Phân loại tài sản trong luật dân sự của nước ta từ năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45 - 52)

Tháng 9/1945, sau khi nhân dân giành được chính quyền từ tay thực dân, phong kiến. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải xây dựng chính quyền mới và đối phó với thù trong giặc ngoài. Trong khi chưa có điều kiện ban hành các văn bản pháp luật của chế độ mới, ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 90/SL qui định tạm thời sử dụng các luật lệ cũ hiện hành ở Việt Nam. Theo Sắc lệnh này, Bộ Dân luật Bắc kỳ (1931) và Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật (1936) được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự trong chế độ mới. Sau gần năm năm áp dụng pháp luật của chế độ cũ, Nhà

nước ta thấy rằng có những nguyên tắc cơ bản không phù hợp với chế độ mới, cho nên ngày 22/5/1950 Nhà nước ban hành sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh đã sửa và bỏ một số nguyên tắc cơ bản của Dân luật cũ không phù hợp với lợi ích của nhân dân. Điều 19 quy

định: “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi ích của nh©n d©n”.

Năm 1954 miền Bắc giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng một hệ thống pháp luật XHCN. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt là xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện sức người, sức của cho miền Nam, việc ban hành các văn bản pháp qui, được giao cho cơ

quan chuyên môn và các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện.Trên cơ sở

đó, TANDTC ban hành Chỉ thị số 772-TANDTC ngày 10/7/1959 qui định về xét xử phải theo pháp luật và chính sách của chế độ mới, không áp dụng luật của chế độ cũ.

Như vậy, các qui định về bất động sản và động sản trong các bộ luật dân sự của chế độ cũ được áp dụng đến năm 1959. Vì không áp dụng luật của chế độ cũ, nên chúng ta cần phải nghiên cứu sự hình thành và phát triển khái niệm tài sản và phân loại tài sản trong pháp luật dân sự của Nhà nước ta từ đó

đến nay.

Những năm 1960 ở miền Bắc nước ta nhân dân phấn khởi thực hiện

đường lối chính sách của Đảng là xây dựng phong trào hợp tác hóa, mọi người, mọi gia đình đưa ruộng đất, tư liệu sản xuất của riêng vào hợp tác xã để xây dựng và phát triển kinh tế tập thể. Thu nhập của xã viên chủ yếu từ thu nhập của hợp tác xã, cho nên tài sản của xã viên và gia đình họ không đáng kể. Tài sản quan trọng nhất là nhà ở và một số tư liệu tiêu dùng khác. Bên cạnh phong trào hợp tác hóa, còn một số gia đình vì những lý do chủ quan, khách quan chưa vào hợp tác xã và tiếp tục làm ăn cá thể, hoặc một số nhà tư

bản dân tộc còn ít tư liệu sản xuất mà Nhà nước cho phép sử dụng để sản xuất kinh doanh. Thành phần tư bản dân tộc tập trung chủ yếu ở thành thị. Đây chính là những thành phần kinh tế cần tuyên truyền, giáo dục, để đi theo con

đường XHCN. Trong thời kỳ này, xã hội có nhiều thành kiến đối với những người làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn bảo hộ quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất và tài sản của họ và cho phép họ để lại thừa kế. Điều 19

Hiến pháp 1959 quy định: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân".

Những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và tiếp tục cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế phi XHCN. Đối với những người nông dân, thợ tiểu thủ công làm ăn cá thể, Nhà nước khuyến khích động viên vào làm ăn tập thể. Những người tiểu thương, các nhà tư bản dân tộc đưa tài sản của mình vào công tư hợp doanh.

Thu nhập hợp pháp của công dân trong tất cả các thành phần kinh tế đều được pháp luật bảo hộ và họ có quyền để lại thừa kế cho người khác.

Để thực hiện chính sách cải tạo XHCN về nhà ở và tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý quĩ nhà ở tại các thành phố, thị xã, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 19-CP ngày29/6/1960 về chính sách đối với việc cho thuê nhà tư nhân ở các tỉnh, thành phố và thị xã, Nghị định số 115-CP ngày 29/7/1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ cho thuê nhà ở các Thành phố và thị xã. Đây là những văn bản pháp qui có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh hợp đồng thuê nhà giữa Nhà nước và cá nhân. Tuy nhiên, việc thuê nhà mang tính hành chính. Quĩ nhà cho thuê chủ yếu là tịch thu của thành phần bóc lột, cho cán bộ, công nhân, viên chức thuê theo chỉ tiêu, kế hoạch của các cơ quan nhà nước, của nhà máy và của xí nghiệp...

Khi thực hiện cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư nhân, Nhà nước khuyến khích những nhà tiểu thương góp vốn và tư liệu sản xuất vào xí nghiệp công tư hợp doanh. Mặt khác, để tạo điều kiện cho các nhà tiểu chủ an tâm sản xuất, Thông tư số 62 ngày 31/1/1960, Bộ Nội thương hướng dẫn:

”Vốn và tư liệu sản xuất của cá nhân tiểu thương hoặc của xã viên HTX vận tải thô sơ thì khi họ chết, vốn hoặc tư liệu sản xuất đó thuộc di sản của người

đã chết”.

Để thực hiện chính sách cải tạo XHCH về nhà ở, Nhà nước chuyển toàn bộ nhà ở, nhà cho thuê của những nhà tư sản thành sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, Nhà nước có chính sách đảm bảo chổ ở cho gia đình nhà tư sản bằng nhiều hình thức, như cấp cho gia đình họ một diện tích nhà ở trong khu nhà ở khác hoặc để lại một phần nhà ở trong nhà bị cải tạo cho gia đình nhà tư sản, phần diện tích này thuộc quyền sở hữu của gia đình họ.

Đối với những nhà tư sản bị cải tạo XHCN về nhà ở, Nhà nước sẽ trả

một tỷ lệ tiền thuê cho chủ nhà, nhằm giúp đỡ chủ nhà sau cải tạo, có điều

kiện lao động để dần dần tiến tới hoàn toàn sống bằng sức lao động của mình.

Trường hợp, trong thời gian hưởng một phần tiền thuê nhà mà chủ nhà chết thì

tỉ lệ tiền thuê được hưởng đó không chia thừa kế cho người khác.

Từ những năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ chính của nhân dân miền Bắc là tập trung sức người, sức của để chi viện cho đồng bào miền Nam, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vì vậy trong thời gian này, các giao lưu dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân như lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác Nhà nước phân phối cho nhân dân. Vì vậy, các tranh chấp dân sự hầu như không có. Tuy nhiên, trong nhân dân, vẫn tồn tại một số giao dịch như

mua bán nhà ở, đất đai, cho vay thóc gạo... Trong thời kỳ này, việc giải quyết các tranh chấp dân sự chủ yếu bằng biện pháp hoà giải ở hợp tác xã. Tuy nhiên, những tranh chấp dân sự không hoà giải được thì giải quyết tại Toà án.

Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về giao dịch và các tranh chấp dân sự khác, TANDTC ban hành một số văn bản hướng dẫn TAND các cấp về đường lối xét xử dân sự, gồm các văn bản sau:

- Chỉ thị số 4-DS ngày 14/10/1963 của TANDTC về đường lối giải quyết những giao dịch hợp pháp và bất hợp pháp.

- Thông tư số 594/TANDTC, ngày 27/8/1968 tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường lối xử các việc tranh chấp về thừa kế.

- Thông tư số 2/TANDTC ngày 2/8/73 hướng dẫn đường lối xử lý các tranh chấp về thừa kế di sản của liệt sỹ.

- Thông tư 1973-UBTP ngày 23/3/1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Thông tư số 57/TANDTC ngày 16/8/1977 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ở các tỉnh phía Nam.

- Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chÊp vÒ thõa kÕ.

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiên xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm lúc này là cải tạo XHCN ở miền Nam, hoàn thiên quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, cho nên chưa thể xây đựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, do vậy Nhà nước tập trung vào xây dựng những văn bản pháp luật cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ trên.

Trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước ta chưa ban hành ngay được Bộ luật Dân sự, bởi vì khi bắt đầu đổi mới, chúng ta chưa dự liệu được hết quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ kinh tế, quan hệ tài sản, mặc dù Nhà nước đã có định hướng cho những quan hệ này phát triển. Tuy nhiên, các quan hệ kinh tế, quan hệ tài sản phát sinh và tồn tại theo qui luật của kinh tế thị trường, cho nên, trong thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới chúng ta đang đi tìm một con đường phát triển kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, chính trị, kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Trong khi Nhà nước chưa ban hành được Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của cá nhân, tổ chức, Nhà nước ban hành các Pháp lệnh điều chỉnh từng lĩnh vực của đời sống dân sự, như Pháp lệnh Sở hữu Công nghiệp năm 1989, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Pháp lệnh Hợp

đồng Dân sự năm 1991, Pháp lệnh Nhà ở năm 1991, Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác giả năm 1994. Trong các văn bản pháp luật trên không phân biệt tài sản là

động sản hay bất động sản.

Năm 1995 Nhà nước ta ban hành Bộ luật Dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2005. Về cơ bản, Phần thứ hai qui định về tài sản trong hai Bộ luật này không khác nhau về nội dung. Điều 172 BLDS 1995 qui định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiên và các quyền tài sản”. Vật có thực là các vật đang tồn tại như nhà ở đã được xây dựng, hoa mầu đã thu hoạch. Qui định này hạn chế các đối tương là tài sản sẽ hình thành và đang hình thành. Vật là giấy tờ trị giá bằng tiền, có thể được hiểu giấy tờ trị giá

bằng tiền là các loại gíây tờ mà xác định được giá trị của nó bằng một số tiền nhất định. Vậy việc xác định này phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Phân loại tài sản trong các giao lưu dân sự, Điều 181 BLDS 2005 qui

định:

1. Bất động sản là tài sản không di, dời bao gồm:

a) §Êt ®ai;

b) Nhà ở công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật qui định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Khoản 1 Điều 181BLDS 1995 căn cứ vào bản chất tự nhiên của tài sản là không di, dời được để qui định đất đai nhà ở và các tài sản khác gắn liền với

đất đai, nhà ở, công trình xây dựng là bất động sản.

Trước hết hiểu khái niệm gắn liền là một tài sản khác có gắn với bất

động sản mà không thể dời được vì nếu tách khỏi bất động sản thì nó không còn nguyên ven như ban đầu. Cho nên qui định nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất là nhà ở và công trình xây dựng có nền móng gắn liền với đất là bất động sản vì nó không thể dời khỏi nền móng đó. Tuy nhiên nhà ở, công trình xây dựng có thể di dời được như nhà nổi trên mặt nước, nhà xưởng khung lắp ghép tại các khu công nghiệp có thể di dời được, do vậy những loại nhà này là động sản.

Điểm b khoản 1 Điều 181 BLDS 1995 qui định bất động sản là các tài sản khác gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng. Theo khái niệm gắn liền như

trên thì có thể dùng phương pháp loại trừ những tài sản nào không gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng là động sản. Vì vậy, khi chuyển quyền sở hữu bất động sản, chủ sở hữu không có nghĩa vụ chuyển các động sản trên bất

động sản đó. Ví dụ như các trang thiết bị trong ngôi nhà, công trình xây dựng như điện, quạt, cánh cửa của ngôi nhà, nhà xưởng...Đây là qui định chưa rõ ràng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, cho nên sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về các tài sản gắn liền với bất động sản.

Điểm d khoản 1 Điều 181 BLDS 1995 qui định là các tài sản khác không di dời đươc do pháp luật qui định là bất động sản. Điểm đ không phù hợp với tiêu đề của Khoản 1 là: “Bất động sản là các tài sản không di, dời

được bao gồm .

Như vậy, Điểm d cần phải tách riêng thành một khoản 2, vì đây là một loại bất động sản do pháp luật qui định không phụ thuộc vào bản chất của tài sản.

Năm 2005 Bộ luật Dân sự 1995 được sửa đổi bổ sung, trong Phần tài sản và quyền sở hữu được sửa đổi. Điều 172BLDS 2005, Điều 163 BLDS 2005 qui định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tài sản là vật đã có hoặc đang hình thành như hoa màu chưa đến ngày thu hoạch, tài sản sẽ hình thành như các dự án xây dựng nhà chung cư đã được cấp phép xây dựng. Tài sản là giấy tờ có giá như ngân phiếu, trái phiếu... đây là những

loại giấy tờ có giá do Nhà nước qui định và có thể giao dịch được trong quan hệ dân sự.

Theo qui định tại Điều 163 BLDS 2005, tài sản chia thành ba nhóm vật chất trong thế giới tự nhiên hoặc do con người tạo ra, tiền giấy tờ có giá và quyền tài sản. Những loại tài sản này thuộc về một chủ thể nhất định và sẽ

được đưa vào giao lưu dân sự. Để xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ dân sự mà đối tượng là tài sản, Điều 174 BLDS 2005 quy định về bất động sản và động sản:

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) §Êt ®ai;

b) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản .

Theo Điều 174BLDS không phân chia bất động sản theo bản chất không di, dời được. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc tính của tài sản, mục đích sử dụng có thể phân chia bất động sản thành ba loại; Bất động sản bản chất tự nhiên (không dịch chuyển), do mục đích sử dụng của tài sản và do pháp luật qui định.

- Bất động sản là những tài sản do bản chất tự nhiên( không dịch chuyển) gồm: đất đai (điểm a, khoản 1), nhà ở công trình xây dựng gắn liền với đất đai (điểm b, khoản 1), tài sản gắn liền với đất đai (điểm c, khoản 1).

- Bất động sản là tài sản do mục đích sử dụng liên quan trực tiếp đến các bất dộng sản do bản chất tự nhiên như các tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng ( điểm b, Khoản 1). Từ qui định tại điểm b Khoản 1 ta thấy, qui định trong điểm b gồm hai loại bất động sản là do đặc tính tự nhiên và do mục đích sử dụng của tài sản. Như vậy, việc qui định như trên không dựa trên một tiêu chí cụ thể nào, cho nên chưa đảm bảo tính khoa học của qui

định.

- Bất động sản là tài sản do pháp luật qui định (điểm c, khoản 1). Trong Bộ luật dân sự chưa qui định loại tài sản nào do pháp luật qui định. Đây là qui

định mở cho lập pháp trong tương lai.

Khoản 2 Điều 174 BLDS qui định động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Theo qui định này có thể suy ra những tài sản không được qui

định tại khoản 1 Điều 174 BLDS là động sản. Việc loại trừ này có một bất cập lớn đối với tài sản là các quyền tài sản (Điều 163). Quyền tài sản có thể được phân chia thành các loại sau; quyền hưởng một lợi ích vật chất (quyền của tác giả, quyền thừa kế), quyền yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ (quyền yêu cầu trả nợ), quyền trên một động sản của người khác (quyền cầm cố) và quyền tài sản gắn liền với bất động sản (quyền địa dịch- quyền đối với bất

động sản liền kề). Như vậy, theo ngữ nghĩa thì động sản là tài sản di dời được từ chủ thể này sang chủ thể khác. Tuy nhiên quyền tài sản gắn liền với bất

động sản của chủ sở hữu khác không thể chuyển dịch được quyền đó nếu không chuyển quyền sở hữu bất động sản của chủ sở hữu có dịch quyền.

Như vậy, Điều 181 BLDS 1995 có sửa đổi như Điều 174 BLDS 2005.

Tuy nhiên xét về mặt khoa học và tính lôgíc của nội dung Điều 174 còn nhiều bất cập, điều luật này không dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc không đưa ra các tiêu chí để xác định tài sản là động sản hay bất động sản, cho nên trong qui định trên có những nội dung không rõ ràng khó xác định bất động sản hay

động sản. Vì vậy cần tiếp tục phải hoàn thiện các qui định này.

Trong Bộ luật Dân sự 2005, Chương XI qui định các loại tài sản. Điều 174 qui định về bất động sản và động sản. Điều 175 qui định về hoa lợi, lợi tức. Từ Điều 176 đến 180 qui định về các loại vật và phương thức chuyển giao vật. đây là các qui định khác với luât dân sự của Pháp và các Bộ luật Hồng

Đức và Gia Long. Tuy nhiên phân loại vật như vậy đã có trong luật La Mã thế kỷ thứ V sau công nguyên.

Phân loại tài sản thành vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia

được, vật tiêu hao, không tiêu hao...có ý nghĩa quan trong trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, xét về khoa học, Điều 163 phân loại tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Cho nên Từ Điều 175 đến Điều 180 phải hiểu là phân loại vật chứ không phải phan loại tài sản. Do dó, tên Chương XI không phù hợp với nội dung là phân loại tài sản.

Một phần của tài liệu Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)