Những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ 16

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 157 - 176)

II. Các đặc điểm và bản chất pháp lý của quyền yêu cầu

2. Những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ 16

Trước hết, phải khẳng định rằng ở nước ta, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ được ban hành trước đây và những quy định hiện hành đã tạo được cơ sở pháp lý cho hoạt động sáng tạo trí tuệ, khuyến khích sự sáng tạo của cá

nhân, tổ chức; đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Bên cạnh đó, tuy nhiên, nhiều hạn chế còn tồn tại. Sau đây, tác giả xin chỉ ra những bất cập cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ17. 2.1 Chưa xác định đúng vị trí của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luËt

15 Bởi vì, điều kiện tiên quyết cho quốc gia muốn trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới là phải hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của quốc gia cho tương thích với các Công ước quốc tế do Tổ chức này,, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

16 Phn ny ò cp õn nhng bÊt cp ca cc quy nh php lut s hu trý tu tríc khi ban hnh Bé lut dn sù nm 2005 v Lut s hu trý tu nm 2005.

17 Cn lu ý rng, trong phm vi ò ti ny, tc gi ch a ra mét sè dén chng m khng thó thèng k ton bé nhng bÊt cp ca php lut s hu trý tu. Tc gi vén ch yõu phn tých nhng bÊt cp trong cc quy nh php lut s hu trý tu hin hnh; ng thêi cã nh gi khi qut BLDS nm 2005 v Lut s hu trý tu nm 2005.

Điểm bất cập này thể hiện ở hai khía cạnh: pháp luật sở hữu trí tuệ chưa có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam; và pháp luật sở hữu trí tuệ chưa được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành luật có liên quan.

Việc xác định tầm quan trọng của vấn đề cần điều chỉnh có ý nghĩa vô

cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng các quy định pháp luật

điều chỉnh vấn đề đó. Cụ thể, nếu vấn đề được coi là quan trọng sẽ được đầu tư

nhiều hơn trong xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, đồng thời có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật và ngược lại. Trong những năm qua, chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của tài sản vô hình nói chung và quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Hệ quả là, chúng ta chậm ban hành các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Văn bản pháp luật đầu tiên về quyền tác giả là Nghị quyết 25/CP ngày 24/2/1961 của Hội đồng Chính Phủ về chế

độ nhuận bút. Trong khi đó, nước ý đã ban hành đạo luật bảo hộ sáng chế từ năm 1474 (Đạo luật Venice) và công ước quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ra đời vào năm 1883 (Công ước Paris). Như vậy, trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng ta “xuất phát muộn hơn” các quốc gia khác vài trăm năm. Cũng chính vì nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của sở hữu trí tuệ, chúng ta chưa đầu tư thích đáng cho việc xây dựng pháp luật sở hữu trí tuệ và chưa cho lĩnh vực pháp luật này một vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt nam. Cụ thể, các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực thấp; các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ không được quy định tập trung trong một văn bản mà quy định tản mạn, không có tính hệ thống và tính thống nhÊt (xem cô thÓ phÇn 2.2).

Các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ được ban hành quá biệt lập mà không được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy định pháp luật của nhiều ngành luật liên quan khác như luật hành chính, luật hình sự, luật thương mại, luật tố tụng dân sự, thậm chí ngay cả các quy định khác của pháp lụât dân sự.

Đây đã từng là đặc điểm của hoạt động xây dựng pháp luật Việt nam những năm về trước nhưng hiện nay về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, đối với các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, đặc điểm này vẫn nổi bật và đáng lưu tâm. Cụ thể, giữa các ngành luật có những quy định chồng chéo về cùng một vấn đề hoặc có vấn đề không được ngành luật nào đề cập (xem phần 2.3 và 2.4); không thống nhất trong quy định giữa các văn bản pháp luật khác nhau

và giữa các ngành luật. Chính điều này làm giảm hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Chưa xác định đúng vị trí của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật là hạn chế cơ bản nhất, lớn nhất, điều này kéo theo nhiều bất cập khác. Bởi vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ, trước tiên cần xem xét và giải quyết hạn chế này.

2.2 Các quy định rất tản mạn, chưa có tính hệ thống và tính thống nhất

Đặc điểm tản mạn, chưa có tính hệ thống, tính thống nhất của các quy

định pháp luật sở hữu trí tuệ chính là hệ quả của việc chưa xác định đúng vị trí của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật Việt nam. Đặc điểm này thể hiện cụ thể như sau: một vấn đề được quy định trong rất nhiều văn bản, những văn bản này có hiệu lực khác nhau thậm chí có hiệu lực như nhau nhưng do các cơ quan khác nhau ban hành. Các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không được quy định chung trong một văn bản pháp luật, sau đó được hướng dẫn cụ thể tại một số văn bản pháp luật có hiệu lực thấp hơn. Kết quả, người tài tình đến mấy cũng không thể vẽ nổi mô hình hoàn mỹ về các quy

định pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt nam. Pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta đang thiếu hai đặc điểm cơ bản của pháp luật là tính hệ thống và tính thống nhất. Sau đây là một số ví dụ điển hình về sự tản mạn, thiếu tính hệ thống và tính thống nhất của các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả cũng như lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp.

- Quy định thực thi quyền tác giả

Trong lĩnh vực quyền tác giả, sự tản mạn, thiếu tính hệ thống và tính thống nhất thể hiện điển hình trong các quy định về thực thi quyền tác giả.Vấn

đề thực thi quyền tác giả được quy định rải rác trong rất nhiều văn bản có hiệu lực khác nhau. Có thể liệt kê một số văn bản sau đây: Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Công văn số 97/KHXX ngày 21/8/1997 của Toà án nhân dân tối cao xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả

và quyền sở hữu công nghiệp; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC- VKSNDTC-BVHTT ngày 5/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ văn hoá-thông tin về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Toà án nhân dân; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995

của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội; Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 16/6/2001 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá-thông tin (Nghị định này bãi bỏ mục 1,2 và 4-chương II của Nghị định 88/CP kể trên); Luật hải quan năm 2001; Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan; Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 của Chính Phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường; Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Bộ luật hình sự năm 1999; Ngày 21/8/1997, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 97/KHXX xác

định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Tiếp đó, ngày 5/12/2001, TANDTC, VKSNDTC Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Toà án nhân dân. Tuy nhiên, tất cả những văn bản pháp luật này cũng chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Những quy định tản mạn, không mang tính hệ thống này gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp luật về quyền tác giả. Xin nêu ra đây một ví dụ: khi muốn xác định một tranh chấp cụ thể về quyền tác giả có thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân không, cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật không thể tìm được ở một hoặc vài văn bản pháp luật mà phải nghiên cứu quá nhiều văn bản khác nhau như: Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Bộ luật tố tụng dân sự, Thông tư của Toà án... Thẩm quyền của Toà án chỉ có thể xác định được trên cơ sở các quy định rải rác trong các văn bản pháp luật kể trên và thực tế phát sinh.

- Quy định Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong nhiều năm vừa qua, để hoàn tất Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải đọc một số văn bản tối thiểu sau đây: Bộ luật dân sự; Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 21/5/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học công nghệ môi trường (nay là Bộ Khoa học công

nghệ) hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 21/5/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Quy định số 308/ĐK ngày 11/6/1997 về hình thức, nội dung các loại đơn về sở hữu công nghiệp. Những quy định tản mạn này gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức ngay từ thủ tục xin xác lập quyền-khâu đầu tiên trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Quy định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chưa được quy định tập trung, thống nhất mà còn rải rác ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Điều 805-Bộ luật dân sự năm 1995 chỉ quy định các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá (BLDS năm 2005 không quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp). Trong khi đó, điều luật không quy

định các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá, mặc dù tên gọi xuất xứ hàng hoá là một đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ như quy định tại Điều 780-BLDS.

Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ đóng vai trò là văn bản cụ thể hoá các quy định sở hữu công nghiệp trong Bộ luật dân sự năm 1995. Đáng tiếc rằng, liên quan đến việc xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Nghị định 63/CP không có bất kỳ một điều nào quy định chi tiết Điều 804 và Điều 805 của Bộ luật dân sự năm 1995, hay nói cách khác, không có quy định chi tiết nào về hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể xác định được một cách gián tiếp thông qua một loạt các điều luật: Điều 5, 6, 7, 34, 53 và 54 của Nghị định này.

Thậm chí, ngay trong từng điều luật của Nghị định 63/CP cũng có những điểm khó hiểu, không thống nhất. Điều 53 có tiêu đề: “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp”. Tuy nhiên, khoản 1-Điều 53 lại giải thích khoản 1-Điều 804-BLDS năm 1995; khoản 2-Điều 53 quy định về sự vi phạm của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đối với tác giả của đối tượng này do không trả thù lao và không đảm bảo các quyền tinh thần; còn khoản 3-Điều

53 lại quy định về các trường hợp không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Bên cạnh Bộ luật dân sự năm 1995 và Nghị định 63/CP, Nghị định 12/1999/NĐ-CP cũng “góp phần” xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khi giải thích về “Yếu tố vi phạm” tại khoản 4-Điều 1 và quy

định về “Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại

Điều 9. Thực chất, những quy định này nhằm bổ sung cho những quy định chưa đầy đủ về hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá trong Bộ luật dân sự và Nghị định 63/CP. Tuy nhiên, quy định rải rác như thế này gây khó khăn cho việc áp dụng.

Các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bí mật kinh doanh được quy định trong Nghị định 54/2000/N§-CP.

Như vậy, để tìm được cơ sở pháp lý cho việc xác định được hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải đơn giản. Để làm được điều này, cần phải dựa vào tối thiểu bốn văn bản pháp luật với những quy định tản mạn, đôi khi không rõ ràng. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay.

2.3 Còn nhiều quy định chưa rõ ràng - Quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả

Trước khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, các văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

BLDS năm 1995 chỉ quy định về quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (Đ751), quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (Đ752), quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả (Đ753) mà không quy định về hành vi vi phạm quyền tác giả. Về quyền liên quan, BLDS năm 1995 quy định quyền của người biểu diễn (Đ775), quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình (Đ777), quyền của tổ chức phát thanh, truyền hình (Đ779) mà cũng không vi phạm hành vi vi phạm quyền của những chủ thể có quyền liên quan này. Tương tự như BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 cũng không quy định những hành vi vi phạm quyền tác giả mà chỉ quy định quyền của tác giả và quyền liên quan. Tuy nhiên, về vấn

đề này, có hai điểm khác biệt sau đây giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995. Thứ nhất, BLDS năm 2005 không quy định cụ thể quyền của tác giả

đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả mà chỉ quy định chung về nội dung của quyền tác giả tại Đ738. Thứ hai, về quyền liên quan, BLDS năm 2005 có bổ sung quy định về quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá tại Đ748.

Trước khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, trong toàn bộ các văn bản pháp luật, chỉ có một điều luật duy nhất quy định về hành vi vi phạm quyền tác giả, đó là Đ35 Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 21/5/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là điều luật này chỉ quy định về một số hành vi vi phạm quyền tác giả chứ không phải là toàn bộ các hành vi vi phạm; các hành vi vi phạm được quy định quá chung chung (Ví dụ, quy định sao chép nội dung tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm); hơn nữa hành vi vi phạm các quyền liên quan chỉ được nêu ra mà chưa được quy

định cụ thể thế nào là hành vi vi phạm quyền của người biểu diễn hay quyền của tổ chức phát sóng (khoản 1).

Do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, trong thực tế, để xác định hành vi vi phạm quyền tác giả, các cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền tác giả buộc phải suy luận logic theo hướng: một hành vi bị coi là vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan nếu hành vi đó vi phạm các quyền được pháp luật quy định cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những chủ thể có quyền liên quan; còn nếu hành vi vi phạm quy định rõ tại Đ35 Nghị định 63/CP thì không phải bàn cãi gì thêm. Bên cạnh đó, cũng có những người nhận dạng hành vi vi phạm quyền tác giả dựa vào các tiêu chí khác. Chẳng hạn, dựa vào chủ thể vi phạm và đối tượng bị vi phạm, hành vi vi phạm quyền tác giả được phân loại thành:

các nhà sáng tạo (các tác giả) xâm phạm quyền của nhau; nhà khai thác, sử dụng xâm phạm các quyền của tác giả; nhà sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ xâm phạm quyền của nhau khi khai thác, sử dụng tác phẩm18.

Quy định không rõ ràng về hành vi vi phạm quyền tác giả gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền. Có những hành vi xâm phạm quyền tác giả

18 Xem bi: “Nhn dng hnh vi xm phm quyòn tc gi v quyòn lin quan qua thùc tiÔn thùc thi”, TS Vò Mnh Chu.

Thng tin khoa hc php lý, BÐ t php. SÌ 5-6 nm 2005.

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 157 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)