II. Các đặc điểm và bản chất pháp lý của quyền yêu cầu
3. KHáI NIệM, ĐặC ĐIểM CủA QUYềN Sở HữU TRí TUệ
Thuật ngữ “Quyền sở hữu trí tuệ” chính thức được sử dụng trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 1995 của nước ta cũng không đưa ra khái niệm quyền sở hữu trí tuệ. Theo Công ước Stockholm – Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)6 thì “Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới: 1) Các tác phẩm văn học, nghệ
6 Năm 1884, cùng với sự kiện Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực thì Văn phòng Quốc tế đầu tiên, tiền thân của WIPO cũng được thành lập. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời kéo theo sự thành lập Văn phòng Quốc tế thứ hai tiền thân của WIPO vào năm 1886. Năm 1893, hai Văn phòng Quốc tế này dược hợp nhất với tên gọi “Liên Hiệp Văn phòng Quốc tế bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ” được biết đến theo các chữ cái đầu của tiếng Pháp là BIRPI và có trụ sở tại Berne, Thuỵ Sỹ với 7 nhân viên. Ngày nay, WIPO có 182 quốc gia thành viên và số nhân viên làm việc tại Văn phòng lên tới 938 người thuộc 95 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới. Năm 1960, BIRPI chuyển trụ sở từ Berne tới Geneva gần Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác trong thành phố. Một thập kỷ sau đó (năm 1970), Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới có hiệu lực, BIRPI trở thành WIPO. Từ 1974, WIPO là một cơ quan đặc biệt trong hệ thống các tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Năm 1996, WIPO ký Hiệp định hợp tác với Tổ chức thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organization).
thuật và khoa học; 2) Việc thực hiện biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền hình; 3) Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống con người; 4) Các phát minh khoa học; 5) Kiểu dáng công nghiệp; 6) Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại; 7) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật”.
Như vậy, khái niệm “Quyền sở hữu trí tuệ” theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới được hiểu theo nghĩa rộng. Phù hợp với qui định này, Luật Sở hữu trí tuệ của nước CHXHCN Việt Nam (được QH thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2006) đưa ra khái niệm sở hữu trí tuệ như sau:
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Như vậy, theo Luật Sở hữu trí tuệ thì thuật ngữ “Quyền sở hữu trí tuệ”
bao gồm:
* Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học do cá nhân thực hiện. Thông qua hoạt động sáng tsọ nsỳ, khách thể quyền tác giả sẽ phát sing khi tác phẩm được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức vật chất nhất định. Phụ thuộc vào hoạt động sáng tạo của tác giả là độc lập hay không độc lập (theo nhiệm vụ, theo hợp đồng), phụ thuộc vào ý chí của chủ thể liên quan đến việc chuyển giao quyền...mà chủ thể của quyền tác giả có thể là cá nhân (tác giả, đồng tác giả) hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (chủ sở hữu quyền tác giả).
* Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan): Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
* Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
* Quyền đối với giống cây trồng: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
1.2. ĐặC ĐIểM CủA QUYềN Sở HữU TRí TUệ 1.2. 1.Đặc điểm về đối tượng
Kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người đã cho ra đời một loại tài sản đặc biệt – tài sản trí tuệ. Có thể nói, đây là một trong những thành tựu vô cùng quan trọng của con người, đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển bởi “sự sáng tạo là không ngừng”. Khác với tài sản vật chất - những tài sản hữu hình – con người kiểm soát được hoặc có thể kiểm soát được trực tiếp7, tài sản trí tuệ con người không thể kiểm soát một cách tuyệt đối. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mang tính “vô hình”. Như
trên đã phân tích, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là kết quả của hoạt động sáng tạo – đó có thể là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhưng cũng có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp...Dù đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là bất cứ loại nào thì đối tượng đó cũng không phải là một loại vật chất cụ thể. Nó không phải là một cuốn sách chứa đựng nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cũng không phải là một chiếc ô tô mang kiểu dáng công nghiệp...mà đó chỉ là những
“công cụ”, những vật cụ thể hàm chứa những yếu tố của đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cụ thể.
Trên thực tế, bất cứ hành động nào của con người thông thường cũng đều là hành động có trí tuệ, con người trong khả năng của mình tiên lượng và lựa chọn cho mình một hành động theo một phương án tối ưu nhất nhưng không phải mọi kết quả của hoạt động trí tuệ đều là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (Ví dụ, một tướng lĩnh tài ba có thể đưa ra những phương án tối ưu và những phương án này đã thu lại được những kết quả tối ưu khiến chiến thắng
đối phương – đây cũng chính là kết quả của sự hoạt động trí tuệ của bản thân vị tướng lĩnh tài ba này – tuy nhiên, điều đó lại không thể là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật). Để có thể là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì các đối tượng này phải thoả mãn những điều kiện nhất
định do pháp luật qui định.
7 Điều 163 - Bộ luật Dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm tài sản, theo khái niệm này thì các loại tài sản được liệt kê là những tài sản vật chất mà con người kiẻm soát được hoặc có thể kiểm soát được trong tương lai (Tài sản bao gồm: vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền tài sản). Theo qui định của Bộ luật Dân sự năm 2005, những tài sản này là đối tượng của quyền sở hữu tài sản thông thường (tài sản vật chất) và được điều chỉnh bởi các qui định trong Bộluật Dân sự từ Điều 163 đến Điều 279.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn phụ thuộc vào sự qui định của luật pháp quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ qui định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng quốc tế hoá đã đưa các nước gần nhau hơn, do vậy đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được qui định trong các văn bản pháp luật của quốc gia đã có phần phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối tượng của quyền tác được qui định trong Bộ luật Dân sự năm 1995, tiếp đó được đề cập trong Bộ luật Dân sự 2005. Nhìn chung, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật qui định rất rộng, bao gồm các đối tượng của quyền tác giả, đối tượng của quyền liên quan, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng mới.
Đối tượng của quyền tác giả là “Tác phẩm”. Tác phẩm được hiểu “là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào” (Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ).
Theo qui định tại Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ thì các loại hình tác phẩm
được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, phạm vi tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được pháp luật bảo hộ rất rộng, điều này cũng phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, để
có thể là đối tượng của quyền tác giả thì đối tượng này phải thoả mãn các tiêu chÝ sau ®©y:
- Đối tượng của quyền tác giả phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, về quền tác giả nói riêng không bảo hộ những gì thuộc về “ý tưởng”, tức là chưa được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức vật chất nhất định. Hình thức vật chất của tác phẩm ở đây được hiểu là sự phản ánh nội dung của tác phẩm, sự thể hiện tác phẩm ra bên ngoài thế giới vật chất dưới một hình thức nhất định mà người khác có thể cảm nhận được tác phẩm.
- Đối tượng của quyền tác giả phải là kết quả của hoạt động sáng tạo. Sự sáng tạo ở đây được hiểu là sự sáng tạo về nội dung của tác phẩm hoặc sự sáng tạo về hình thức biểu hiện (một truyện ngắn được chuyển thể sang một loại hình tác phẩm khác – tác phẩm sân khấu hoặc điện ảnh...; một bài thơ
được phổ nhạc để trở thành tác phẩm âm nhạc v.v...)
- Đối tượng của quyền tác giả phải là đối tượng được Nhà nước bảo hộ.
Về nguyên tắc, khi một người sáng tạo ra tác phẩm thì họ được coi là tác giả
của tác phẩm đó, cho dù tác phẩm đó được Nhà nước bảo hộ hay không được Nhà nước bảo hộ. Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 1995 có qui định về các tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ8. Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ không qui định về các tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ. Nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ khi qui định về việc bảo hộ tác phẩm không giới hạn cho tác phẩm được bảo hộ, theo đó thì
tác phẩm được bảo hộ là bất cứ tác phẩm nào là kết quả của hoạt động sáng
8Điều 749, Bộ luật Dân sự năm 1995 qui định về “Tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ”. Theo qui định này thì Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội dung sau đây:
a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước;
truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị
đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá
nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
tạo được thể hiện bằng bất kỳ ngôn ngữ hay hình thức nào. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới hậu quả là những tác phẩm có nội dung không lành mạnh, tuyên truyền chống phá chế độ, ảnh hưởng xấu tới đời sống văn hoá của nhân dân...cũng được bảo hộ ? ở đây chúng ta hiểu rằng mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ qui định phạm vi tác phẩm được bảo hộ là rất rộng, không có giới hạn và không có qui định về điều kiện nội dung của tác phẩm, tuy nhiên khi thực hiện việc sáng tạo và hưởng quyền đối với tác phẩm thì chủ thể của quyền tác giả
vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc giới hạn quyền tác giả do pháp luật qui
định9.
Luật Sở hữu trí tuệ cũng qui định về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
“1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.” (Điều 15, Luật Sở hữu trí tuệ)
Đối tượng của quyền liên quan lần đầu tiên được qui định cụ thể, chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ. Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 1995 chỉ qui định về quyền, nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa
9Điều 7, Luật Sở hữu trí tuệ qui định về “Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ” như sau:
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Bên cạnh qui định này thì Nhà nước Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các
đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. (Điều 8, Luật Sở hữu trí tuệ)
âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình mà không có qui định cụ thể về đối tượng của “quyền liên quan”. Theo qui định tại Điều 17, Luật Sở hữu trí tuệ thì các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau
®©y:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã
phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau ®©y:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Về đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ qui định phạm vi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, kiểu