Việc nghiên cứu chế độ phát hành giấy tờ có giá xét dưới góc độ tài sản có thể coi như nghiên cứu quá trình hình thành một loại tài sản đặc biệt - giấy tờ có giá
1.1. Chủ thể phát hành và các loại giấy tờ có giá được phép phát hành Với những dấu hiệu riêng, giấy tờ có giá có thể được phát hành bởi các chủ thể có điều kiện và mục đích khác nhau. Có thể xác định các loại giấy tờ có giá được hình thành bởi các loại chủ thể và con đường sau đây
1.1.1. Đối với các loại giấy tờ có giá xác nhận phần vốn góp
Giấy tờ có giá xác định phần vốn góp hiện nay khá đa dạng. Điều này xuất phát từ sự đa dạng của các chủ thể phát hành ra nó và mục đích phát hành của các chủ thể đó. Pháp luật Việt Nam cho phép phát hành các loại giấy tờ có giá xác nhận quyền góp vốn sau đây
Thứ nhất, giấy tờ có giá là cổ phiếu. Luật Chứng khoán qui định cổ phiếu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn cổ phần tại tổ chức phát hành. Cổ phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và những hình thức phái sinh từ các loại cơ bản nêu trên.
Việc phát hành cổ phiếu có thể thực hiện bởi các tổ chức phát hành khác nhau mà không thực hiện bởi duy nhất công ty cổ phần như qui định tại
Điều 77 Luật Doanh nghiệp. Điều 38, Luật Doanh nghiệp qui định "công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần". Tuy nhiên, với hệ thống các văn bản hiện hành có thể hiểu các đổi tượng trên hoàn toàn được phép phát hành cổ phiếu khi có đủ điều kiện nhất định. Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu khi có nhu cầu về vốn sở hữu chủ. Công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành cổ phiếu khi chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần theo qui
định tại Điều 154 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp nhà nước phát hành cổ phiếu khi chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16.11.2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát hành cổ phiếu theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP 15.4.2003 về việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thành công ty cổ phần. Điển chung cơ bản của các doanh nghiệp nêu trên khi phát hành cổ phiếu là các doanh nghiệp này đều đã tồn tại trong thực tế mà việc phát hành cổ phiếu không làm xuất hiện một chủ thể kinh doanh hoàn toàn mới trong đời sồng kinh tế. Bên cạnh đó, việc phát hành cổ phiếu vẫn có thể được thực hiện để hình thành một chủ thẻ kinh doanh mới.
Điều 12 Luật chứng khoán cho phép một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hạ tầng cơ sở hoặc công nghệ cao cũng có thể được phát hành cổ phiếu để thành lập doanh nghiệp.
Hình thành loại giấy tờ có giá là cổ phiếu cũng cần lưu ý có sự khác biệt giữa hoạt động phát hành của công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thông thường với các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cụ thể là các tổ chức tín dụng cổ phần. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong mối quan hệ với nền kinh tế, với chính sách tiền tệ quốc gia mà pháp luật các nước trong đó có Việt Nam đều qui định những
điều kiện riêng cho hoạt động phát hành cổp hiếu của các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, giấy tờ có giá là chứng chỉ quĩ đầu tư. Chứng chỉ quĩ đầu tư
chứng khoán là loại giấy tờ có giá mới xuất hiện ở Việt Nam trên cơ sở những văn bản pháp luật về chứng khoán. Chứng chỉ quĩ được hiểu là phương tiện xác nhận phần vốn góp của nhà đầu tư vào quĩ đại chúng. ở đây cần phải xác
định sự khác biệt giữa chứng chỉ quĩ đầu tư với cổ phiếu của công ty đầu tư, mặc dù giữa chúng đều là phương tiện xác nhận phần vốn góp, mục đích của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của công ty đầu tư và chứng chỉ quĩ đầu tư đều nhằm hưỡng tới hoạt động đầu tư vào các loại chứng khoán. Cổ phiếu của công ty đầu tư được phát hành bởi chế độ pháp lý dành cho công ty cổ phần.
Chứng chỉ quĩ đầu tư được phát hành bởi một công ty quản lý quĩ đầu tư và người nắm giữ chứng chỉ quĩ đầu tư chỉ có quyền sở hữu một phần quĩ đầu tư
đó mà không có quyền liên quan đến các quĩ đầu tư khác do công ty quản lý quĩ thực hiện hoạt động quản lý và cũng không liên quan đến kết quả hoạt
động tài chính của công ty quản lý quĩ. Chứng chỉ quĩ đầu tư được phát hành theo pháp luật chứng khoán, khi có nhu cầu thành lập quĩ hoặc khi mở rộng qui mô vốn cho chính quĩ đầu tư đó.
1.1.2. Đối với các loại giấy tờ có giá xác nhận quyền chủ nợ
Giấy tờ có giá xác nhận quyền chủ nợ cũng có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, chế độ hình thành và điều kiện phát hành loại giấy tờ có giá này được qui định cụ thể cho từng loại hình
Thứ nhất, đối với các giấy tờ có giá của chính phủ3. Nếu loại trừ các yếu tố chính trị, trái phiếu chính phủ là loại giấy tờ có giá có độ an toàn cao nhất vì vậy đây luôn đựơc coi là loại tài sản có độ thanh khoản tốt nhất. Pháp luật hiện hành cho phép cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu chính phủ nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định về quyền n¨ng.
Chính quyền trung ương được phép phát hành cả trái phiếu, công trái trên toàn lãnh thổ và ở thị trường tài chính quốc tế. Đối với trái phiếu, sự đa dạng của các loại giấy tờ có giá cũng được ghi nhận đa dạng. Để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong chi tiêu ngân sách nhà nước, Kho bạc được phép phát hành tín phiếu kho bạc có thời hạn tối đã là 12 tháng (365 ngày). Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước được phép phát hành Tín phiếu ngân hàng nhà nước. Để bù đắp thiếu hụt trong chi đầu tư, Kho bạc có thể phát hành Trái phiếu kho bạc hoặc Trái phiếu công trình có thời hạn từ trên 1 năm.
ở địa phương, ngoài hệ thống giấy tờ có giá do chính quyền trung ương
được phát hành trên phạm vi toàn lãnh thổ, mỗi địa phương (cấp tỉnh, thành phố) cũng có khả năng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Mặc dù không được phép phát hành trên thị trường tài chính quốc tế nhưng loại giấy tờ có giá này có thể được phát hành trên địa bàn đó và trên phạm vi lãnh thổ.
Điểm khác biệt với quyền năng của chính quyền trung ương không chỉ thể hiện sự hạn hẹp về phạm vi phát hành, chính quyền địa phương cũng không thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ngắn hạn.
Thứ hai, đối với các giấy tờ có giá của các doanh nghiệp thông thường.
Nếu như trước đây cơ sở pháp lý để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp tương đối phức tạp4 thì hiện nay, các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở hữu, đều tiến hành dựa trên một văn bản thống nhất. Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19.5.2006 qui định về phát hành trái phiếu doanh
3 Nghị định số 141/2003/NĐ – CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành Trái phiếu Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
4 Nghị định 120/Cp ngày 17.9.1994 ban hành Qui chế tạm thời về việc phát hành trài phiếu doanh nghiệp, áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; Luật doanh nghiệp 1999 qui định về phát hành trài phiếu của công ty...
nghiệp, áp dụng cho tất cả các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu bổ sung vốn tự có của các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước. Nếu như trước đây có sự khác biệt giữa trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, phát hành theo Nghị định 120/CP ngày 17.9.1994 (đây là loại trái phiếu luôn có bảo lãnh thanh toán theo qui định của văn bản này) và trái phiếu công ty phát hành theo Luật Doanh nghiệp 1999 và pháp luật về chứng khoán (loại trái phiếu có thể được bảo lãnh thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán, tuỳ thuộc vào quyết định của tổ chức phát hành). Các loại trái phiếu có thể được phát hành bao gồm: trái phiếu chuyển
đổi, trái phiếu không chuyển đổi, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm.
Thứ ba, đối với các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. Là công ty, các tổ chức tín dụng có thể thực hiện quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo qui định của pháp luật công ty. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng phát hành các loại giấy tờ nhận nợ khác. Hiện nay, tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá trên cơ sở Luật Tổ chức tín dụng và Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN ngày 4.1.2005 về việc ban hành qui chế phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước. Do đặc điểm của tổ chức tín dụng là tiến hành hoạt động kinh doanh ngân hàng các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khá đa dạng, với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Tổ chức tín dụng, tuỳ theo từng loại hình, có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn của tổ chức tín dụng là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các loại giấy tờ có giá
ngắn hạn khác. Các tổ chức tín dụng, trừ công ty cho thuê tài chính đều được phép phát hành các loại giấy tờ này. Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Các tổ chức tín dụng được phép phát hành giấy tờ có giá khi đảm bảo các biện pháp an toàn trong kinh doanh và được quyền chủ động thực hiện phát hành. Giấy tờ có giá dài hạn của tổ chức tín dụng được phát hành khi có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3. Đối với các loại giấy tờ có giá xác định nghĩa vụ thanh toán
Ngoài giấy tờ có giá là các phương tiện huy động vốn của tổ chức phát hành, giấy tờ có giá có thể còn bao gồm các loại giấy tờ có giá xác định nghĩa vụ thanh toán.
Theo Luật Công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá xác định nghĩa vụ thanh toán có thể bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và các công cụ thanh toán khác. Hối phiếu đòi nợ do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát trả không điều kiện một số tiền nhất định vào một thời điểm trong tương lai. Hối phiếu nhận nợ do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong tương lai. Séc do người ký phát lập, lệnh cho ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho bên thụ hưởng. Như vậy, cách đặt vấn
đề trên đã cho thấy sự khác biệt giữa các loại công cụ chuyển nhượng, dẫn đến hoạt động phát hành cũng khác nhau. Nếu như hối phiếu đồi nợ, hối phiếu nhận nợ không nhất thiết phải có sự tham gia của chủ thể thứ ba (chẳng hạn các tổ chức thanh toán) thì séc được phát hành, thanh toán nhất thiết phải có sự tham gia của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nếu như hối phiếu được thiết lập không nhất thiết phải trên mẫu in sẵn của cơ quan có thẩm quyền hoặc mẫu có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì việc phát hành séc chỉ là hợp lệ khi tờ séc đó được ký phát trên mẫu của tổ chức cung ứng séc.
Nếu như các loại giấy tờ có giá khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ
đầu tư, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đều do các tổ chức có điều kiện phát hành thì các loại giấy tò có giá xác định nghĩa vụ thanh toán có thể được hình thành từ việc ký phát của tổ chức hay cá nhân.
Bên cạnh các công cụ chuyển nhượng nêu trên, giấy tờ có giá xác định nghĩa vụ thanh toán còn có thể bao gồm các loại thư tín dụng đã được phát hành hoặc các loại thư chuyển tiền (T/T). Trong thực tế quan hệ thương mại quốc tế, các loại hối phiếu, thư tín dụng, thư chuyển tiền có thể trở thành tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thanh toán và được ưa chuộng.
1.2. Việc xác định thời điểm có giá trị của các giấy tờ có giá với tư cách là thời điểm xác định đó là một loại tài sản
Giấy tờ có giá chỉ thực sự là tài sản khi chúng đã được phát hành hợp pháp và ở vào thời điểm có hiệu lực.
Đối với các loại tài sản thông thường, một đối tượng hoàn toàn có thể xác định được giá trị cho dù ở các trạng thái khác nhau, kể cả khi còn là
nguyên liệu, tài nguyên nguyên khai, nửa thành phẩm hay thành phẩm. Các phương tiện chuyển tải các cam kết và xác nhận một hành vi chuyển giao tài sản chỉ có thể trở thành giấy tờ có giá khi các bên có liên quan xác nhận thời
điểm có hiệu lực cho nó.
Cho dù giấy tờ có giá được phát hành với mục đích nào, chúng chỉ phát sinh hiệu lực vào một trong hai thời điểm sau đây
Thứ nhất, thời điểm do hai bên thoả thuận. Đối với các giấy tờ có giá
xác nhận một quan hệ thanh toán, thời điểm phát sinh hiệu lực thường do hai bên thoả thuận. Chẳng hạn, đối với các loại hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, thư tín dụng, thời điểm phát sinh hiệu lực gắn với các giao dịch thực tế mà các bên đã thực hiện trước đó hoặc sẽ cam kết thực hiện. Đối với các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư, thời điểm phát sinh hiệu lực có thể khác nhau và thường được tổ chức phát hành chào trước với nhà đầu tư.
Thứ hai, thời điểm ký phát giấy tờ có giá. Thời điểm ký phát giấy tờ có giá là thời điểm ký phát hành chứng từ ghi nhận một quan hệ thanh toán trong hoặc ngoài hợp đồng, một quan hệ xác nhận hành vi góp vốn hoặc hành vi chuyển giao tài sản... Chẳng hạn, thời điểm có hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc (không nhất thiết ngày ký phát tờ séc trùng với ngày tờ séc được phát hành). Đối với các loại giấy tờ có giá được phát hành với số lượng lớn, thời điểm có hiệu lực có thể được qui định chung cho toàn bộ lượng giấy tờ có giá phát hành mặc dù thời điểm chuyển giao thực tế (bán chứng khoán) có thể là khác nhau. Vấn đề này thường đặt ra cho các loại giấy tờ có giá phát hành theo chế độ chào bán ra công chúng và sẽ được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực có ý nghĩa rõ ràng trong việc phân biệt loại tài sản này với các loại tài sản khác đồng thời cũng có ý nghĩa khi xác định quyền, trách nhiệm của các bên có liên quan đối với loại tài sản là giấy tờ có giá.
Đối với các loại tài sản thông thường, khi chúng đã được định hình, cho dù ở dạng nào, đều có thể gọi tên và xác định tính chất tài sản đầy đủ cho chúng. Đối với tài sản là tiền mặt, chúng có hiệu lực ngay từ thời điểm được phát hành và hiệu lực là vô hạn (loại trừ các yếu tố chính trị và nhu cầu thu hồi tiền do rách nát, hư hỏng hoặc thay thế loại tiền này bằng loại tiền khác).