nghiên cứu vấn đề có tính cấp thiết này./.

QUYềN Sử DụNG ĐấT: ĐặC ĐIểM

Và NộI DUNG PHáP Lý CủA QUYềN Sử DụNG ĐấT

ThS. TrÇn Quang Huy Giảng viên chính, Trường Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)