Căn cứ xác lập quyền tài sản

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 98 - 101)

III. Phương hướng hoàn thiện qui định pháp luật về giấy tờ có giá

1. Căn cứ xác lập quyền tài sản

Trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền tài sản được xác lập ở một người do pháp luật qui định. Pháp luật của Nhà nước ta qui định bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các loại chủ thể. Khi quyền sở hữu của chủ thể bị xâm phạm, gây ra thiệt hại xác định được, thì người có quyền tài sản bị xâm phạm đó

được bồi thường. Quyền tài sản là quyền của người được bồi thường, do người khác có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng.

Quyền tài sản, trước hết là quyền được hưởng các lợi ích vật chất mang tính chất tài sản, được xác lập dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản.

Vậy các căn cứ xác lập quyền tài sản cũng đồng thời là các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản và theo các căn cứ sau đây:

a) Quyền tài sản được xác lập đối với những thành quả của lao động, do hoạt

động sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Trong lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ thể lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh có các quyền tài sản phát sinh từ những hoạt động của mình. Những tài sản thu được từ việc lao

động, hoạt động, sản xuất kinh doanh, làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thÓ.

b) Quyền tài sản được xác lập đối với tài sản do chủ sở hữu khác chuyển quyền sở hữu đối với tài sản dựa trên cơ sở hợp đồng hợp pháp hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các quyền tài sản

được chuyển dich trên cơ sở hợp đồng dân sự, theo đó quyền tài sản của chủ thể được chuyển giao. Hình thức xác lập quyền tài sản trong trường hợp này, theo các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản là vật, chuyển giao quyền

sử dụng đất đai, chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Quyền tài sản còn được chuyển giao cho một chủ thể, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong quan hệ về quyền sử dụng đất, chủ thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, có quyền sử dụng một diện tích đất đai trong một thời hạn; hoặc trong quyết định chuyển giao tài sản là vật khác cho một hoặc nhiều chủ thể có quyền sở hữu. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, là quyền tài sản theo qui định của pháp luật, mà người có quyền được hưởng khi thoả mãn các điều kiện pháp luật qui

định.

c) Quyền thu hoa lợi, lợi tức là quyền tài sản của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Những khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của chủ sở hữu trong việc phát triển tự nhiên của vật hoặc do vật đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, phát sinh lợi ích vật chất dưới dạng lợi tức nhất

định, chủ sở hữu tài sản được hưởng theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Theo qui định tại Điều 175 Bộ luật dân sự, “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại”. “Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”. Như vậy, những khoản hoa lợi của chủ sở hữu tài sản thu được có thể do chính chủ sở hữu tài sản đang trực tiếp chiếm giữ vật thu được hoặc tài sản của chủ sở hữu đang do một người khác khai thác, và người này có nghĩa vụ chuyển giao những hoa lợi thu được cho chủ sở hữu tài sản theo mức các bên thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Khoản lợi tức phát sinh từ việc khai thác tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể, chủ thể có quyền sở hữu đối với khoản lợi tức đó. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chuyển giao tài sản của mình cho người khác khai thác, sử dụng phát sinh lợi tức, thì người

đang chiếm hữu và khai thác trực tiếp tài sản của chủ sở hữu có nghĩa vụ chuyển giao những khoản lợi tức cho chủ sở hữu tài sản theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật.

d) Quyền tài sản của chủ sở hữu còn được xác định trong những trường hợp vật mới được tạo thành trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến tài sản.

Những tài sản của chủ sở hữu do bị sáp nhập, trộn lẫn, chế biến để tạo thành những vật mới thì chủ sở hữu có quyền đối với những vật mới tạo thành hoặc toàn bộ vật, hoặc một phần hoặc được trả lại vật như tình trạng ban đầu hoặc

được xác định phần quyền tài sản của mình trong vật mới được tạo thành do người khác sáp nhập, trộn lẫn hoặc chế biến hoặc đòi bồi thường thiệt hại.

đ) Quyền được thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc được thừa kế thế vị của một người, cũng là căn cứ xác lập quyền tài sản của chủ thể. Khi người có quyền thừa kế tài sản theo các hình thức thừa kế, người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền thừa kế của mình khi có hành vi của người khác xâm phạm và quyền nhận di sản thừa kế. Trong một số trường hợp cụ thể, quyền thừa kế của một người

được pháp luật đảm bảo thực hiện, mà không thể bị mất quyền hưởng di sản theo ý chí của người để lại thừa kế di sản theo di chúc. Quyền tài sản của những người có quyền hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được qui định tại khoản 1 Điều 669 BLDS.

Quyền được thừa kế tài sản theo di chúc hợp pháp mà pháp nhân, cá nhân hoặc các chủ thể khác được người để lại di sản định đoạt trong di chúc, người thừa kế theo trình tự này có quyền hưởng di sản. Quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc cũng là một quyền tài sản của người được người để lại di sản theo di chúc chỉ định là người thừa kế. Tuy nhiên, quyền tài sản do được thừa kế theo di chúc chỉ có thể thực hiện được, nếu người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản và người thừa kế không thuộc trường hợp là người không có quyền hưởng di sản.

Những người có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, cũng là người có quyền tài sản đối với di sản thừa kế và người thừa kế có quyền nhận, quyền từ chối quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Quyền thừa kế di sản và nhận di sản thừa kế là căn cứ xác lập quyền tài sản của người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật và người đó có quyền hưởng di sản.

e) Người có quyền tài sản do chiếm hữu trong các điều kiện pháp luật qui định

đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quyên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Quyền tài sản của chủ thể

được xác lập theo các căn cứ này, cũng đồng thời là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với các vật nói trên theo một thời hiệu, điều kiện xác lập quyền sở hữu

đối với tài sản trong trường hợp vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quyên, bị

chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc và đối với vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

f) Quyền tài sản được xác lập trong trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai. Theo qui định tại Điều 247 BLDS, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với

động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản

đó. Tuy nhiên, căn cứ xác lập quyền tài sản theo những điều kiện pháp luật qui đinh trong các trường hợp trên, không thể được áp dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

g) Các quyền tài sản còn được xác định ở người có quyền được cấp dưỡng, quyền của người được hưởng tiền hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm sức khoẻ, tính mạng của người tham gia bảo hiểm.

h) Quyền tài sản còn phát sinh trong các giao dịch dân sự khác như quyền đòi một khoản nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp Các quyền tài sản này được xác định theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật, là căn cứ xác lập quyền tài sản của chủ thể trong quan hệ hợp đồng hoặc quyền của chủ thể hưởng quyền tài sản theo các điều kiện pháp luật qui định.

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)