1. Khái niệm
Các giao dịch thương mại, dân sự, các hoạt động tài chính của Nhà nước làm phát sinh nhiều loại phương tiện xác nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động, giao dịch đó. Điểm đặc biệt của các phương tiện này là chúng thể hiện trách nhiệm, quyền năng về một khối tài sản nhất định đối với chủ thể có liên quan; nói khác đi, bản thân các phương tiện đó thể hiện một giá trị tài sản nhất định. Giấy tờ có giá là cách gọi cho các phương tiện nêu trên.
Nếu chỉ xác định đơn thuần giấy tờ có giá thể hiện quyền năng về tài sản của đối tượng đang sở hữu chúng, sẽ là cách nhìn nhận chưa rõ ràng. Bởi lẽ, có nhiều loại giấy tờ xác định quyền năng tài sản nhưng không được coi là giấy tờ có giá. Chẳng hạn, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với ôtô, xe máy;
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đều thể hiện quyền của chủ sở hữu đối với những tài sản đó, nhưng các phương tiện chứng nhận này không thể được coi là giấy tờ có giá.
Mặc dù thuật ngữ "giấy tờ có giá" đã được sử dụng khá quen thuộc, đi vào các qui định tại các bộ luật gốc (như Bộ luật Dân sự) nhưng lại chưa có một định nghĩa chính thống cho đối tượng này. Tuỳ theo mục đích của quan hệ được thiết lập, đối tượng tạo ra giấy tờ có giá hoặc phạm vi điều chỉnh của vấn đề nghiên cứu, một văn bản pháp luật mà giấy tờ có giá có thể được xác
định khác nhau. Chẳng hạn, ở khía cạnh tài chính, khi xác định khách thể của quan hệ pháp luật tài chính, với tư cách là một bộ phận của khách thể quan hệ pháp luật tài chính, giấy tờ có giá được xác định là "các giấy tờ, chứng từ có giá có thể chuyển đổi được thành tiền... được biểu hiện dưới các hình thức như
cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, các loại kỳ phiếu..."1. ở góc độ xác định đối
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, tr 43. Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2002.
tượng điều chỉnh của một văn bản pháp luật áp dụng cho các chủ thể cụ thể là các tổ chức tín dụng, pháp luật ngân hàng qui định "giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi các
điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua"2. Như vậy, có thể nhận biết giấy tờ có giá thông qua một số dấu hiệu sau:
Thứ nhất, giấy tờ có giá bao giờ cũng có thể xác định được giá trị của chúng nếu chuyển thành tiền. Chẳng hạn, một trái phiếu chính phủ, nếu người sở hữu chúng có nhu cầu, họ có thể bán lượng trái phiếu này với một số tiền không ít hơn số tiền được ghi trên bề mặt trái phiếu (giả định đây là trái phiếu chứng chỉ và không phải là trái phiếu chiết khấu).
Thứ hai, khi chuyển nhượng (bán) trái phiếu, chính là việc bán tài sản mà không kèm theo việc chuyển giao bất kỳ đối tượng được coi là tài sản nào khác. Chẳng hạn, việc một cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, họ không có thêm bất kỳ hành vi chuyển giao tài sản nào khác liên quan đến số lượng cổ phiếu đã chuyển nhượng.
Thứ ba, giấy tờ có giá được tạo ra bởi những chủ thể có đủ điều kiện do luật định mà không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện hành vi này. Chẳng hạn, các cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị, nhưng không thể phát hành bất kỳ loại giấy tờ có giá nào.
Thứ tư, giấy tờ có giá xác nhận một quan hệ về tài sản với một đối tượng nhất định. Chẳng hạn, cổ phiếu, trái phiếu xác nhận quyền góp vốn hoặc quyền chủ nợ đối với chủ thể phát hành ra nó. Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ xác định một quan hệ đòi nợ hoặc nhận nợ trong một quan hệ tín dụng thương mại...
Là một sản phẩm tài chính, giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản. Tuy vậy, cũng cần phải chỉ ra những yếu tố cần thiết nhằm xác định cho
đối tượng này có đủ các dấu hiệu, quyền năng của một tài sản hay không?
Đặc điểm của giấy tờ có giá cho thấy đây là một đối tượng xác định
được bằng tiền (chúng là tài sản) nhưng các quyền năng của người sở hữu đối
2 Điều 4 Qui chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước, ban hành kèm theo Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN 4.1.2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
với tài sản ấy có điểm khác tương đối so với các loại tài sản thông thường khác.
Trước hết, một đối tượng được coi là tài sản khi pháp luật ghi nhận chúng. Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 ghi nhận "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Như vậy, giấy tờ có giá đã được liệt kê trong số các đối tượng được coi là tài sản. Tuy vậy, Điều 163 lại chỉ ghi nhận các loại mà không xác định giấy tờ có giá được hiểu thế nào. Mặc dù còn có nhiều vấn đề cần phải tranh luận, nhưng Điều 321 về "Tiền, giấy tờ có giá
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" ghi nhận giấy tờ có giá là "cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác".
Thứ hai, người được coi là sở hữu giấy tờ có giá có đủ quyền năng đối với đối tượng này như quyền năng đối với bất kỳ một tài sản thông thường nào khác. Với tư cách là chủ sở hữu, người nắm giữ giấy tờ có giá có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với các giấy tờ có giá đó như bất kỳ chủ sở hữu nào khác. Tuy vậy, cũng cần phải chỉ ra rằng, cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản là giấy tờ có giá có những điểm khác biệt nhất
định so với các tài sản thông thường. Điều này xuất phát từ chính bản chất kinh tế của giấy tờ cơ giá là "tư bản giả" mà không phải "tư bản" theo đúng nghĩa. Người nắm giữ giấy tờ có giá không thể hiện thực tế mình đang nắm giữ lượng vốn hữu hình, lượng vốn này đang được chiếm giữ bởi chủ thể phát hành ra nó. Việc định đoạt lượng vốn thực thuộc về chủ thể nhận vốn mà không thuộc về người nắm giữ giấy tờ có giá.
Bên cạnh sự khác biệt giữa giấy tờ có giá với các loại động sản là vật, loại tài sản này cũng khác biệt với quyền tài sản. Điều 181 Bộ luật Dân sự qui
định "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ". Còn một số vấn đề cần phải bàn thêm về bản chất của giấy tờ có giá và quyền tài sản, tuy nhiên theo
Điều 322 Bộ luật dân sự, quyền tài sản được xác định gồm các quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng; quyền sử dụng đất; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và các loại quyền tài sản khác. Bằng việc liệt kê các loại tài sản là giấy tờ có giá và quyền tài sản, pháp luật đã phân định hai đối tượng là tài sản này
2. Phân loại giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng, có giấy tờ có giá có khả năng chuyển nhượng và giấy tờ có giá không chuyển nhượng. Việc xác định giấy tờ có giá theo tiêu chí này giúp cho chủ thể có liên quan có những quyết định phát hành, đầu tư đúng đắn.
Giấy tờ có giá có khả năng chuyển nhượng như các séc vô danh, hối phiếu không ghi tên, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư chứng khoán...
có khả năng hình thành các loại thị trường đặc biệt ngoài thị trường hàng hoá
thông thường. Cũng cần phải xác định rõ, các loại giấy tờ có giá với những
đặc điểm khác nhau thì khả năng chuyển nhượng cũng không giống nhau.
Giấy tờ có giá không có khả năng chuyển nhượng như séc định danh, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, hối phiếu định danh... tạo ra cơ hội an toàn cho người nắm giữ và khả năng kiểm soát của các chủ thể phát hành ra chúng.
Căn cứ vào khả năng sinh lời, có giấy tờ có giá có khả năng sinh lời và giấy tờ có giá không có khả năng sinh lời. Những giấy tờ có giá có khả năng sinh lời như cố phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi sẽ có giá thực tế khác nhau khi có những thay đổi về thời gian nắm giữ, tình trạng của chủ thể phát hành ra nó. Giấy tờ có giá không có khả năng sinh lời như séc, hối phiếu lại có mục đích phát hành khác so với các loại giấy tờ có giá trên, chúng không nhằm mục đích thu hút vốn mà thường gắn với một nghĩa vụ thanh toán, chi trả.
Căn cứ vào quyền của người sở hữu đối với người phát hành, có giấy tờ có giá xác nhận quyền góp vốn và giấy tờ có giá xác nhận quyền đòi nợ. Giấy tờ có giá xác nhận quyền góp vốn như cổ phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư chứng khoán, xác nhận phần vốn góp vào tổ chức hay loại quĩ tiền tệ mà chủ sở hữu giấy tờ có giá đang thực hiện quyền sở hữu. Giấy tờ có giá xác nhận quyền chủ nợ như trái phiếu, tín phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi, các loại hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ không thể hiện quyền sở hữu đối với một phần chủ thể phát hành ra chúng mà xác nhận quyền đòi một lại lượng tài sản nhất
định.
Những tiêu chí phân loại và nội dung phân loại giấy tờ có giá nêu trên hiện đang được các nhà làm luật, các chuyên gia kinh tế sử dụng với những mục tiêu định trước.
II. CHế Độ PHáP Lý CủA CáC LOạI GIấY Tờ Có GIá VớI TƯ