Vật trong đời sống xã hội tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mỗi một vật có đặc tính riêng và vì vậy, công dụng, tính năng của mỗi vật luôn khác nhau.
Có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để phân loại vật:
2.1. Dựa vào tính chất di dời hay không di dời được của vật thì vật được chia thành hai loại như sau:
- Vật là các bất động sản: Là những vật mà không thể di chuyển, dịch dời khỏi nơi vật đang tồn tại. Bao gồm các vật gắn liền với đất như nhà, các công trình xây dựng khác; các vật gắn liền với một bất động sản nhất định như
các vật vốn trước đó là động sản nhưng đã được sử dụng như một thành phần không thể tách rời một bất động sản vì nếu tách rời vật đó sẽ ảnh hưởng về kết cấu, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ của bất động sản mà vật đó gắn liền.
- Vật là các động sản: Theo phương pháp loại trừ thì vật là động sản là những vật không phải là bất động sản. Hoặc nói một cách khác (theo tiêu chí phân loại), là những vật mà có thể di chuyển, dịch dời từ nơi này đến nơi khác.
Việc phân loại vật như trên nhằm xác định về địa điểm giao vật. BLDS
đã qui định rằng: Trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xácđịnh tại nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản; hoặc tại nơi cư trú hay trụ sở của bên có quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản. Ngoài ra, việc phân loại này còn nhằm xác định phạm vi các vật mà bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền. Chẳng hạn, bên bán, bên cho thuê, bên cầm cố một bất động sản phải giao toàn bộ bất động sản đó cho bên có quyền bao gồm bất động sản chính và vật là động sản nhưng được coi là bất động sản vĩ gắn liền với bất động sản chính (trong trường hợp các bên không có thoả
thuận khác).
2.2. Dựa vào nguồn gốc hình thành của các vật thì vật được phân thành hai loại sau đây:
- Vật là các hoa lợi: Là vật được hình thành từ quá trình phát triển hữu cơ từ một vật chủ. Chẳng hạn như hoa trái thu hoạch được từ cây cối; gia súc, gia cầm con do gia súc gia cầm đẻ ra và các sản phẩm khcá có được từ gia súc, gia cầm như sữa, lông, trứng. v.v.
- Vật là các lợi tức: Là vật thu được từ việc áp dụng vật chủ vào một quá
trình sản xuất, kinh doanh nhất định. Chẳng hạn như vật được tạo thành do chế biến từ một vật trước đó.
Việc phân loại này nhằm xác định vật thu được thuộc hình thức sở hữu nào. Chẳng hạn, nếu vật thu được do thành quả chăn nuôi, trồng trọt của một gia đình thì sẽ thuộc sở hữu tiểu chủ nhưng nếu vật thu được là thành quả của một quá trình kinh doanh, sản xuất có sử dụng sức lao động của người khác như một hàng hoá thì sẽ thuộc sở hữu tư bản tư nhân.
2.3. Nếu căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các vật trong quá trình khai thác sử dụng thì vật được phân thành hai loại sau đây”
- Vật chính: Là những vật mà việc khai thác công dụng của chúng hoàn toàn theo tính năng độc lập của vật đó, không phụ thuộc vào các vật khác.
- Vật phụ: Là những vật đi liền với một vật chính, là một bộ phận của vật chính để trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính.
Như vậy, chỉ phân biệt vật chính và vật phụ đối với các vật mang tính chất chỉnh thể bao gồm các bộ phận khác nhau. Trong đó, có bộ phận đóng vai trò là vật chính, có bộ phận chỉ với vai trò là vật phụ. Chẳng hạn, một chiếc ti vi bao gồm phần máy và bảng điều khiển từ xa thì phần máy là vật chính, bảng điều khiển từ xa là vật phụ. Việc phân loại này nhằm xác định phạm vi nghĩa vụ chuyển giao vật trong trường hợp các bên chư thoả thuận vật phụ có thuộc đối tượng phải chuyển giao hay không. “Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả
thuận khác” (xem khoản 2, Điều 176-BLDS 2005). Ngoài ra, việc phân loại này là một trong những căn cứ để xem xét vật mới tạo thành do sáp nhập; “ Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.”(khoản 1, Điều 236- BLDS 2005).
2.4. Nếu dựa vào kết cấu tự nhiên hoặc vật lý của vật thì vật được phân thành hai loại sau đây:
- Vật không chia được: Là vật được kết cấu thành một chỉnh thể thống nhất nên nếu bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Chẳng hạn, một chiếc ti vi nếu chia thành hai nửa sẽ không còn tính năng sử dụng của nó là để xem truyền hình nữa.
- Vật chia được: Là những vật mà khi phân chia thành nhiều phần khác nhau thì mỗi phần vẫn có tính chất và tính năng sử dụng của vật khi chưa chia.
Chẳng hạn, một phuy xăng có dung lượng 100 lít, khi chia thành mười can,
mỗi can 10 lít thì mỗi can xăng vẫn có tính chất là một loại nhiên liệu và vẫn có tính năng sử dụng là dùng cho động cơ đốt trong.
Việc phân loại vật thành vật chia được và vật không chia được là cơ sở
để xác định quyền sở hữu đối với vật được tạo thành do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, (xem các Điều 236, 237, 238- BLDS) đồng thời cũng là cơ sở để xác
định việc có cần tồn tại hay không một hình thức sở hữu chung theo phần.
Ngoài ra, việc phân loại này còn là căn cứ để xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp các bên không có thoả thuận: “Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật chia
được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
(Điều 300-BLDS 2005). “Nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là một vật không chia được hoặc là công việc phải được thực hiện cùng một lúc. Trong trường hợp nhièu người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc” (Điều 301 BLDS 2005).
2.5. Nếu căn cứ vào mức độ hao mòn của vật qua một lần sử dụng thì
vật được phân thành hai loại sau đây:
- Vật tiêu hao: Là vật mà khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Bao gồm các nguyên, nhiên vật liệu và lương thực, thực phẩm.
- Vật không tiêu hao: Là vật mà khi đã qu nhiều lần sử dụng nhưng về cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu. Bao gồm các đồ vật mà việc sử dụng chúng chỉ là khai thác tính năng vốn có của chúng.
Việc phân loại này nhằm xác định đối tượng của các hợp đồng cụ thể.
Chẳng hạn, đối tượng của hợp đồng cho thuê, cho mượn, thuê khoán không thể là vật tiêu hao được.
2.6. Nếu dựa vào đặc điểm riêng biệt của vật thì vật được phân thành hai loại sau đây:
- Vật đặc định: Là vật có các đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí nên có thể phân biệt được nó với các vật khác.
Cũng chính vì vậy mà vật đặc định là những vật không thể thay thế được cho nhau. Trong thế giới vật chất, có những vật độc nhất vô nhị và chính yếu tố này đã làm cho vật đó đương nhiên là vật đặc định. Có những vật chỉ có thể
phân biệt với các vật khác khi nó có đầy đủ các đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí, nhưng cũng có những vật có thể phân biệt được với các vật khác dù nó chỉ mang đặc điểm riêng về một trong các vấn đề nói trên. Chẳng hạn, một chiếc xe ô tô sẽ là vật đặc định khi nó đã
mang ký hiệu riêng về số sườn, số máy. Một ngôi nhà sẽ là vật đặc định khi nó tồn tại ở một vị trí nhất định. Có những vật kể từ khi có mặt trong thế giới vật chất đã mang các đặc điểm riêng biệt và vì vậy, những vật này thường được gọi là vật đặc định cố hữu. Có những vật, các đặc điểm riêng biệt được hình thành trong quá trình sử dụng (các tì vết, độ hao mòn khác nhau.v.v) nên được gọi là vật đặc định do sử dụng. Có những vật vốn là một đơn vị sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt theo cùng một dây chuyền công nghệ nên giữa chúng giống hệt nhau về hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính. Như vậy, nếu không có ký hiệu riêng thì không thể phân biệt được các vật nói trên, và vì
vậy, chúng sẽ là vật cùng loại. Chẳng hạn, một loạt xe máy do một nhà máy sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ sẽ là vật cùng loại nếu không
được đánh số khung, số máy cho từng chiếc.Vì thế, để có thể phân biệt được
đơn vị sản phẩm này với đơn vị sản phẩm khác, nhà sản xuất phải đánh ký hiệu riêng cho từng sản phẩm một. Các vật này được gọi là vật đặc định hoá.
- Vật cùng loại: Là vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và được xác định bằng đơn vị đo lường. Hay nói cách khác vật cùng loại là những vật không thể phân biệt được giữa chúng với nhau. Trong thế giới vật chất có những vật cùng loại nhưng không cùng chất lượng như các bao xi măng cùng trọng lượng nhưng mác lại khác nhau, có những vật cùng loại và cùng chất lượng như các bao xi măng của cùng một nhà máy sản xuất có trọng lượng và mác giống nhau. Vì thế, vật cùng loại chỉ thay thế được cho nhau nếu có cùng chất lượng.
Việc phân loại này nhằm xác định phương thức chuyển giao vật: Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì
phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả
thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình. (xem Điều 289- BLDS 2005). Cách phân loại này còn là cơ sở để xác định phương thức khởi kiện trong việc bảo vệ quyền sở hữu: Trong các phương thức bảo vệ quyền sở hữu được BLDS 2005 qui định tại các Điều 256, 257, 268, 259, 260
thì quyền đòi lại tài sản chỉ được thực hiện khi tài sản bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là một vật đặc định. Ngoài ra, việc phân loại vật thành vật cùng loại và vật đặc định còn có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng cho từng loại hợp đồng cụ thể. Đối với những hợp đồng có hậu quả pháp lý là dịch chuyển quyền sử dụng tài sản thì đối tượng phải là vật đặc định vì chỉ khi nào tài sản là vật đặc định thì bên đã chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản mới có cơ sở để yêu cầu bên kia trả lại đúng tài sản mà mình đã chuyển giao.
Vì vậy, trong thực tế các bên muốn đưa một tài sản là vật cùng loại làm đối tượng trong các hợp đồng này thì phải đặc định hoá vật cùng loại. Ngược lại, trong hợp đồng cho vay, đối tượng phải là vật cùng loại vì nếu đối tượng của hợp đồng cho vay là vật cùng loại thì người vay phải trả lại chính vật đó (bởi bản chất của vật đặc định là không thể thay thế được cho nhau) và vì vậy, mục
đich của vay không đạt được. Nếu các bên muốn cho nhau vay một tài sản là vật đặc định thì phải cùng loại hoá đối với tài sản đó. Ví dụ, định giá thành tiền đối với vật cho vay là vật đặc định.
2.7. Nếu dựa vào tính chỉnh thể, ăn khớp giữa các bộ phận của một vật thì
vật còn được xác định là vật đồng bộ. Đó là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành một chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần, bộ phận không đúng qui cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Như vậy, vật đồng bộ thường là những vật có đôi hoặc những mày móc nhất
định. Việc xác định này nhằm xác định phương thức giao vật trong các quan hệ nghĩa vụ: khi vật phải giao là vật đồng bộ thì bên giao vật phải giao vật đó một cách đồng bộ (xem khoản 2, Điều 289-BLDS 2005)