CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.8 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước đây, cùng với phân tích đặc điểm và hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Một thực tế đặt ra, có phải tồn tại mối quan hệ giữa QTNNL, TNXH, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp?. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về thực tiễn QTNNL hay TNXH của doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt trong mối quan hệ với cam kết tổ chức hoặc kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiếm thấy có nghiên cứu nào phân tích sâu về mối quan hệ giữa bốn thành phần là thực tiễn QTNNL, TNXH, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động doanh trong cùng một mô hình nghiên cứu, đặc biệt là trong ngành chế biến thực phẩm. Do đó, luận án này tiến hành xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu để khám phá, kiểm định mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, các khía cạnh của TNXH cùng với cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại ĐBSCL. Hình 2.4 đề cập chi tiết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
H5 (+)
H7 (+) Trách nhiệm
nhân viên
H2 (+)
H4 (+)
H9 (+) H6 (+) H1(+)
H12 (+)
H13 (+)
H3 (+) H15 (+)
Trách nhiệm khách hàng
Trách nhiệm môi trường
Trách nhiệm pháp lý Thực tiễn
QTNNL
Kết quả hoạt động kinh
doanh H11(+)
H10 (+)
H8 (+)
H14 (+) Trách nhiệm xã hội
Hiệu suất hoạt động
Kết quả thị trường
Khuyến khích tham gia, đổi mới Đào tạo
Đánh giá công việc
Lương, thưởng
Tính định công việc Tuyển dụng
Cam kết tổ chức
Các giả thuyết nghiên cứu tổng hợp:
H1: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH khía cạnh nhân viên H2:Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH khía cạnh khách hàng H3: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH khía cạnh môi trường H4: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH khía cạnh pháp lý H5: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng tích cực đến cam kết tổ chức
H6: Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội khía cạnh nhân viên có ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết tổ chức
H7: Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội khía cạnh khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết tổ chức
H8: Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội khía cạnh môi trường có ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết tổ chức
H9: Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết tổ chức
H10: TNXH khía cạnh nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
H11:TNXH khía cạnh khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
H12:TNXH khía cạnh môi trường ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
H13: TNXH hướng đến pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
H14: Cam kết tổ chức có ảnh hưởng thuận chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
H15: Thực tiễn QTNNL ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh (giả thuyết cho mô hình cạnh tranh)
Tóm tắt chương 2
Chương 2 tập trung đề cập đến các lý thuyết và khái niệm về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng với các lý thuyết có liên quan như quản trị nguồn nhân lực xanh, lý thuyết nhận diện xã hội - SIT. Lược khảo và đánh giá các nghiên cứu có liên quan đến các khái niệm, trong đó tập trung chủ yếu vào kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây về mối quan hệ giữa các khái niệm thành phần - thực tiễn QTNNL, TNXH, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, kết hợp với sự đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc điểm địa bàn nghiên cứu nhằm khám phá khe hỏng về mặt lý thuyết cũng như mối quan hệ tác động giữa QTNNL và các khía cạnh TNXH, cùng với sự tác động của các khái niệm đến cam kết tổ chức và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tác đề xuất các giả thuyết nghiên cứu, hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết của mô hình cạnh tranh.