Trong quan hệ pháp luật dân sự, tài sản là đối tượng chính của các giao dịch. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là tài sản và các yếu tố cấu thành tài sản chưa có công trình khoa học nghiên cứu về nó. Vì thế, nghiên cứu về tài sản có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ về tài sản. Trong mỗi chế độ xã hội có quan điểm về tài sản khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của giai cấp thống trị, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá
của mỗi dân tộc. Thông thường, tài sản là vật chất có giá trị đối với con người.
Tuy nhiên, trong chế độ La mã cổ đại, nô lệ được coi là tài sản. Đây là tài sản có giá trị đặc biệt quan trọng là công cụ lao động tạo ra sản phẩm hàng hoá
của giai cấp chủ nô. Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu nô lệ của giai cấp bóc lột, tạo điều kiện cho họ khai thác triệt để sức lao động của nô lệ. Trong xã hội hiện đại quan niệm về tài sản được mở rộng. Tài sản không những là vật chất mà còn là những sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, đó là loại tài sản vô
hình như quyền sở hữu trí tuệ.
Trong xã hội, con người chiếm hữu của cải vật chất để phục vụ cho các nhu cầu của mình. Mỗi người chiém hữu một số lượng của cải vật chất nhất
định phụ thuộc vào điều kiện khả năng của từng người. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh, cần phải trao đổi các sản phẩm do lao động tạo ra. Những sản phẩm này mang một giá trị nhất định gọi là hàng hoá. Như vậy những vật có giá trị là đối tượng của các giao dịch. Khi chuyển dịch vật, hàng hoá, các chủ thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng, hoặc quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng đó cho người khác.
Khi nền kinh tế phát triển thì các nhu cầu của con người tăng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển của kinh tế. Mỗi cá nhan có những nhu cầu, lợi ích khác nhau, vì thế các đối tượng của giao dịch cũng đa dạng và việc trao đổi
hàng hoá. thanh toán nghĩa vụ được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như mua bán hàng hoá, làm một công việc tính được giá trị tương đương.
Tuy nhiên, không phải bao giờ các quan hệ trao đổi được thực hiện thành công như thoả thuận. Cho nên, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trả vật hoặc phải bồi thường bằng một giá trị nhất tương ứng với nghĩa vụ vi phạm. Quyền này gắn liền với một tài sản hoặc trị giá bằng một số tiền tương ứng. Đây là quyền tài sản của chủ thể bị vi phạm.
Con người không những mua bán, trao đổi các loại hàng hoá mà còn trao đổi mua bán các giá trị tinh thần như các loại dịch vụ vui chơi, giải trí hoặc các tác phẩm văn học nghệ thuật... Đây là loại hàng hoá đặc biệt, được tạo ra bằng kết quả hoạt động tinh thần sáng tạo của con người, cho nên người tạo ra sản phẩm trí tuệ có quyền sở hữu các đối tượng đó. Người nào muốn thụ hưởng, sử dụng các sản phẩm tinh thần này phải trả cho chủ sở hữu một khoản lợi ích vật chất nhất định, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong cuộc sống sinh hoạt, ngoài những vật phẩm như lương thực, thực phẩm cần thiết con người còn cần đến những loại vật chất khác để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Các vật phẩm này có giá trị kinh tế khác nhau, có thể có ích cho người này nhưng không có ích cho người khác nhưng nó mang lại cho chủ sở hữu một lợi ích nhất định. Những vật đó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cần nó để khai thác công dụng của vật phục vụ các nhu cầu khác nhau.
Trong quan hệ dân sự các chủ thể sở hữu, trao đổi, chuyển dịch cho nhau các lợi ích vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của các chủ thể.
Các lợi ích này thể hiện qua việc chiếm hữu một vật, một quyền lợi nào đó
được gọi là tài sản. Tuy nhiên, tài sản là đối tượng của quan hệ dân sự được pháp luật cho phép lưu thông.
Vậy tài sản là một lợi ích vật để thoả mãn các nhu cầu của con người,
được thể hiện thông qua việc chiếm hữu, khai thác công dụng của một vật tồn tại trong thế giới tự nhiên hoặc các quyền liên quan đến các lợi ích vật chất.
Trong luật La Mã cổ đại qui định vật là đối tượng của chiếm hữu, nó thuộc về một chủ thể nhất định. Khái niệm “Res” chỉ đồ vật thuộc chiếm hữu của con người có thể là ruộng đất, súc vật cầy kéo và nô lệ. Vật là đối tượng của chiếm hữu được phân chia thành động sản (res mobiles) gồm những vật dịch chuyển được trong không gian mà không thay đổi giá trị sử dụng của nó.
Động sản được phân chia thành hai nhóm đó là vật chuyển dịch được là do có sự tác động từ bên ngoài và vật chuyển dịch được là do chính bản thân nó (như
động vật di chuyển).
Bất động sản là những đồ vật không không thay đổi vị trí trong không gian. Bất động sản chủ yếu là đất đai và những vật gắn liền với nó gồm các công trình xây dựng (inaedificatio) và các vật khác. Sự phân chia này có ý nghĩa đối với chủ sở hữu đất đai, nếu trên đất đó mà có những gì, thì đều là của họ. Điều này sẽ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ mà đối tượng là đất
đai và vật trên đất.
Ngoài việc phân chia vật như trên Luật La Mã còn phân chia vật thành các loại như đồ vật phân chia được và đồ vật không phân chia được, vật thay thế được và vật không thay thế được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao…
Việc phân chia các loại vật như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự của bên thụ trái. Vật tiêu hao là đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu. Vật đặc
định là đối tượng của hợp đồng cho mượn, cho thuê.. Trường hợp làm mất vật thì dùng vật khác cùng loại để bồi thường…
ở Việt Nam các bộ luật cổ chủ yếu qui định về điền sản. Trong Quốc triều Hình luật, Chương Điền sản gồm 39 điều (Đ342-373), ngoài ra luật qui
định nhà, cửa là đối tượng của hợp đồng mua bán. Luật không qui định cụ thể nhà cửa thuộc loại tài sản nào. Quốc triều Hình luật qui định điền thổ là
đối tượng của sở hữu tư nhân.Trong đó, điền sản là ruộng đất để canh tác và dùng làm hương hoả, Ngoài những tài sản trên, luật không qui định về các loại tài sản khác. về vấn đề này, Tác giả vũ Văn Mẫu trong lời tựa của cuốn Hồng
Đức thiện chính thư (Sài gòn 1959) cho rằng: ”Điều này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư
bản chính yếu, các động sản khác chỉ là nhũng vật có ít giá trị”.
Trước thế kỷ thứ XIV nông nghiệp nông thôn Đại Việt từng tồn tại loại hình kinh tế đại điền trang với kiểu bóc lột nông nô, nô tỳ thời Lí, Trần. Nền kinh tế này cơ bản đã bị thủ tiêu vào cuối thế kỷ thứ XIV. Sang thời Lê sơ, chế
độ lộc điền lớn chư từng có, Vua ban cho quan lại cần thần nhà cửa, ruộng đất.
Tuy nhiên các điền sản này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, quan lại được dụng ích suốt đời. Mặt khác, chế độ quân điền được thực hiện, ruộng đất chia cho nhân dân để canh tác và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đây là
một chính sách đất đai mới của Nhà Lê nhằm đảm bảo lương thực cho nhân dân và quân lương cho nhà nước. Vào thời kỳ này đất đai là tài sản quí nhất là vốn liếng của nông dân, là công cụ bóc lột của quan lại đỗi với người nghèo thông qua việc phát canh thu tô. Vì vậy, trong luật điều chỉnh loại tài sản chủ yếu là điền thổ, còn các tài sản khác giá trị nhỏ nên luật không đề cập đến.
Khác với Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật qui định về tài sản là đối tượng của sở hữu, giao dịch và thừa kế. Tài sản chia thành gia tài và điền sản ( 11- Ty ấu tư thiên dụng tài- Điều lệ). Gia tài là nhà ở và của cải, vật dụng trong nhà. Những tài sản này do tôn trưởng quản lý. Trường hợp phân chia di sản thừa kế, thì gia tài và điền sản chia đều cho số con trai không phân biệt con tỳ thiếp hay con dòng chính.
Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật đã phân biệt tài sản (của cải) và điền sản.
Của cải là những tài sản trong nhà như trâu bò, tiền bạc. Điền sản là đất canh tác gồm ruộng nương, vườn, ao, đầm nuôi thuỷ sản. Đây là những tài sản có tầm quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, trong luật qui định nhà ở là
đối tượng của mua bán, cho tặng, thừa kế...
Sau Luật La Mã, Bộ luật dân sự hoàn chỉnh của nhân loại được ban hành đó là Bộ luật Dân sự của Cộng Hoà Pháp (1804). Trong Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Pháp qui định cụ thể về các loại tài sản. Điều 516 qui định: Tất cả mọi tài sản đều là động sản hoặc bất động sản”. Tài sản qui định trong Luật dân sự của Cộng hoà Pháp là những vật, lợi ích vật chất phục vụ cho các nhu cầu của con người như các quyền lợi vật chất (quyền tài sản) đều thuộc quyền sở hữu của các nhân. Điều 517: Tài sản là bất động sản do tính chất, do mục
đích sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản. Những tài sản do tính chất không di rời được như đất đai, công rình xây dựng và những tài sản đặt cố
định trên các công trình xây dựng là một phần của công trình xây dựng đó, nó trở thành bất động sản. Những vật mà chủ sở hữu ruộng đất đưa vào để phục vụ hoặc khai thác ruộng đất đó là bất động sản do mục đích sử dụng, như các súc vật gắn liền với canh tác, các nông cụ. Ngoài ra, luật còn qui định những
đối tưọng gắn liền với bất động sản cũng coi là bất động sản như hoa lợi của bất động sản, các dịch quyền ruộng đất ( quyền địa dịch..).
Chủ sở hữu đất đai có quyền sở hữu bên trên và bên dưới mặt đất có quyền đào bới, xây tường và hưởng những sản vật dưới đất như các tài sản đào
được dưới đát và trừ mỏ là của Nhà nước. Ngoài việc được hưởng các tài sản
khác từ đất đai, chủ sở hữu còn hưởng các dịch quyền (quyền địa dich) đối với một bất động sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Dịch quyền này do địa thế của tài sản mà có nước chảy từ trên mảnh đất cao xuống mảnh đất thấp, chủ sở hữu mảnh đất thấp không được chăn dòng nước chảy tự nhiên. Dịch quyền do pháp luật qui định như lối di, cửa sổ, tường rào Những dịch quyền này gắn liền với chủ sở hữu suốt đời và phát sinh với những chủ sở hữu kế quyền đối với bất động sản đó. Ngoài những dịch quyền trên, luật cho phép các chủ sở hữu xác lập dịch quyền theo thoả thuận. Loại dịch quyền này chỉ tồn tại đối với các chủ sở hữu đã thoả thuận như dịch quyền thoả thuận về lấy nước từ một nguồn nước khác (không bắt buộc) sẽ kéo theo dịch quyền về lối
đi Ngoài ra chủ sở hữu bất động sản còn phải gánh chịu nhiều dịch quyền khác.
Động sản là các vật do tính chất như các vật có thể tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác như súc vật.. hoặc vật dịch chuyển được do tác động từ bên ngoài ví dụ các vật vô tri (đồ vật). Động sản còn là những loại tài sản do luật qui định như trái phiếu, cổ phiếu trị giá bằng tiền, cổ phần hay lãi suất trong các công ty tài chính. Thậm trí luật qui định bất động sản phụ thuộc vào việc kinh doanh của công ty được coi là động sản (Điều 529) Ngoài ra, động sản còn gồm những tài sản vô hình như các món nợ động sản (quyền tài sản). Các
động sản có thể do chủ sở hữu chiếm giữ cũng có thể do người khác chiếm giữ
theo qui định của pháp luật như cầm cố động sản.
Trong luật Dân sự của Cộng hoà Pháp còn qui định tài sản là các vật
đặc định, hoặc vật chia được là đối tượng của hợp đồng mua bán (Điều 1619).
Việc phân chia vật chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện hợp đồng đó là giao
đúng vật đã bán vậ đã thuê các loại vật này đều là tài sản (động sản hoặc bất
động sản).
Như vậy, Luật dân sự của Cộng Hoà Pháp phân loại tài sản là động sản hay bất động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, hoa lợi, xác định quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là quyền địa dịch và quyền thu hoa lợi. Ngoài ra, phân chia tài sản còn có ý nghĩa trong việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản và phương thức cưỡng chế thi hành án.
Luật qui định chủ sở hữu đất đai có quyền sở hữu trên và dưới mặt đất, do vậy có quyền sở hữu đối với tài sản đàođược, tìm thấy dười lòng đất trừ
hầm mỏ thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Chủ sở hữu ruộng đát có quyền thu hoa lợi từ cây cối mọc trên đất một cách tự nhiên hoặc do gieo trồng. Chủ sở hữu trồng cây, xây dựng công trình bằng cây giống họăc vật liệu của người khác thì có quyền sở hữu đối với cây và công trình xây dựng kể cả trường hợp cây giống và vật liệu có được do hành vi không ngay tình nhưng phải bồi thường giá trị cây giống hoặc giá trị vật liệu cho chủ sở hữu của chúng. Theo qui định đất đai là bất động sản, những tài sản gắn liền với đất đâi cũng là bất
động sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Trường hợp trên nếu buộc chủ sở hữu nhổ cây hoặc phá dỡ công trình xây dựng thì cây sẽ chết và công trình xây dựng bị hư hỏng không sử dụng được. Vì vậy pháp luật công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đất đai về cây và công trình xây dựng là đảm bảo được quyền lợi của tất cả các chủ sở hữu có tài sản đó. Đối với chủ sở hữu rừng có quyền sở hữu đối với chim muông thú rừng đến khu rừng của mình sinh sống trừ những động vật cấm tư nhân sở hữu thuộc về quốc gia.
Như vậy chủ sở hữu đất đai có quyền sở hữu đối với hoa lợi và các tài sản khác trên đất của mình, mặt khác có nghĩa vụ hoặc bị hạn chế một số quyền khi sử dụng đất của mình.
Dịch quyền là một nghĩa vụ đối với một bất động sản tạo điều kiện cho việc sử dụng thuận tiện của một bất động sản của người khác. Theo qui định,
đất đai là bất động sản, vì vậy phải chịu dịch luỵ đối với bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu bất động sản liền kế như nhà ở, công trình xây dựng, đất đai, khi khai thác bất động sản của mình mà cần phải sử dụng một phần đất đai của chủ sở hữu bên cạnh thì các bên thoả thuận với nhau về việc sử dụng hoặc yêu cầu toà án giải quyết. Quyền địa dịch được xác lập đối với đất đai và các bất
động khác như nhà ở, công trình xây dựng, cây cối....Căn cứ vào các qui định của luật về bất động sản, từ đó xác lập quyền địa dịch (nếu có). Chủ sở hữu
được sử dụng dịch quyền khi chuyển quyền sở hữu bất động sản, chủ sở hữu mới tiếp tục được sử dụng dịch quyền đó.
Phân biệt bất động sản và động sản có ý nghĩa trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp tài sản. Điều 2092 BLDS Pháp qui định: “Người nào bị rằng buộc vào một nghĩa vụ cá nhân thì phải thực hiện nghĩa vụ bằng tất cả tài sản của mình động sản và bất động sản hiện có và sẽ có”. Trường hợp người thụ trái có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa